Cường độ dòng điện và hiệu điện thế là gì? Hãy cùng HOC247 đến với nội dung lý thuyết và bài tập minh hoạ Bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức để cùng tìm hiểu kiến thức mới nhé.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cường độ dòng điện
- Thí nghiệm đo cường độ dòng điện:
+ Chuẩn bị: Nguồn điện (pin) 3 V, biển trở, ampe kế, bóng đèn 1,5 V, công tắc và dây nối.
+ Tiến hành: Lắp mạch điện như sơ đồ Hình 24.1. Đóng công tắc và dịch chuyển con chạy trên biển trở đến ba vị trí khác nhau. Quan sát độ sáng của bóng đèn và đọc số chỉ trên ampe kế ở từng vị trí của con chạy. Rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa độ sáng của bóng đèn, số chỉ trên ampe kế và mức độ mạnh yếu của dòng điện.
- Đơn vị và dụng cụ đo cường độ dòng điện:
+ Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ I và đo bằng đơn vị ampe (A) hoặc miliampe (mA) với 1 A = 1000 mA.
+ Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện và được kí hiệu là "A".
1.2. Hiệu điện thế
- Hiệu điện thế (hay còn gọi là điện áp) giữa hai cực của pin hoặc acquy được đo bằng đơn vị vôn (V). Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U và còn có đơn vị đo là milivôn (mV) hoặc kilôvôn (kV):
1 mV = 0,001 V
1 kV = 1000 V
- Đo hiệu điện thế
- Vôn kế là dụng cụ được sử dụng để đo hiệu điện thế. Trong sơ đồ mạch điện, vôn kế được kí hiệu bằng chữ V.
- An toàn điện
Trong thí nghiệm, các nguồn điện được sử dụng cần có hiệu điện thế nhỏ hơn 40 V để đảm bảo an toàn. Khi tiếp xúc với các nguồn điện có hiệu điện thế trên 40 V, dòng điện có thể lên tới trên 70 mA, gây hại đến cơ thể.
Ví dụ, hiệu điện thế mạng điện trong gia đình thường là 220 V, do đó cần tránh tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện như ổ điện, dây điện không được bọc kín để đảm bảo an toàn tính mạng.
Bài tập minh họa
Bài 1. Em hãy cho biết đơn vị và dụng cụ đo cường độ dòng điện.
Hướng dẫn giải
Đơn vị và dụng cụ đo cường độ dòng điện:
- Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ I và đo bằng đơn vị ampe (A) hoặc miliampe (mA) với 1 A = 1000 mA.
- Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện và được kí hiệu là "A".
Bài 2. Yếu tố không cần thiết phải kiểm tra khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế là:
A. Kích thước của vôn kế
B. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của vôn kế.
C. Cách mắc vôn kế trong mạch.
D. Kim chỉ tại vạch số 0 của vôn kế.
Hướng dẫn giải
Yếu tố không cần thiết phải kiểm tra khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế là: Kích thước của vôn kế.
⇒ Chọn B
Luyện tập Bài 24 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Học xong bài học này, em có thể:
- Nêu được chỉ số ampe kế và đơn vị đo cường độ dòng điện và đơn vị đo hiệu điện thế.
- Đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế bằng dụng cụ thực hành với mạch điện có sẵn.
- Nêu được khả năng sinh ra dòng điện của pin (hay ắc quy) được đo bằng hiệu điện thế (còn gọi là điện áp) giữa hai cực của nó.
3.1. Trắc nghiệm Bài 24 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 24 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. V
- B. A
- C. U
- D. I
-
- A. Vôn (V)
- B. Ampe (A)
- C. Milivôn (mV)
- D. Kilovôn (kV)
-
- A. Kích thước của vôn kế.
- B. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của vôn kế.
- C. Cách mắc vôn kế trong mạch.
- D. Kim chỉ tại vạch số 0 của vôn kế.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 24 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 24 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 99 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động trang 99 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 trang 100 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động trang 100 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 trang 100 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Em có thể 1 trang 101 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Em có thể 2 trang 101 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức - KNTT
Em có thể 2 trang 101 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 24 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!