Chúng ta đã biết, lực tác dụng vào vật có thể làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động hoặc làm biến dạng vật. Không những thế, lực còn có thể làm quay vật. Khi nào thì lực tác dụng lên vật sẽ làm quay vật? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 18: Lực có thể làm quay vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tác dụng làm quay của lực
Hình 18.1. Kéo lực kế để thanh nhựa quay
- Thí nghiệm để tìm hiểu khi nào lực tác dụng làm quay vật bao gồm:
- Chuẩn bị: trục thép, thanh nhựa cứng có lỗ, lực kế và trụ thép.
- Thực hiện: kéo lực kế sang trái, sau đó sang phải khi thanh nhựa đang nằm yên; kéo lực kế thắng xuống dưới song song với thanh nhựa khi thanh nhựa đang nằm thẳng đứng. Quan sát chuyển động của thanh nhựa và đọc giá trị lực kế để rút ra kết luận khi nào lực tác dụng làm thanh nhựa quay quanh trục thép.
→ Lực tác dụng lên một vật có thể làm quay vật quanh một trục hoặc một điểm cố định.
1.2. Mô men lực
- Là đại lượng thể hiện sự liên hệ về độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực để đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực
Hình 18.2. Mô tả lực tác dụng lên bập bênh
- Lực tác dụng lên vật có thể làm quay vật quanh một trục hay một điểm cố định. - Tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một trục hay một điểm cố định được đặc trưng bằng mômen lực. Mômen lực có liên hệ với độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. |
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm vật rắn quay quanh trục?
A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
B. lực có giá song song với trục quay.
C. lực có giá cắt trục quay.
D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
Hướng dẫn giải
Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay -> cánh đòn sẽ có giá trị khác không dẫn đến momen lực có tác dụng làm vật rắn quay quanh trục.
Đáp án D
Ví dụ 2: Trong trò chơi bập bênh, muốn nâng một người có trọng lượng lớn hơn thì cần phải:
A. Ngồi lại gần trục quay hơn so với người kia
B. Ngồi xa trục quay hơn so với người kia
C. Ngồi ở vị trí có khoảng cách với trục quay bằng người kia
D. Ngồi ở vị trí cũ
Hướng dẫn giải
Trong trò chơi bập bênh, muốn nâng một người có trọng lượng lớn hơn thì cần phải ngồi xa trục quay hơn so với người kia vì quy tắc tổng hợp hai lực song song, cùng chiều và tác dụng làm quay của lực.
Đáp án B
Luyện tập Bài 18 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Học xong bài này các em cần biết:
- Thực hiện thí nghiệm để mô tả được tác dụng làm quay của lực.
- Nêu được: tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng mômen lực.
3.1. Trắc nghiệm Bài 18 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Cánh diều Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 18 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Cánh diều Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 91 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Thực hành trang 91 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 1 trang 91 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 2 trang 92 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Luyện tập trang 92 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 3 trang 92 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Vận dụng 1 trang 93 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Vận dụng 2 trang 93 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Hỏi đáp Bài 18 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!