YOMEDIA
NONE

Nêu các biện pháp chăm sóc và bảo vệ vật nuôi trong gia đình

nêu các biện pháp chăm sóc và bảo vệ vật nuôi trong gia đình

 

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Cho rằng buôn bán và sử dụng động vật hoang dã bền vững có thể trở thành công cụ thúc đẩy bảo tồn, báo cáo dưới đây của Viện nghiên cứu Quốc tế về Môi trường và Phát triển (The International Institute for Environment and Development – IIED) đã khuyến khích các sáng kiến bảo tồn toàn diện hơn trong đó có tính đến giải pháp buôn bán và sử dụng động vật hoang dã bền vững. Để Quý độc giả có thêm một góc nhìn về vấn đề này, xin trân trọng trích giới thiệu báo cáo dưới đây của IIED.

    Buôn bán động vật hoang dã trái phép hiện đang thu hút sự quan tâm đáng kể của cộng động quốc tế. Đã có rất nhiều sáng kiến đưa ra để kiểm soát tình trạng này, tuy nhiên những sáng kiến có xu hướng nghiêng về giải pháp thực thi pháp luật và giảm nhu cầu sử dụng, trong khi ít chú trọng áp dụng các ưu đãi hiệu quả cho quản lý dựa vào cộng đồng hoặc quản lý của khu vực tư nhân. Đặc biệt, vai trò của việc “sử dụng bền vững” động vật hoang dã như một công cụ vừa nhằm bảo tồn, vừa phát triển địa phương thường bị xem nhẹ.

    động vật hoang dã là một trong những tài sản quý giá đối với nhiều cộng đồng nông thôn và tình trạng buôn lậu động vật hoang dã đã tác động nghiêm trọng đến nguồn thu nhập của cộng đồng. Tuy nhiên, giải quyết vấn nạn buôn lậu bằng cách thắt chặt quản lý sử dụng bền vững có thể thu hẹp hơn nữa các lựa chọn của cộng đồng. Đối phó với loại tội phạm này một cách hiệu quả là phát triển các hướng tiếp cận có thể bảo vệ động vật hoang dã “ vì người nghèo”, chứ không phải bảo vệ “khỏi người nghèo”.

    Buôn bán động vật hoang dã hợp pháp và bất hợp pháp

    Buôn bán động thực vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Tổng giá trị của hoạt động kinh doanh này khó mà ước tính bởi vì các số liệu đáng tin cậy chỉ có ở từng ngành, từng loại hàng hóa và từng quốc gia.

    Theo ước tính của Mạng lưới Giám sát Buôn bán động vật hoang dã (TRAFFIC), năm 2009 ngành buôn bán hợp pháp có trị giá 324 tỷ USD. Tuy nhiên, buôn bán bất hợp pháp cũng có giá trị lớn, khoảng 6 đến 20 tỷ USD mỗi năm. Điều này khiến cho hoạt động buôn lậu động vật hoang dã đứng thứ tư xét về độ hấp dẫn tội phạm xuyên quốc gia, chỉ sau buôn ma túy, vũ khí và buôn người.

    Hội nghị quốc tế tại Clarence House tháng 5/2013 cho rằng “nghèo” là nguyên nhân chính dẫn đến buôn bán động vật hoang dã. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy, nạn săn bắt, buôn bán ngà voi và sừng tê giác suy cho cùng là do sự cám dỗ của lợi nhuận chứ không phải do cái nghèo đưa đẩy. Dân nghèo lâm vào cảnh buôn bán bất hợp pháp thường làm thuê cho các ông chủ có thế lực.

    Ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã: Giải pháp kiềng ba chân

    Các sáng kiến mới nổi nhằm ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã thường có cách tiếp cận đa chiều, có thể khái quát theo 3 hướng khác nhau nhưng tương trợ lẫn nhau như “kiềng 3 chân”, bao gồm: Tăng cường thực thi pháp luật và củng cố hệ thống pháp luật hình sự; Giảm cầu và tiêu dùng; Hỗ trợ sinh kế và phát triển kinh tế bền vững ở địa phương.

    Tuy nhiên, trên thực tế thì giải pháp “kiềng 3 chân” vẫn chưa giành được sự chú ý xứng đáng. Chẳng hạn, Nghị quyết tháng 1/2014 của Nghị viện châu Âu về tội phạm buôn lậu động vật hoang dã đã triển khai hơn 20 hành động hỗ trợ thực thi luật nhưng chỉ có một hành động hỗ trợ cho sinh kế địa phương. Điều này gây ra tình trạng mất cân bằng.

    Bên cạnh đó, cũng có những khu vực quan tâm đến vấn đề sinh kế nhưng lại ít chú trọng áp dụng các ưu đãi và các biện pháp sử dụng, kinh doanh bền vững động vật hoang dã như một công cụ bảo tồn. Ngoài ra, các chiến lược thực thi luật đã đề xuất có xu hướng không tính đến tác động của các biện pháp trừng phạt trong thực thi luật đối với người dân địa phương và cũng chưa tận dụng được kinh nghiệm của người dân địa phương trong bảo tồn.

    Tiềm năng khai thác và sử dụng bền vững động vật hoang dã

    Các thảo luận chính sách quốc tế về nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp đang tập trung vào một số loài biểu tượng và nhóm tội phạm có tổ chức. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng nhiều hoạt động kinh doanh động vật hoang dã quốc tế là hợp pháp và bền vững, có đóng góp đáng kể cho bảo tồn và phát triển. Sự quan tâm quốc tế đối với vấn đề kinh doanh động vật hoang dã vì vậy không nên đánh đồng tất cả khi cho rằng sử dụng động vật hoang dã là xấu. Nhiều trường hợp người dân địa phương đã chứng tỏ khả năng sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này (gồm các loài đang bị đe dọa), mang đến thành công cho bảo tồn.

    Chẳng hạn, ở vùng Andes từ lợi nhuận trong kinh doanh lông lạc đà thảo nguyên nhỏ (Vicugna vicugna) nhiều người dân địa phương và các cộng đồng bản địa chuyển đất chăn thả gia súc sang nuôi lạc đà thảo nguyên nhỏ vốn đang bị đe dọa để lấy sợi. Từ đó, lạc đà thảo nguyên đã tăng từ 10.000 năm 1965 lên 421.500 con năm 2010.

     Namibia, các ưu đãi tương tự đã giúp số lượng quần thể các loài tê giác, voi, sư tử và nhiều loài động vật hoang dã khác tăng lên đáng kể. Và buôn bán da cá sấu hợp pháp cũng là giải pháp quan trọng giúp giảm tình trạng khai thác cá sấu bất hợp pháp và thiếu bền vững.

    Tuy nhiên, bất kể những kinh nghiệm và bài học từ các câu chuyện thành công này – bao gồm cả những thách thức đáng lưu ý – các sáng kiến quốc tế hiện nay nhằm giải quyết nạn buôn bán bất hợp pháp vẫn chưa rõ ràng về sử dụng và buôn bán động vật hoang dã hợp pháp và bền vững.

    Điều này không có nghĩa là các sáng kiến nhất thiết phải thúc đẩy hoặc hỗ trợ buôn bán hợp pháp các sản phẩm gây tranh cãi như sừng tê giác, ngà voi và xương hổ, nhưng chí ít cũng nên thừa nhận cơ hội rộng mở hơn mà giải pháp sử dụng bền vững mang lại đối với động vật hoang dã.

    Phát triển các giải pháp toàn diện hơn

    Chiến lược bảo tồn tập trung vào các loài biểu tượng giúp đưa vấn đề “nóng” này đến với công chúng và việc giải quyết vấn đề bằng cách tiếp cận đa chiều là điều hợp lý. Tuy nhiên, cần kết hợp với các chiến lược sẵn có sau đây để có được các giải pháp toàn diện hơn.

    Công nhận giải pháp sử dụng bền vững

    “Ưu đãi” là công cụ không thể thiếu đối trong bất kỳ nỗ lực bảo tồn hay phát triển nào, với cả vùng không có nạn buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã. Trong điều kiện thích hợp, buôn bán và sử dụng bền vững cũng có thể tạo ra “ưu đãi” giúp thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát triển.

    Chiến lược giải quyết nạn buôn bán bất hợp pháp cần thừa nhận vai trò của sử dụng và buôn bán bền vững động vật hoang dã và cần hỗ trợ điều này tốt hơn. Tạo “ưu đãi” thông qua quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng và các doanh nghiệp kinh doanh động vật hoang dã có sự kiểm soát của địa phương là một phần biện pháp can thiệp trong tương lai. Chí ít thì các chiến lược trên không nên gây tổn hại đến việc buôn bán và sử dụng bền vững loài động vật hoang dã hay vô tình gây tác động tiêu cực đến người nghèo.

    Khuyến khích các đối thoại, tranh luận dựa vào bằng chứng

    Có rất nhiều tranh luận về buôn lậu động vật hoang dã và việc sử dụng bền vững động vật hoang dã như một công cụ bảo tồn, đặc biệt là bởi vì nó tập trung vào các loài nguy cấp và loài biểu tượng. Một số nhà bảo tồn phản đối bất cứ hình thức sử dụng nào đối với động vật hoang dã. Số khác lại tin vào triết lý bảo tồn “sử dụng còn hơn là lãng phí”.

    Tương tự, một số người cho rằng cho phép buôn bán động vật hoang dã nguy cấp trở thành hoạt động hợp pháp sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ thêm, trong khi đó lại có ý kiến ủng hộ cách tiếp cận trên và coi đó là công cụ bù đắp , chống lại buôn bán bất hợp pháp.

    Các cuộc đối thoại và các nghiên cứu, phân tích cần phải làm rõ điều này thay vì đưa ra các nhận định duy ý chí và chia rẽ.

    Cải thiện quản trị

    Hoạt động thực thi luật chỉ hiệu quả dựa trên các cấu trúc quản trị bên dưới với các quy định, luật pháp và cơ chế giải trình trách nhiệm đi kèm.

    Quản trị tốt rất cần thiết để đảm bảo rằng các nhóm tội phạm có tổ chức không thể chống lại việc thực thi luật, đồng thời cũng đảm bảo sự công bằng và tôn trọng quyền của người dân.

    Quản trị tốt phải đảm bảo quản lý công bằng và quản lý đa dạng, bao gồm quản trị cộng đồng, quản trị khu vực tư nhân và quản trị hợp tác.

    Suy cho cùng thì cách kiểm soát hữu hiệu nhất đối với nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp không phải bởi súng ống và cán bộ kiểm lâm mà bởi các giải pháp thể hiện sự tôn trọng và hợp tác với cư dân địa phương và các chủ đất thông qua việc đưa ra các ưu đãi và cơ hội thích hợp vì mục tiêu bảo tồn động vật hoang dã.

      bởi Nguyen Hien 23/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • lạc đề rồi bạn ơi

      bởi Phan Nguyễn Tấn Khởi 26/02/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF