Khoa học tự nhiên là môn khoa học thực nghiệm, kết quả thực hành thí nghiệm có chính xác hay không đều phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng đúng và an toàn các thiết bị, dụng cụ, hoá chất thí nghiệm. Những loại dụng cụ, thiết bị, hoá chất nào được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8? Làm thế nào để sử dụng chúng một cách an toàn, hiệu quả? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 1: Sử dụng hóa chất và các thiết bị điện an toàn trong chương trình Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng theo khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Một số dụng cụ, hóa chất
a. Giới thiệu một số dụng cụ thực hành, thí nghiệm
Các dụng cụ thường dùng trong phòng thực hành được chia làm nhiều loại theo công dụng của chúng:
- Dụng cụ đo thể tích: ống đong, cốc chia vạch, ...
Hình 1.1. Một số dụng cụ đo thể tích
Khi đo thể tích, nên chọn dụng cụ có giới hạn đo gần nhất với thể tích chất lỏng hay dung dịch cần đo để có độ chính xác cao nhất.
- Dụng cụ chứa hoá chất: ống nghiệm, lọ thuỷ tinh, bình tam giác, ...
Hình 1.2. Một số dụng cụ chứa hóa chất
Các thí nghiệm lượng nhỏ thường thực hiện trong ống nghiệm. Hoá chất lỏng cho vào không nên quá ½ ống nghiệm, cần sử dụng lượng hoá chất nhiều hơn nên bình tam giác.
- Dụng cụ đun nóng: đèn cồn, bát sứ, ...
Hình 1.3. Dụng cụ đun nóng
- Dụng cụ lấy hoá chất: thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt, ...
- Một số dụng cụ thí nghiệm khác: giá thí nghiệm bằng sắt, kẹp ống nghiệm, giá để ống nghiệm, ...
Hình 1.4. Một số dụng cụ hỗ trợ thí nghiệm khác
b. Giới thiệu một số hóa chất thường dùng
Các hoá chất trong phòng thực hành có thể được phân loại thành các nhóm:
- Dựa vào thể của chất, các loại hoá chất được chia làm ba loại: rắn, lỏng và khí.
Hình 1.5. Một số hóa chất thí nghiệm
- Dựa vào tính chất của hoá chất: hoá chất nguy hiểm (acid, base, ...), hoá chất dễ cháy, nổ (cồn, benzene, ...).
+ Hoá chất nguy hiểm là hoá chất có những đặc tính nguy hiểm như: oxi hoá mạnh, ăn mòn mạnh, gây độc với con người, ảnh hưởng đến môi trường, ...
+ Hoá chất dễ cháy, nổ là những hoá chất có thể gây cháy, nổ hoặc cùng các chất khác tạo thành hỗn hợp cháy, nổ trong điều kiện nhất định về thành phần, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất.
Hình 1.6. a) Một số hóa chất nguy hiểm; b) Một số hóa chất dễ cháy nổ
1.2. Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn
Một số quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thực hành:
1. Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hoá chất bắn vào người và quần áo. Không rót cồn quá đầy cho đèn cồn, không mồi lửa cho đèn cồn này bằng đèn cồn khác, đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa.
2. Hoá chất trong phòng thực hành phải đựng trong lọ có nút đậy kín, phía ngoài có dán nhãn ghi tên hoá chất. Nếu hoá chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng.
3. Không dùng tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.
4. Không cho hoá chất này vào hoá chất khác (ngoài chỉ dẫn).
5. Hoá chất dùng xong nếu thừa, không được cho trở lại bình chứa.
6. Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất.
7. Sử dụng kính bảo hộ và găng tay để đảm bảo an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
1.3. Dụng cụ thực hành liên quan đến vật sống
- Máy đo huyết áp thường được sử dụng trong phòng thực hành sinh học, tại các bệnh viện, trung tâm y tế. Cấu tạo chính gồm tai nghe mạch đập, mặt đồng hồ, vòng bao tay (vòng bít) và quả bóp cao su.
Hình 1.7. Máy đo huyết áp cơ (a) và máy đo huyết áp điện tử (b)
- Máy ảnh hay máy chụp hình là dụng cụ để thu ảnh thành một ảnh tĩnh hay thành một loạt các chuyển động (gọi là phim hay video). Máy ảnh có thể lưu giữ hình ảnh thí nghiệm trong phòng thực hành hoặc hình ảnh sinh vật quan sát ngoài thiên nhiên.
Hình 1.8. Máy ảnh
- Ống nhòm còn được gọi là ống ngắm, có cấu tạo gồm hệ thống kính quang học cho phép người quan sát đặt mắt để quan sát các vật ở xa, có tầm nhìn rộng hơn.
- Băng y tế là một vật dụng rất quan trọng trong lĩnh vực y tế. Sản phẩm được sử dụng để bao bọc và bảo vệ các vết thương của cơ thể trong quá trình phẫu thuật hoặc bị thương. Ngoài ra, băng y tế còn giúp cố định kim tiêm trong quá trình truyền dịch, truyền nước.
Hình 1.9. Băng y tế
- Gạc y tế là một sản phẩm được sử dụng trong việc băng bó, cầm máu vết thương, che bụi. Sản phẩm này đều có trong tủ thuốc gia đình, phòng ngừa với những trường hợp khẩn cấp khi cần phải dùng đến.
- Nẹp gỗ là một dụng cụ quan trọng dùng cố định xương bị gãy theo phương pháp y học cổ truyền. Nẹp có thể làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau và thông dụng nhất là làm bằng tre hoặc cây họ tre.
Hình 1.10. Nẹp gỗ dùng để cố định xương gãy
1.4. Một số thiết bị điện
a. Thiết bị lắp mạch điện
Thiết bị lắp mạch điện bao gồm các thiết bị tải điện (bóng đèn, chuông điện, diode, biến trở, …), bộ phận truyền dẫn (dây điện), bộ phận đóng ngắt dòng điện (công tắc).
Hình 1.11. Một số thiết bị lắp mạch điện
b. Thiết bị đo dòng điện
- Vôn kế (Voltmeter) dùng để đo hiệu điện thế, trên mặt vôn kế có chữ V.
- Ampe kế (Ammeter) dùng để đo cường độ dòng điện, trên mặt ampe kế có chữ A.
- Đồng hồ đo điện đa năng là thiết bị điện tử có khả năng đo điện đa chức năng như: cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện dung, tần số, điện trở, …
- Joulemeter là thiết bị điện tử cho phép đo lượng điện năng tiêu thụ của dụng cụ/ thiết bị điện.
Hình 1.12. Các thiết bị đo dòng điện
c. Nguồn điện
Nguồn điện cung cấp năng lượng điện để các thiết bị điện hoạt động. Trên mỗi nguồn điện đều có hai cực là cực âm (kí hiệu bằng dấu -) và cực dương (kí hiệu bằng dấu +).
Hình 1.13. Một số nguồn điện trong phòng thực hành
d. Thiết bị bảo vệ điện
Để vận hành các thiết bị điện một cách an toàn phải cần đến các thiết bị bảo vệ điện.
- Cầu chì là thiết bị dùng để bảo vệ an toàn đồ dùng điện, có cấu tạo là một dây chì (dây chảy) mắc nối với hai đầu của dây dẫn bên trong mạch điện.
- Relay (rơ le) là thiết bị đóng ngắt mạch điện dựa trên tác dụng từ của dòng điện. Bộ phận chính của relay là một nam châm điện và một công tắc.
- Aptomat (cầu dao tự động) có chức năng tương tự như cầu chì, có khả năng tự động ngắt mạch điện khi mạch sự cố bị quá tải.
Hình 1.19. Một số thiết bị bảo vệ điện
1.5. Biện pháp sử dụng điện an toàn
Một số lưu ý để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện cho học sinh:
+ Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có điện thế dưới 40 V.
+ Phải sử dụng dây dẫn có vỏ cách điện.
+ Cẩn thận khi sử dụng mạng điện dân dụng (220 V) và các thiết bị liên quan đến điện.
+ Khi có người bị điện giật thì không chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người đến cấp cứu.
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Hãy liệt kê các quy tắc sử dụng hóa chất an toàn trong phòng thực hành?
Hướng dẫn giải
Một số quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thực hành:
1. Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hoá chất bắn vào người và quần áo. Không rót cồn quá đầy cho đèn cồn, không mồi lửa cho đèn cồn này bằng đèn cồn khác, đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa.
2. Hoá chất trong phòng thực hành phải đựng trong lọ có nút đậy kín, phía ngoài có dán nhãn ghi tên hoá chất. Nếu hoá chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng.
3. Không dùng tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.
4. Không cho hoá chất này vào hoá chất khác (ngoài chỉ dẫn).
5. Hoá chất dùng xong nếu thừa, không được cho trở lại bình chứa.
6. Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất.
7. Sử dụng kính bảo hộ và găng tay để đảm bảo an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
Bài tập 2: Hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện
Hướng dẫn giải
Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện:
- Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân
- Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện
- Tránh sử dụng các thiết bị điện khi đang sạc
- Không dùng tay ướt hoặc nhiều mồ hôi khi sử dụng dây điện
- Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm
- Lắp đặt vị trí cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện đúng quy định
...
Luyện tập Bài 1 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần biết:
– Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.
– Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu những hoá chất trong môn Khoa học tự nhiên 8).
– Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8 và trình bày được cách sử dụng điện an toàn.
3.1. Trắc nghiệm Bài 1 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Thìa thủy tinh
- B. Đũa thủy tinh
- C. Kẹp gắp
- D. Dụng cụ bất kì có thể khuấy được
-
- A. Cốc
- B. Bình tam giác
- C. Ống nghiệm
- D. Bát sứ
-
- A. ở vị trí gần miệng ống nghiệm
- B. ở vị trí 1/2 ống nghiệm
- C. ở vị trí 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống nghiệm xuống
- D. ở vị trí 2/3 ống nghiệm tính từ miệng ống nghiệm xuống
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 1 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Khởi động trang 6 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 1 trang 6 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 2 trang 6 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 3 trang 6 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 4 trang 7 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 5 trang 7 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 6 trang 7 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 7 trang 8 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 8 trang 8 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng trang 8 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 9 trang 9 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 10 trang 9 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 11 trang 12 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập trang 10 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng trang 10 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 12 trang 11 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 13 trang 11 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 14 trang 11 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 15 trang 12 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 16 trang 12 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 17 trang 13 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 18 trang 13 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 19 trang 13 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 20 trang 14 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng trang 14 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 21 trang 15 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng trang 15 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST
Hỏi đáp Bài 1 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!