YOMEDIA
NONE

Vì sao bệnh loãng xương thường gặp ở người già và phụ nữ tiền mãn kinh

1. Chứng minh rằng " Trong thành phần hóa học của xương có cả chất hữu cơ và chất vô cơ làm xương bền chắc và mềm dẻo "

2. Thế nào là bệnh loãn xương? Vì sao bệnh loãn xương thường gặp ở người già và phụ nữ tiền mãn kinh ? Phương pháp phòng tránh bệnh loãn xương?

3. Thế nào là bệnh còi xương ở trẻ em ? Nguyên nhân và cách phòng tránh ?

4. Phân tích đặc điểm cấu tạo của bắp cơ phù hợp với chức năng vận động ?

5. Tế bào cơ có đặc điểm như thế nào để phù hợp với chức năng co cơ ?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • 2.

    -Loãng xương được cho là một loại bệnh thuốc về Cơ-Xương Khớp, bệnh loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng chất nền xương (bone matrix), giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích xương, là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng calci gắn với các khung này.

    -Cách phòng tránh bệnh loãng xương:

    Về lối sống, nên bỏ rượu, bỏ thuốc hút, tránh những loại thuốc có thể đưa đến tình trạng loãng xương.

    Về ăn uống, nên sử dụng các thức ăn có nhiều canxi như sữa và các thực phẩm từ sữa, cá có cả xương, cua đồng, ốc, tép, tôm, mè, đậu nành, đậu hũ, bồ ngót.

    Phải bảo đảm đủ nhu cầu về canxi trong suốt quá trình phát triển từ nhỏ cho đến khi trưởng thành. Để đạt một khối lượng xương khá cao khi còn trẻ thì quá trình làm giảm khối lượng xương tự nhiên sinh lý lúc về già không quá nhiều, hạn chế tình trạng loãng xương.

    Sự thiếu hụt về canxi trong khẩu phần là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tầm vóc của thanh thiếu niên và đưa đến tình trạng loãng xương ở người lớn.

    Để phòng ngừa, người ta còn phải tập vận động, ngay cả khi loãng xương đã hình thành. Tập vận động sẽ làm cho quá trình loãng xương ngưng lại và xương có thể chắc hơn.

    Sự vận động giúp cơ thể có thêm một lượng canxi đến xương cũng như bổ sung chất đạm đầy đủ giúp cho xương được xây dựng lại chắc hơn.

    Vận động điều độ làm cho xương chắc, ngược lại, vận động quá mức sẽ làm cho xương loãng. Cần tránh những tư thế quá sức làm cho cơ thể dễ bị mất sức chịu đựng. Cần tập cho cơ bắp thịt chắc thì xương mới chắc.

    Tốt nhất nên đi bộ và chạy lúp xúp. Khi đi bộ, cơ thể vận động đều và nhẹ, nhất là khi chạy lúp xúp các cơ quan trong cơ thể đều được vận động nhẹ nhàng và đều đặn, giúp lượng máu lưu thông đều hơn trong cơ thể.

    - Vì sao........mãn kinh? (Câu hỏi dài lười chép)

    Người cao tuổi bị loãng xương là do hấp thụ canxi kém và biến dưỡng trong xương cũng bị kém đi. Trong cơ thể, cấu trúc của xương được đổi mới liên tục, chất xương cũ thải hồi và chất xương mới được tạo ra. Nếu sự thải hồi nhiều mà bù đắp không đủ thì xương bị loãng.

    Phụ nữ sau mãn kinh thiếu hụt nội tiết tố estrogen, nên chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm. Loãng xương sau mãn kinh gọi là loãng xương týp I, loãng xương týp II là loãng xương tuổi già. Loãng xương týp I xuất hiện trong khoảng thời gian 15-20 năm sau mãn kinh và thường gây ra gãy xương ở cột sống, đầu dưới xương quay, đầu dưới xương chày. Các yếu tố liên quan chặt chẽ đến mãn kinh là nguyên nhân gây loãng xương týp I gồm: sự thiếu hụt estrogen, sự giảm tiết hormon cận giáp trạng, tăng bài tiết canxi qua đường niệu, suy giảm hoạt động của men 25-OH, vitamin D1 anpha hydroxylase làm giảm sự hấp thu canxi ở ruột.

      bởi Ngọc Chinh 19/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON