YOMEDIA
NONE

Thuyết minh về anh hùng Phan Đình Giót

các bn ơi giúp mih vs, bn nào giỏi văn thì cho mih vài ý nha:vuihaha

Đề: em hãy thuyết minh về anh hùng Phan Đình Giots

Vài ý thôi cx được mon các bn giúp mình nhé!

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Anh hùng Liệt sĩ Phan Đình Giót (1922-13/3/1954), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (truy phong; 31/3/1955), Khi hy sinh anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Huân chương Quân công hạng Nhì.

    Anh sinh nǎm 1922 ở làng Tam Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo. Bố bị chết đói. Anh phải đi ở từ năm 13 tuổi cực nhọc, vất vả. Cách mạng tháng Tám thành công, anh tham gia tự vệ chiến đấu, đến năm 1950, anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Trong cuộc sống tập thể quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu giúp đỡ đồng đội, sẵn sàng nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn nên được đồng đội mến phục. Phan Đình Giót tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ.

    Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500 km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng nhưng đồng chí vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường, kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em kiên quyết chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.

    Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo ta bắn chuẩn bị.

    Các chiến sỹ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hoả lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta. Đồng đội bị thương vong nhiều.

    Lửa căm thù bốc cao, anh lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang, Phan Đình Giót vọt lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh lại bị thương vào vai, máu chẩy đầm đìa. Nhưng bất ngờ từ hoả điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn rất mạnh vào đội hình ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, Phan Đình Giót cố gắng lê lên nhích dần đến gần lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng, duy nhất là dập tắt ngay lô cốt này. Anh đã dùng hết sức mình còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai, miệng hô to:

    "Quyết hy sinh…vì Đảng…vì dân!!.." rồi rướn người lấy đà, lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hoả điểm lợi hại nhất của quân Pháp đã bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi hy sinh, Phan Đình Giót đã được Tiểu đoàn, Đại đoàn khen thưởng 4 lần.

      bởi Hiếu Bill 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Phan Đình Giót (1922-1954) là một trong 16 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được tuyên dương vì thành tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Chức vụ cuối của ông là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Tiểu sử

    Phan Đình Giót sinh ở làng Vĩnh Yên (nay là thôn 8), xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyêntỉnh Hà Tĩnh , trong một gia đình rất nghèo. Bố ông bị chết vì đói. Ông phải đi ở từ năm 13 tuổi và chịu cảnh cực nhọc, vất vả.Sau Cách mạng tháng Tám, Phan Đình Giót tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950, Phan Đình Giót xung phong đi bộ đội chủ lực. Phan Đình Giót đã tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ.

      bởi no name 20/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Phan Đình Giót sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo không một tấc đất cắm dùi. Bố là Phan Đình Bân, sinh được 3 người con là: Phan Đình Tặng (nay đã mất), Phan Đình Giót và Phan Đình Giát. Ngày Phan Đình Giót lên 3 tuổi, cụ Bân đi làm thuê bị cảm hàn rồi mất. Thương mẹ tảo tần nuôi 3 anh em, bác Giót mới 10 tuổi đã xin đi ở đợ cho Cố Thung - địa chủ trong làng Vĩnh Yên lúc bấy giờ. Ông nội tôi kể: “Thuở nhỏ, cả bác Giót và ông đều đi ở đợ cho nhà cố Thung. Là người mê thổi sáo, lúc nào đi chăn trâu, bác Giót cũng giắt theo cây sáo bên người. Bác Giót ở đợ mãi cho đến khi lấy bà Ran thì lại đi ở rể. Được 1 năm, sinh được 1 cậu con trai nhưng năm đó đói kém dịch bệnh nên con trai bác cũng mất khi mới được mấy tháng. Sau đó bác đi bộ đội và hy sinh. Bác Giót hiền lắm, cả đời đi ở đợ, rồi đi đánh giặc, hy sinh mà chưa kịp hưởng một giây phút nào sung sướng!”.

     

    Kể về ông Giót, tôi còn nhớ như in câu chuyện mà cụ Hoài, cụ A - những bậc cao niên trong làng vẫn hay kể lại. Thuở còn đi ở đợ cho nhà cố Thung, một hôm ông đi chăn bò và cắt dây khoai lang về chăn lợn. Mải cắt khoai lang, con bò xuống ăn rau lang lúc nào không biết. Tiện đang cầm liềm trong tay, bác ném để đuổi con bò. Không may liềm cứa vào chân sau con bò bị què. Cố Thung nổi cơn thịnh nộ, đánh đập chửi mắng bác thậm tệ và bắt phải đền con bò. Nhà nghèo lấy đâu ra tiền, thế là từ hôm đó, bác đi ở cho cố Thung không công. Thương mẹ, thương em nhưng bác đành cắn răng chịu.

      bởi Nguyễn Hoài 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF