YOMEDIA
NONE

Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành"
(Lưu ý: các bn có thể lấy trên mạng, ghép từ nhiều bài khác vào hoặc tự viết thì càng tốt và mình sẽ lọc nếu hay mình sẽ tích)

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Ranh giới giữa thành công và thất bại, thánh thiện và xấu xa mong manh như sợ tơ, vô thường như dòng nước. Không nỗ lực, con người sẽ rơi vào cảnh xót xa. Không tỉnh táo, con người dễ rơi vào lầm than. Thành công và thất bại, thánh thiện và xấu xa là những cặp phạm trù đối nghịch của một thực tại. Thực tại này làm cho con người khổ đau hay hạnh phúc, vui vẻ hay buồn sầu. Có được những cảm giác này do cách nhìn nhận, đánh giá của mỗi người vào từng sự kiện để quyết định hướng đi cho bản thân. Trong chiều hướng đó dân gian có câu: “không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã” như một lời nhắn nhủ mọi người phải không ngừng chế ngự bản thân trước cái xấu cũng như nỗ lực trong các công việc thì mới mong cuộc sống có hạnh phúc.
    “Nỗ lực khẳng định mình” là ráng sức, kiên trì trong mọi hoàn cảnh để vượt qua những khó khăn nhằm khẳng định giá trị bản thân. Còn “Không tỉnh tảo chế ngự bản thân” là một trạng thái không biết làm chủ con người, cứ để cho bản năng lẫn át lương tri. Nói khác hơn, không có một cái nhìn tích cực mỗi khi gặp sự kiện hay khó khăn trong cuộc sống để từ đó cứ buông mình trong những đam mê, mặc cho thời gia trôi đi một cách uổng phí. Vì thế, câu nói gợi lên trong ta về sự “thành công” hay “sa ngã” đều do bởi thái độ và cách nhìn của bản thân đặt vào mục tiêu, nghĩa là biết cố gắng trong mọi phút giây của cuộc sống thì thành công nằm trong tầm tay con không biết tỉnh táo trước những cám dỗ của thời cuộc hay những lối sống mang tính tiêu cực sẽ làm con người sẽ rơi vào vòng lao lý hay những cảm bẫy của cuộc đời
    Cuộc sống là chuỗi ngày của những thành công và thất bại đan kết với nhau tạo thành vô số mắt xích nối dài trong dòng chảy của thời gian. Hiện hữu trong trần gian chẳng có ai đạt được thành công viên mãn, chẳng có thành công nào mang tính phổ quát nhằm bao hàm và chi phối cho toàn bộ cuộc sống của con người. Nhìn vào ai đó đang sở hữu những tiện nghi sang trọng, hay có một địa vị cao trong xã hội, ta cứ nghĩ họ thành công. Nhưng nếu ở lãnh vực con đường sự nghiệp thì suy nghĩ của ta có thể đúng. Còn nếu nhìn vào đó để đánh giá toàn bộ cuộc sống của họ thì có vẻ chông chênh quá. Vì biết đâu, để có được những tiện nghi sang trọng đó họ phải đạp lên thành trì đạo đức, hay để có được chức vị cao trong xã hội họ đã phải luồn, phải lách hết chỗ này, tới chỗ kia. Hoặc có thể họ có những thứ đó nhưng gia đình lại đổ vỡ, bạ bè xa lánh. Hiểu theo nghĩa này thì có vẻ trong thành công vẫn luôn tiềm tàng những nỗi xót xa.
    Có lẽ ta cũng không thể phủ nhận những giá trị của thành công, nhưng những giá trị này phải được hiểu trong chiều hướng tích cực thì mới đáng trân trọng. Để gặt hái được thành công, thiết nghĩ cần nỗ lực của bản thân hằng ngày, nghĩa là biết gạt bỏ những mưu cầu không cần thiết, siêng năng rèn luyện những kỹ năng theo đúng với năng khiếu cũng như sở thích của mình. Phao-lô the Tarsus nói: “phàm là tay đua thì phải kiêng kỵ đủ điều và siêng năng tập luyện nhằm chiếm cho được vòng nguyệt quế dành cho người chiến thắng”. Còn Lỗ Tấn lại thêm “đường thành công không dấu chân người lười biếng”. Hiểu theo nghĩa này thì sự cần cù, kiên nhẫn là những biện pháp nhằm phát huy hết khả năng của mình. Nếu trong làng túc cầu thế giới có một Messi chơi bóng hoa mỹ, tinh thần thi đấu cao đang được rất nhiều người yêu mến thì ở mảnh đất hình chữ S có kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên, một vận động viên chơi môn thể thao dưới nước đang được nhiều bạn trẻ ở Việt Nam thần tượng. Xét ở phương diện sự nghiệp thì ta có thể khẳng định hai con người này đang thành công. Với những danh hiệu cá nhân mà họ đạt được, thì trong làng bóng đá thế giới cũng như trong môn thể thao dưới nước ở khu vực Đông Nam Á, nhiều vận động viên đang “ghen tỵ” và khát khao được sở hữu những danh hiệu này. Để có được những thành công vẻ vang như ngày nay, ta bắt gặp điểm chung nơi hai vận động viên này là sự tập luyện chăm chỉ, nỗ lực rèn luyện không mệt mỏi hằng ngày.
    Tuy nhiên, với những ai không yêu mến họ hay thần tượng một vận động viên khác lại cho rằng, có được thành công là do họ có năng khiếu. Cái nhìn thiển cận như thế thấy thương cho những nỗ lực để khẳng định năng khiếu của Messi và Ánh Viên quá! Ở một mức độ nào đó, các nhà tâm lý vẫn thường nói năng khiếu chiếm tỉ lệ rất nhỏ, còn để thành công thì nỗ lực của bản thân cũng như những yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” chiếm tỉ lệ rất lớn. Hiểu trong chiều hướng vừa nêu trên xin đưa ra vận động viên khác đó là Văn Quyến. Ngược dòng thời gian chừng một thập niên về trước thì anh được xem là niềm hy vọng của bóng đá nước nhà. Với những pha xử lý bóng tinh tế cũng như kỹ thuật điêu luyện mà những người làm công tác chuyên môn đã đánh giá cao về khả năng chơi bóng của anh. Vậy mà vì một chút lợi nhuận trước mắt, anh cùng một số cầu thủ trong đội tuyển Olympic tham gia vào vụ cá độ, kết quả con đường thành công trong sự nghiệp “quần đùi, áo số” bị chững lại. Nguyên nhân dẫn đến việc sự nghiệp của Văn Quyến bị chững lại có thể đến từ sự gian dối trong xã hội đang tràn lan, và tham nhũng trở thành những việc “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Hiểu theo nghĩa này có vẻ ta đang “vơ đũa cả nắm”, vì trong một đội tuyển trên hai mươi người vậy chỉ mấy cầu thủ tham gia vào vụ cá độ này. Nếu nguyên nhân trên không mang tính khách quan thì có lẽ nguyên nhân do Văn Quyến thiếu tỉnh táo sẽ hợp lý hơn.
    Cổ nhân ta vẫn thường nói “ham dĩa, bỏ cả mâm”, nghĩa là chỉ biết đến lợi ích nhất thời mà quên mất những thành quả có giá trị hơn. Nói cách khác, đây là một lối sống chỉ chạy theo những ảo tưởng bên ngoài, không biết chập nhận giới hạn của bản thân và những gì mình đang có. Câu chuyện ngụ ngôn “Bỏ hình bắt bóng” của con chó lúc đi kiếm thức ăn mà nhiều người vẫn biết đã nói lên điều này. Trong Phật Giáo, các vị hòa thượng vẫn khuyên chúng sinh “thiền định”, còn trong Kitô Giáo các mục tử vẫn khuyên giáo dân “tỉnh thức”. Chúng ta bắt gặp điểm chung ở thiền định và tỉnh thức là đều nhìn vào bên trong của con người mình, nghĩa là luôn để tâm trí mình yên lặng bỏ qua những bộn bề lao xao của cuộc sống nhằm ý thức trong mọi suy nghĩ cũng như hành động. Vì một khi làm chủ được bản thân thì con người có thể điều khiển được những công việc của mình.
    Khoa học càng phát triển, xã hội càng văn minh thì nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng lớn. Để đáp ứng cho nhu cầu hưởng thụ thì sự thành công trong các lãnh vực đối với con người rất cần thiết. Có thể nói rằng, chưa bao giờ thành công trong các lãnh vực cũng như sa ngã trong mọi vấn đề lại dễ dàng như ngày nay. Đúng hơn, giá trị của tiền bạc đang chi phối toàn thể đời sống xã hội. Để thành công trên con đường sự nghiệp người ta có thể mua bằng bạc, để thành danh trên đường đời người ta có thể đổi bằng tiền. Mặt khác, con người ngày nay đang quá lạm dụng vào tiền bạc mà không còn biết nỗ lực để khẳng định giá trị của bản thân nhằm phát huy hết năng khiếu mà mình đã có sẵn. Nếu một số người đã dùng tiền để mua thành công thì bộ phận khác lại bị tiền mua chính bản thân, nghĩa là, năng khiếu thì có đó, nhưng vì sự quyến rũ của tiền bạc mà họ bán rẻ tương lai. Bên cạnh đó, vì không tỉnh táo mà trong phút nhất thời họ đã để cho con đường phía trước không còn thênh thang. Tuy nhiên, bên cạnh những người đang bị tiền bạc chi phối còn có rất nhiều người nỗ lực, phấn đấu không ngừng để thực hiện cho được những ước mơ, hoài bão của mình, nhằm nói với người khác biết rằng, không nhất thiết nhiều tiền bạc mới có thể thành công. Nếu biết kiên trì, nỗ lực con đường thành công vẫn luôn rộng mở để đón những ai dám dấn thân vào. Vì thế, nỗ lực khẳng định mình là con đường dẫn tới thành công, và tỉnh táo chế ngự mình để không vấp ngã là điều cần thiết cho cuộc sống của con người ngày nay và đó cũng là bìa học mà câu nói muốn nhắn nhủ với mỗi người tỏng thời đại hôm nay.
    Cuộc sống quá nhiều ngang trái, dòng đời có lắm đổi thay. Đổi thay nào cũng làm ta sợ, ngang trái nào cũng làm ta đau. Đó là thực tế của kiếp nhân sinh. Nhưng không vì thế mà ta cứ buông mình sống theo bản ngã là cái tôi ưa thích hưởng thụ. Sự thành công là điều cần thiết, nhưng đừng vì nó mà ta đạp lên những thành trì đạo đức cũng như những giá trị luân lý. Vì năng khiếu của mỗi người là quà tặng của Thượng Đế ban cách nhưng không, nó như một bước đệm để con người hướng đến tương lai. Còn những nỗ lực của bản thân là chất xúc tác làm cho quà tặng này được lớn lên. Bên cạnh đó, sự tỉnh táo trong các hành động cũng như suy nghĩ là điều cần thiết để giúp mỗi người tin tưởng hơn và một tương lai tốt đẹp đang chờ đón phía trước.

      bởi đào lệ thu thu 26/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON