YOMEDIA
NONE

Triển khai các luận điểm tình yêu quê hương là dòng chảy trong suốt đời thơ Tế Hanh

Cho 4 luận điểm sau:

A, tình yêu quê hương là dòng chảy trong suốt đời thơ Tế Hanh

B, nhớ quê hương làng chài Tế Hanh nhớ rất rõ cảnh ra khơi đánh cá của dân làng trong buổi sáng đẹp trời

C, đoàn thuyền đánh cá trở về bến ồn ào tấp nập cũng là nỗi nhớ làng quê không thể quên của Tế Hanh

D, bài thơ quê hương thể hiện tình yêu quê của người con sống xa quê

Dựa vào bài “Quê hương” hãy triển kai các luận điểm trên

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Tế Hanh là một nhà thơ lãng mạn, nhiều người cho rằng làm thơ lãng mạn phải nói đến tình yêu đau khổ, phải nhớ nhung đắm đuôi. Bài thơ này được viết khi ông mười tám tuổi, với bao mơ mộng của tuổi học trò. Tác giả xa quê nhớ về làng tôi ở nhưng cảm hứng thơ lại phân chấn, không hề gây cảm giác xa xôi, buồn man mác.

    Cảnh dân chài ra khơi được tập trung diễn đạt ngay sau khi tác giả giới thiệu chung về miền quê:

    Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
    Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
    Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

    Câu đầu đoạn thơ nói về thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi.Câu thơ mở ra không gian bát ngát, trong sáng, màu sắc rạng rỡ của miền biển khơi. Lời thơ như có nhạc, có hoa, có tiếng sóng, tiếng gió, thật tươi nhạc, tươi vui không chút buồn ảo não.

    Nhớ về làng chài, nhà thơ nhớ cảnh đoàn thuyền ra khơi nhớ cái khỏe mạnh, phóng khoáng của dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Con thuyền không phải buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ (Đỗ Phủ) hay Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi (Anh Thơ) mà con thuyền đầy phấn khích, dường như cũng mang sức trẻ, lướt nhanh trên đầu sóng, ngọn gió, hăm hở:

    Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
    Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

    Miêu tả cánh buồm của con thuyền ấy, nhà thơ đã tìm đến một hình ảnh so sánh, liên tưởng đẹp:

    Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
    Rướn thân tráng bao la thâu góp gió

    Cánh buồm – cái cụ thể hữu hình được so sánh với hồn làng – cái trừu tượng vô hình. Hồn làng tức linh hồn, là nét riêng sâu thẳm, linh thiêng của quê hương, của làng chài mà nhà thơ cảm nhận qua một cánh buồm giương. Hình ảnh thơ thật khoáng đạt, kỳ vĩ, mang sức vóc tung tỏa của nó. Đây cũng là sự phát hiện tinh tế, chính xác của nhà thơ: cánh buồm thân thuộc, gắn bó, không thể thiếu trong đời sống mưu sinh, biểu tượng của một làng chài.

    Nhà thơ còn nhân hóa cánh buồm no gió ấy mang sức vóc cường tráng, khỏe mạnh của một chàng trai rướn thân trắng bao la thâu góp gió

    Ngôn ngữ miêu tả trong câu thơ của Tế Hanh giàu giá trị tạo hình, đường nét phóng khoáng, khiến con người, con thuyền, cánh buồm cũng nổi hình, nổi khối, cựa quậy, sống động giống như những sinh thể kỳ vĩ.

    Cả đoạn thơ thể hiện khí thế hăng say, mạnh mẽ, người ra khơi được hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm tương trợ nên mang niềm vui, niềm hãnh diện, cũng cố căng mình lên để thâu góp gió đủ sức đưa con thuyền ra khơi và mang thắng lợi trở về như mong muốn

      bởi Ngọc Minh 07/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF