YOMEDIA
NONE

Tìm khối lượng chì, kẽm có trong hợp kim ?

Một thỏi kim chi cảm có khối lượng 500g ở 120 độ c được thả vào một nhiệt lượng kế có nhiệt dung 300 j/k chứa 1kg nước ở 20 độ c. nhiệt độ cân bằng là 22 độ C .Tìm khối lượng chì, kẽm có trong hợp kim. biết nhiệt dung riêng của chì, kẽm, nước lần lượt là 130j/k,400j/k, 4200j/k.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (11)

  • khối lượng của nhiệt lượng kế là bao nhiêu bn, mình sẽ cho là 3kg nhé, nếu có thì thay số vào

    \(m_{hk}-500\left(g\right)=0,5\left(kg\right)\\ m_1=3\left(kg\right)\\ m_2=1\left(kg\right)\\ t_1=120^0C\\ t_2=20^0C\\ t=22^0C\\ c_1=300\left(\dfrac{J}{kg.K}\right)\\ c_2=4200\left(\dfrac{J}{kg.K}\right)\\ c_3=130\left(\dfrac{J}{kg.K}\right)\\ c_4=400\left(\dfrac{J}{kg.K}\right)\\ m_3=?\\ m_4=?\)

    Giải (mình giải hệ phương trình kém lắm nên dùng phương trình thôi nhé)

    vì khối lượng của hợp kim là 0,5kg và khối lượng chì trong hợp kim là m3(kg) nên khối lượng kẽm có trong hợp kim là

    \(m_4=0,5-m_3\left(kg\right)\)

    nhiệt lượng do hợp kim tỏa ra là

    \(Q_{tỏa}=Q_3+Q_4=m_3\cdot c_3\cdot\Delta t_2+m_4\cdot c_4\cdot\Delta t_2\\ =m_3\cdot c_3\cdot\left(t_1-t\right)+\left(0,5-m_3\right)\cdot c_4\cdot\left(t_1-t\right)\\ =m_3\cdot130\cdot\left(120-22\right)+\left(0,5-m_3\right)\cdot400\cdot\left(120-22\right)=12740m_3+39200\left(0,5-m_3\right)\\ =12740m_3+19600-39200m_3=-26460m_3+19600\)

    nhiệt lượng do nước và nhiệt lượng kế thu vào là:

    \(Q_{thu}=Q_1+Q_2=m_1\cdot c_1\cdot\Delta t_1+m_2\cdot c_2\cdot\Delta t_1\\ =3\cdot300\cdot\left(22-20\right)+1\cdot4200\cdot\left(22-20\right)\\ =10200\left(\dfrac{J}{kg.k}\right)\)

    theo phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\\ \Leftrightarrow-26460m_3+19600=10200\\ \Leftrightarrow-26460m_3=10200-19600\\ \Leftrightarrow-26460m_3=-9400\\ \Leftrightarrow m_3=\dfrac{-9400}{-26460}\approx0,36\left(kg\right)\)

    Vậy khối lượng chì là 0,35(kg) nên khối lượng kẽm là 0,5-0,35=0,15(kg)

      bởi Gia Hân Lê 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • 1 Vì sao chứa xăng dầu, cách máy bay thường được sơn màu trắng sáng mà không sơn màu khác ?

    2 Để khí cầu bay được trên không gian người ta phải đốt lửa lớp ko khí bên dưới. Giải thích hiện tượng đó?

    3 Thả một quả cầu bằng đồng đc đun đén nhiệt đọ 120độC vào khoảng 0,5kg nước ở 30độC. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước là 40độC. Cho rằng quả cầu và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K và nước là 4200J/kg.K.

    a) Hỏi nhiệt độ của quả cầu và nước khi cân bằng là bao nhiêu?

    b) Tính nhiệt lượng của nước thu vào?

    c) Tíng khối lượng của quả cầu?

      bởi Bảo Lộc 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1.Nếu trong quá trình bay bình xăng máy bay hấp thụ quá nhiều nhiệt lượng từ mặt trời thì sẽ làm tăng nhiệt độ và gây nguy cơ cháy nổ.

    Màu trắng được sử dụng là do khả năng hấp thụ nhiệt của nó là rất thấp. trong khi những gam màu tối lại hấp thụ nhiệt rất tốt.
    Bồn chứa xăng dầu hay cánh máy bay sơn màu nhũ trắng sáng để hấp thụ ít nhiệt từ ánh sáng mặt trời. Làm giảm khả năng cháy nổ bình xăng.

      bởi Đặng Lan 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi đốt cháy một lít xăng A95 tỏa ra 400kJ nhiệt lượng . Tính lượng xăng cần dùng để nâng 3kg nước từ 20 độ C lên 50 độ C . Biết hiệu suốt sử dụng của quá trình là 60% và nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.độ

      bởi Hong Van 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt độ cần cung cấp cho 3kg nước ở 20oC nóng lên đến 50oC:

    Q' = m.c.(50-20) = 3.4200.30 = 378000 (J) = 378 (kJ)

    Đây cũng là nhiệt lượng xăng cần cung cấp cho nước, nhưng hiệu suất khi dùng xăng chỉ có 60% nên nhiệt lượng thực tế mà xăng tỏa ra là:

    \(Q=\dfrac{Q'}{H}=\dfrac{378}{0,6}=630\left(kJ\right)\)

    Đốt cháy một lít xăng thì tỏa một nhiệt lượng ra 400kJ nên lượng xăng cần dùng để tỏa ra nhiệt lượng trên là:

    \(V=\dfrac{Q}{400}=1,575\left(l\right)\)

      bởi nguyễn thùy duyen 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi ta dùng nhiệt kế y đo nhiệt độ cơ thể hãy giải thích quá trình truyền nhiệt từ cơ thể sang nhiệt kế

      bởi Ban Mai 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tùy vào cơ thể người có nhiệt độ lạnh, bình thường, ấm hay nóng. Ví dụ khi ta sốt, thân nhiệt cao, khi dùng nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt của cơ thể ta truyền qua nhiệt kế y tế, thủy ngân trong nó gặp nhiệt độ cao, nóng lên, nở ra, thể tích tăng lên đến một vạch nào đó tùy vào thân nhiệt cơ thể, nhờ vào đó người ta có thể biết được người này sốt hay không

      bởi Trần Mạnh 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao để tránh cốc nước bị vở khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh , người ta đặt một cái thìa kim loại vào cốc trước khi rót từ từ nước vào

      bởi Bo bo 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vì kim loại dẫn nhiệt tốt hơn nhiều lần so với thủy tinh nên khi rót nước sôi từ từ vào cốc có thìa kim lọai trong đó, thìa sẽ lấy đi rất nhiều nhiệt lượng của nước làm cho cốc thủy tinh chỉ nóng lên từ từ, điều này giúp cho cốc thủy tinh không bị co dãn đột ngột vì nhiệt và sẽ không bị vỡ

      bởi Nhật Nguyễn 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • thả 300g chì ở 100 độ C vào 200g nước ở 58,5 độ C làm nước nóng lên tới 60 độ C

    a/hỏi nhiệt độ chì ngay khi có cân bằng nhiệt

    b/tính nhiệt lượng nước thu vào

    tính nhiệt dung riêng của chì

      bởi con cai 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(m_1=300\left(g\right)=0,3\left(kg\right)\\ m_2=200\left(g\right)=0,2\left(kg\right)\\ t_1=100^0C\\ t_2=58,5^0C\\ t_{nước}=60^0C\\ c_2=4200\left(\dfrac{J}{kg.K}\right)\\ t_{chì}=?\\ Q_2=?\\ c_1=?\)

    a) Vì chì và nước truyền nhiệt cho nhau nên nhiệt độ cuối cùng của chì =nhiệt độ cuối cùng của nước

    \(\Rightarrow t_{chì}=t_{nước}=60^0C\)

    b)nhiệt lượng do nước thu vào là:

    \(Q_2=m_2\cdot c_2\cdot\Delta t_2=m_2\cdot c_2\cdot\left(t_{nước}-t_2\right)\\ =0,2\cdot4200\cdot\left(60-58,5\right)=1260\left(J\right)\)

    c) theo phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_1=Q_2\Leftrightarrow m_1\cdot c_1\cdot\Delta t_1=Q_2\\\Rightarrow c_1=\dfrac{Q_2}{m_1\Delta t_1}=\dfrac{Q_2}{m_1\left(t_1-t_{chì}\right)}=\dfrac{1260}{0,3\left(100-60\right)}=105\left(\dfrac{J}{Kg.K}\right)\)

    Vậy nhiệt dung riêng của chì là 105(J/Kg.K)

      bởi Trần Phương Anh 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON