YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng


Chúng ta biết đến nhiệt năng trong rất nhiều lĩnh vực đời sống, từ đơn giản như một cốc nước nóng đến phức tạp như pháo hoa nổ rực rỡ trên bầu trời. Vậy em có biết nhiệt năng là gì và tại sao mọi vật đều luôn có năng lượng này không? 

Hãy cùng HOC247 đến với nội dung tóm tắt lý thuyết và bài tập minh hoạ Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức để khám phá thế giới rộng lớn của năng lượng nhiệt và nội năng nhé!

ATNETWORK
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số tính chất của phân tử, nguyên tử

- Nhiệt độ của vật càng cao, chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nền vật càng nhanh.

- Giữa các phân tử, nguyên tử có lực hút và lực đẩy, gọi là lực tương tác phân tử, nguyên tử.

 

1.2. Khái niệm năng lượng nhiệt

- Chuyển động nhiệt là chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử trong vật.

- Năng lượng mà vật có được nhờ chuyển động nhiệt được gọi là năng lượng nhiệt hoặc nhiệt năng.

- Mọi vật đều có nhiệt năng do được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử chuyển động hỗn loạn.

- Khi tăng nhiệt độ của vật thì nhiệt năng của vật tăng và ngược lại.

1.3. Khái niệm nội năng

- Động năng và thế năng của phân tử, nguyên tử:

- Động năng: Phân tử, nguyên tử có động năng do chuyển động hỗn loạn. Động năng càng lớn khi chúng chuyển động càng nhanh.

- Thế năng: Vật có thế năng do tương tác với các vật khác. Ví dụ, thế năng hấp dẫn được tích lũy nhờ lực hấp dẫn giữa vật và Trái Đất. Thế năng phân tử, nguyên tử được tích lũy nhờ lực tương tác giữa chúng và có độ lớn phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng.

- Nội năng: Tổng động năng và thế năng của các nguyên tử, phân tử trong vật.

- Sự tăng, giảm nội năng: Thả một quả cầu kim loại ở nhiệt độ trong phòng vào một cốc nước nóng, nhiệt độ của quả cầu tăng lên do nhận thêm nhiệt năng từ nước nóng, còn nhiệt độ của nước nóng giảm đi do truyền bớt nhiệt năng cho quả cầu.

Bài tập minh họa

Bài 1. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90°C vào một cốc ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 24°C) và của nước thay đổi như thế nào?

A. Nhiệt năng của thỏi kim loại nước giảm.

B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.

C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.

D. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.

 

Hướng dẫn giải

Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 900C vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 240C) thì nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.

 

Bài 2. Một viên đạn đại bác có khối lượng 10 kg khi rơi tới đích có vận tốc 54 km/h. Nếu toàn bộ động năng của nó biến thành nội năng thì nhiệt lượng tỏa ra lúc va chạm vào khoảng

A. 1125 J.      

B. 14580 J.

C. 2250 J.      

D. 7290 J.

 

Hướng dẫn giải

\(\begin{align} & \text{Q= }\!\!\Delta\!\!\text{ U=}\frac{\text{m}{{\text{v}}^{\text{2}}}}{\text{2}} \\ & \text{=}\frac{\text{10}\text{.1}{{\text{5}}^{\text{2}}}}{\text{2}}\text{=1125J}\text{.} \\ \end{align} \)

QUẢNG CÁO

Luyện tập Bài 26 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được khái niệm năng lượng nhiệt, khái niệm nội năng.

- Nêu được: Khi một vật được làm nóng, các phân tử của vật chuyển động nhanh hơn nên nội năng của vật tăng.

3.1. Trắc nghiệm Bài 26 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
    • B. Phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.
    • C. Phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
    • D. Phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.
    • A. Nội năng là một dạng năng lượng nên có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
    • B. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
    • C. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật.
    • D. Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm.
    • A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
    • B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.
    • C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.
    • D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 26 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 105 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi trang 106 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động 1 trang 106 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động 2 trang 106 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 107 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 107 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi trang 108 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 108 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Em có thể trang 108 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 26 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON