YOMEDIA
NONE

Thuyết minh về Đền Hóa Dạ Trạch

Thuyết minh về di tích lịch sử ĐỀN HÓA DẠ TRẠCH.

Nguyễn Phương Linh

Thảo Phương

Bích Ngọc Huỳnh

BFF_1234

Trần Thọ Đạt

Nguyễn Hải Đăng

Mai Hà Chi

Nguyễn Thị Hồng Nhung

Phương Thảo

Và tất cả các bạn khác nữa

BÀI TẬP TẾT NÊN CÁC BẠN CỐ GẮNG GIÚP NHA !

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Đền Dạ Trạch, còn gọi là Đền Hóa, là ngôi đền nằm ở thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam. Nơi đây thờ ba nhân vật trong truyền thuyết, gồm Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân là công chúa Tiên Dung và công chúa Hồng Vân (công chúa Tây Sa). Tương truyền đền được xây trên nền thành quách sau khi khi ba vị hóa về trời.[1]

    Đền nằm trong không gian cạnh đầm Dạ Trạch xưa kia. Kết cấu chính từ ngoài vào trong gồm có lầu chuông, hồ bán nguyệt, qua sân là đến điện thờ gồm ba tòa nhà. Toàn bộ nội, ngoại thất, kiến trúc ngôi đền toát lên nét cổ kính, linh thiêng. Cuối thế kỷ 19, Chu Mạnh Trinh chỉ huy trùng tu đền.[2] Khách tham quan đền sẽ thấy hình ảnh chiếc nón và cây gậy - hai vật Chử Đồng Tử dùng để cứu nhân độ thế. Trong đền có tượng cá chép, gọi là ông "Bế" ("Bế ngư thần quan") hình cá chép hóa rồng. Đền có chiếc chuông "Dạ Trạch từ chung" được đúc từ năm Thành Thái thứ 14 (1902) ghi lại quá trình trùng tu.[1]

    Đền được nhà nước Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật vào năm 1989.[3]

    Hàng năm, đền có bốn tiết chính, gồm ngày 4 tháng Giêng (âm lịch), tức ngày sinh của công chúa Tiên Dung; 10 tháng 2, ngày sinh của công chúa Hồng Vân; 12 tháng 8, ngày sinh Chử Đồng Tử; 17 tháng 11, ngày kỵ thánh. Lễ hội chính diễn ra từ ngày mùng 10 đến 12 tháng 2 (âm lịch), kỷ niệm ngày sinh công chúa Hồng Vân.

    Không chỉ nổi tiếng với huyền thoại tình yêu của Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa mà còn gắn với truyền thuyết về đầm Dạ Trạch( Đầm Một Đêm), với chiến tích đánh thắng quân Lương của Triệu Quang Phục, chống giặc Minh của Nguyễn Trãi hay khởi nghĩa Bãi Sậy và nhiều cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ.


    Đền Hóa Dạ Trạch tọa lạc tại thôn Yên Vĩnh, Xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, thờ Chử Đồng Tử, nhị vị phu nhân và Tướng quân Triệu Quang Phục.
    Đền Hóa ở sâu trong vùng đầm Dạ Trạch, nổi tiếng thâm nghiêm và linh thiêng. Nơi đây vẫn còn giữ được những cây cổ thụ, tạo cho đền Hóa một vẻ đẹp thâm u, huyền bí, thoát tục. Cảm nhận không khí linh thiêng trong đền quyện mùi nhang trầm, hương hoa, mà ở đây yên tĩnh dịu mát. Đền có tên gọi là Đền Hóa Dạ Trạch vì tương truyền đây chính là nền lâu đài thành quách xưa của Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân để lại sau khi ba vị hóa về trời.
    Đền Dạ Trạch đã được trùng tu nhiều lần, tuy nhiên, kiến trúc hiện nay là kết quả lần trùng tu vào năm 1890. Đền quay mặt về hướng chính Nam, thả bộ từ ngoài vào du khách sẽ bị cuốn hút bởi lầu chuông, trên lầu treo chiếc chuông được đúc năm Thành Thái thứ 14 mang tên Dạ Trạch từ chung( chuông đền Dạ Trạch), chuông cao 1,5m, đường kính 0,8m, ngoài ra còn có hai bia dựng đối diện với nhau, một bia đã bị vỡ từ lâu. Bia có niên đại Gia Long thứ 17.
    Từ lầu chuông là con đường nhất chính đạo lát gạch đỏ, dẫn du khách trở về với tổ tiên, cội nguồn dân tộc, hướng tới con đường hạnh phúc của tình yêu. Hai bên là hai dãy nhà dải vũ chín gian, xưa để chín chiếc kiệu, nay là nơi sửa lễ khi vào đền.
    Trước đền là hồ Bán Nguyệt với dòng nước xanh trong không bao giờ cạn, giữa hồ là hai ụ đất lớn, đó là mộ hai ông thần đồng, người nhà trời xuống giúp dân trừ hạn hán, lụt lội.
    Du khách tới đây sẽ được ngắm nhìn tuyệt tác của các nghệ nhân được thể hiện ở kiến trúc của ngôi đền. Đền được xây dựng theo kiểu chữ Công (工), mái khắc nhiều hình long, phượng rất đẹp, gồm ba gian. Tòa tiền tế gồm 5 gian kiến trúc theo kiểu chồng rường. Gian trung từ đặt ban thờ các quan. Gian hậu cung là gian được thiết kế đẹp nhất với mái vòm cuốn tam cấp, gợi cho du khách cảm giác như đứng trong khoang thuyền. Hai bên có thần canh gác ngôi đền là Khuyến Thiện và Trừng Ác. Từ ngoài vào là ban thờ công đồng, phía bên phải đặt ban thờ thổ công miếu đền, tượng quan võ và chiếc kiệu đặt một chiếc gậy cùng một chiếc nón – hai vật mà Đức Thánh Chử Đồng Tử đã dùng để cứu nhân độ thế. Phía bên trái là tượng quan văn và một con cá chép bằng gỗ sơn son thếp vàng( Bế Ngư thuyền quan), hay gọi là Ông Bế. Đây chính là nét riêng của Đền Hóa Dạ Trạch, ông Bế là tín ngưỡng thờ cá nguyên thủy của cư dân chinh phục đầm lầy. Cùng với chiếc kiệu sơn son thếp vàng được bàn tay hài hoa của những người thợ chạm trổ tinh xảo để phụng thờ các vị thánh trong hàng tứ bất tử. Hai con ngựa, một đỏ, một trắng. Tương truyền, đó là hai con ngựa mà Đức Thánh Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân đã cưỡi để đi chữa bệnh cho dân.
    Bước qua cửa bức bàn là phần cung cấm, chính giữa đặt ba bài vị, ba pho tượng thờ Chử Đồng Tử cùng Tiên Dung công chúa và Hồng Vân công chúa. Bên trái là ban thờ hai vị thân sinh của Đức Thánh Chử Đồng Tử, bên phải là ban thờ Triệu Việt Vương( người đã có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương bằng lối đánh du kích: dùng thuyền nhỏ len vào bãi lau sậy của đầm Dạ Trạch (thế kỷ VI).
    Năm 1988, đền Hóa Dạ Trạch được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Tại đền Hóa Dạ Trạch, việc thờ cúng được tiến hành vào các ngày: mồng 4 tháng giêng, ngày sinh Tiên Dung công chúa; 12/8 ngày sinh Chử Đồng Tử, ngày 17/11 ngày ba vị bay về trời.


    Lễ hội chính được mở vào các ngày 10,11,12 /2 âm lịch. Sông Hồng thức giấc sớm cùng tiếng trống chiêng giục giã, kiệu rước Thành hoàng cùng dòng người náo nức từ các ngả đổ dồn về đền dự lễ lấy nước thánh, rước cá chép và diễn tích cá chép vượt vũ môn hóa rồng – một nghi lễ mang đậm bản sắc của cư dân nền nông nghiệp lúa nước cầu mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu… và tham gia nhiều trò chơi dân gian như đánh cờ người, chọi gà, bơi thuyền, múa rồng… Nét đẹp trong lễ hội Chử Đồng Tử được lưu truyền từ ngàn xưa đến ngày hôm nay và nó sẽ bất tử như chính chàng trai họ Chử vậy.
    Mỗi người dù già trẻ, trai gái đều có thể chọn cho mình một thú vui khi đến với lễ hội. Cũng có người đến đây để thỏa mãn nhu cầu tâm linh, nguyện cầu một năm bình an và tài lộc. Và không ít những nam thanh nữ tú đến để cầu cho tình yêu hạnh phúc. Chỉ một lần dự lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung, du khách sẽ hiểu vì sao những giá trị văn hoá dân gian truyền thống lại có sức sống bền bỉ ngàn đời, tình yêu đích thực trường tồn cùng thời gian để rồi lại trông đợi đến mùa xuân sau tìm về nơi đây!

      bởi Hudson Alice 05/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON