YOMEDIA
NONE

Suy nghĩ về điều kiện thuận lợi của Hà Nội ngày nay

Từ đọan trích"Huống gì... muôn đời''của bài Chiếu dời đô của tác giả Lí Công Uẩn hãy viết 1 đọan văn trình bày suy nghĩ của em về điều kiện thuận lợi của Hà Nội ngày nay.

Các bạn giúp mình nhé! Mình đang cần gấp

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • 1. Vị thế và tiềm năng tự nhiên đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội

    1.1. Vị thế của Hà Nội

    Hà Nội - Thủ đô ngàn năm tuổi của đất nước, có vị thế “rồng cuộn, hổ ngồi”, nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, các mạch núi Tây Bắc và Đông Bắc đã hội tụ về đây (Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Tam Đảo, các cánh cung Đông Bắc), và do đó, các dòng sông cũng tụ Thủy về Hà Nội để rồi phân tỏa về phía Biển Đông (sông Đà, Thao, Lô, Chảy, Cầu). Hà Nội Nội có diện tích tự nhiên 920,97 km2, kéo dài theo chiều Bắc - Nam 53 km và thay đổi theo chiều Đông Tây từ gần 10km (phía Bắc huyện Sóc Sơn) đến trên 30km (từ xã Tây Tựu, Từ Liêm đến xã Lệ Chi, Gia Lâm).

    Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, là đầu não chính trị - hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế.

    1.2. Tiềm năng tự nhiên

    Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

    Đặc điểm địa hình

    Nhìn chung, địa hình Hà Nội khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng. Trong đó phần lớn diện tích của Thành phố là vùng đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng. Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

    Khu vực nội Thành và phụ cận là vùng trũng thấp trên nền đất yếu, mực nước sông Hồng về mùa lũ cao hơn mặt bằng Thành phố trung bình 4 - 5m. Hà Nội có nhiều hồ, đầm thuận lợi cho phát triển Thủy sản và du lịch, nhưng do thấp trũng nên khó khăn trong việc tiêu thoát nước nhanh, gây úng ngập cục bộ thường xuyên vào mùa mưa. Vùng đồi núi thấp và trung bình ở phía Bắc Hà Nội thuận lợi cho xây dựng, phát triển công nghiệp, lâm nghiệp và tổ chức nhiều loại hình du lịch.

    Tài nguyên khí hậu

    Tài nguyên khí hậu ở Hà Nội được hình Thành và tồn tại nhờ cơ chế nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng nhiều mưa. Lượng bức xạ tổng cộng năm dưới 160 kcal/cm2 và cân bằng bức xạ năm dưới 75 kcal/cm2. Hàng năm, chịu ảnh hưởng của khoảng 25 - 30 đợt front lạnh. Nhiệt độ trung bình năm tuy không dưới 230C, song nhiệt độ trung bình tháng 01dưới 180C và biên độ năm của nhiệt độ trên 120C).

    Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm khoảng 80% lượng mưa toàn năm. Mùa ít mưa chủ yếu là mưa nhỏ và mưa phùn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong đó tháng 12 hoặc tháng 01 có lượng mưa ít nhất.

    Hà Nội có mùa đông lạnh rõ rệt so với các địa phương khác ở phía Nam: Tần số front lạnh cao hơn, số ngày nhiệt độ thấp đáng kể, nhất là số ngày rét đậm, rét hại nhiều hơn, mùa lạnh kéo dài hơn và mưa phùn cũng nhiều hơn. Nhờ mùa đông lạnh trong cơ cấu cây trồng của Hà Nội cũng như đồng bằng Bắc Bộ, có cả một vụ đông độc đáo ở miền nhiệt đới.

    Tài nguyên nước mặt

    Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, phân bố không đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn 0,1 - 1,5 km/km2 (chỉ kể những sông tự nhiên có dòng chảy thường xuyên) và 0,67 - 1,6 km/km2 (kể cả kênh mương). Một trong những nét đặc trưng của địa hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên. Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hóa và cũng do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn lại vào khoảng 3.600 ha. Có thể nói, hiếm có một Thành phố nào trên thế giới có nhiều hồ, đầm như ở Hà Nội. Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho Thành phố, điều hòa tiểu khí hậu khu vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng

    Hà Nội không phải là vùng dồi dào nước mặt, nhưng có lượng nước khổng lồ chảy qua sông Hồng, sông Cầu, sông Cà Lồ có thể khai thác sử dụng.

    Tài nguyên đất

    Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,4%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm 19,26%.

    Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất nông lâm nghiệp và đất xây dựng. Phần lớn diện tích đất đai ở nội Thành Hà Nội được đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu.

    Tài nguyên sinh vật

    Hà Nội có một số kiểu hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái vùng gò đồi ở Sóc Sơn và hệ sinh thái hồ, điển hình là hồ Tây, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị... Trong đó, các kiểu hệ sinh thái rừng vùng gò đồi và hồ có tính đa dạng sinh học cao hơn cả.

    Khu hệ thực vật, động vật trong các hệ sinh thái đặc trưng của Hà Nội khá phong phú và đa dạng. Cho đến nay, đã thống kê và xác định có 655 loài thực vật bậc cao, 569 loài nấm lớn (thực vật bậc thấp), 595 loài côn trùng, 61 loài động vật đất, 33 loài bò sát-ếch nhái, 103 loài chim, 40 loài thú, 476 loài thực vật nổi, 125 loài động vật KXS Thủy sinh, 118 loài cá, 48 loài cá cảnh nhập nội. Trong số các loài sinh vật, nhiều loài có giá trị kinh tế, một số loài quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.

    Hà Nội hiện có 48 công viên, vườn hoa, vườn dạo ở 7 quận nội Thành với tổng diện tích là 138 ha và 377 ha thảm cỏ. Ngoài vườn hoa, công viên, Hà Nội còn có hàng vạn cây bóng mát thuộc 67 loại thực vật trồng trên các đường phố, trong đó có 25 loài được trồng tương đối phổ biến như bằng lăng, sữa, phượng vĩ, săng đào, lim xẹt, xà cừ, sấu, muồng đen, sao đen, long nhãn, me...

    Các làng hoa và cây cảnh ở Hà Nội như Nghi Tàm, Ngọc Hà, Quảng Bá, Láng, Nhật Tân,v.v... đã có truyền thống từ lâu đời và khá nổi tiếng gần đây, nhiều làng hoa và cây cảnh được hình Thành thêm ở các vùng ven đô như Vĩnh Tuy, Tây Tựu, và một số xã ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn cùng với các loài được chuyển từ các tỉnh phía Nam hoặc hội nhập từ nước ngoài làm cho tài nguyên sinh vật của Hà Nội ngày càng đa dạng và phong phú.

    2. Những yếu tố tự nhiên hạn chế đối với sự phát triển Thành phố Hà Nội

    Suy thoái chất lượng môi trường và tai biến thiên nhiên là những nhân tố tác động mạnh đến quá trình phát triển và chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô.
    Lũ lụt và úng ngập

    Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 10, nước hệ thống sông Hồng lên cao làm ngập các vùng ngoài đê, và có những năm làm vỡ đê, là thảm họa cho cả một vùng rộng lớn, gây mất mùa, thiệt hại lớn về người và của. Đã có những trận lụt kinh hoàng ở hệ thống sông Hồng vào các năm 1913, 1945 và 1971.

    Nội thành Hà Nội ngày càng tăng nguy cơ bị úng ngập hơn. Năm 2001, từ ngày 2 đến 4/8, với lượng mưa 200-400mm, Thành phố đã có tới 120 điểm ngập nước, độ sâu 0,2 - 1,1 m, làm tắc nghẽn nhiều tuyến giao thông.

    Một nguyên nhân của úng ngập Thành phố là do bề mặt địa hình thấp, nhất là phần phía Nam, việc tiêu thoát tự nhiên nước mặt ra các hệ thống sông là không thể (sông Hồng) hoặc rất khó khăn (sông Nhuệ-Đáy). Nhưng úng ngập có nguyên nhân quan trọng là do con người: triệt tiêu bề mặt thấm nước (do bê tông hóa bề mặt); san lấp, thu hẹp và làm nông dần các hồ điều hòa; thu hẹp và làm tắc nghẽn các hệ thống mương thoát nước,... cùng với đó là công tác quy hoạch và triển khai xây dựng quá bất cập, đã không đáp ứng được yêu cầu tiêu thoát nước Thành phố.

    Ô nhiễm môi trường

    Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang làm suy giảm mạnh chất lượng môi trường nước, không khí và đất ở Thành phố Hà Nội.

    Phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị chậm hơn gia tăng dân số, chậm hơn mở rộng không gian đô thị. Diện tích đô thị cùng với dân số đô thị tăng nhanh, nhưng hạ tầng kỹ thuật đô thị như hệ thống cấp nước, thoát nước, giao thông, năng lượng,... đều lạc hậu, chắp vá, được đầu tư phát triển chậm hơn, nên không đáp ứng yêu cầu dịch vụ môi trường, làm ô nhiễm môi trường đô thị.

    Khi quyết định đô thị hóa từ làng xã Thành phường, thường chưa xem xét đầy đủ đến tác động môi trường trong quy hoạch sử dụng đất. Tổ chức không gian đô thị và thiết kế - xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị yếu kém v.v... đang là nguyên nhân sâu xa của suy thoái môi trường đô thị.

    Quy hoạch phát triển công nghiệp không phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường. Đô thị hóa và mở rộng đô thị đã làm cho nhiều nhà máy và các khu công nghiệp trước đây nằm ở ngoại ô Thành phố, nay đã lọt vào giữa các khu dân cư đông đúc, các nguồn nước thải ô nhiễm của công nghiệp đã tác động trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng.

    Ô nhiễm làng nghề trong vùng đang ở mức báo động. Hiện nay Hà Nội có 40 làng nghề. Công nghệ và thiết bị sản xuất ở các làng nghề này rất lạc hậu, các chất thải hầu như không được thu gom và xử lý, diện tích sản xuất lồng ghép trong cùng một không gian ở và sinh hoạt của dân, nên ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm không khí, chất thải rắn và tiếng ồn nghiêm trọng đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của người dân, đặc biệt là đối với sức khỏe trẻ em, phụ nữ và người già.

    Tai biến thiên nhiên

    Để phát triển bền vững lãnh thổ, phải thấy hết những khó khăn, hạn chế của khu vực, mà chủ yếu và trước hết là các tai biến thiên nhiên. Tai biến địa chất-địa mạo liên quan đến các quá trình nội sinh (động đất, nứt đất), ngoại sinh (xói lở bờ sông) và do con người (lún đất), hoặc tổng hợp các quá trình đó (xói lở, úng ngập,...)

    Động đất: Tính đến năm 1992, trong phạm vi vùng trũng Hà Nội đã ghi nhận được 152 trận động đất, trong đó có 2 trận mạnh cấp 7-8, 3 trận cấp 7 và 32 trận cấp 6 (thang MSK-64), còn lại là động đất yếu hơn. Trên cơ sở bản đồ địa chất công trình, số gia cấp động đất xác định cho các loại nền đất, đã xác định chi tiết cấp động đất cho các loại nền đất ở vùng nội Thành và ven nội, gồm các cấp 7-8 và 8-9.

    Nứt đất: Trên địa bàn Hà Nội và lân cận đã ghi nhận được khoảng trên 70 địa điểm nứt đất. Chúng phân bố ít nhiều Thành các dải kéo dài theo phương TB-ĐN, trùng với các hệ thống đứt gãy sâu, tái hoạt động trong tân kiến tạo và hiện đại, và được coi là phát sinh do hoạt động trượt êm của đứt gãy.

    Vết nứt xuất hiện tại các khu dân cư và trên hệ thống đê, làm biến dạng mặt đất, phá hủy các công trình xây dựng và cũng có thể làm ô nhiễm nguồn nước dưới đất, gây nhiều tác hại nghiêm trọng.

    Hiện nay trong khu vực Hà Nội có hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Đuống, do đó dọc theo bờ của hai con sông này nhiều đoạn theo quy luật hoạt động của dòng sông lại chịu thêm tác động của các hoạt động nhân sinh làm cho nhiều đoạn hai bên bờ đang bị xói lở gây ảnh hưởng tới các công trình và sinh hoạt của người dân.

    Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, xu hướng biến đổi của sông Hồng hiện nay là quá trình xâm thực ngang, theo đó xói lở các bãi bồi cao và bồi tụ các bãi bồi thấp. Dọc sông Hồng trong khu vực Hà Nội có thể chia Thành 3 đoạn chính sau:

    + Đoạn Thượng Cát - Nhật Tân dài khoảng 10km, có dòng chảy khá thẳng từ Tây sang Đông, bãi bồi bên bờ Nam hẹp và có nơi đang diễn ra quá trình xói lở. Các bãi khu Đại Mạch, Tầm Xã rộng khoảng 1.800m, dài từ 4-5km bị chia cắt bởi các dòng chảy nhỏ.

    + Đoạn Nhật Tân - bến Phà Đen dài khoảng 10km. Dòng chảy theo hướng Tây Bắc

    - Đông Nam mở rộng hơn so với đoạn trên, nhiều bãi bồi ven lòng, bãi giữa bị chia cắt bởi những dòng chảy nhỏ. Bãi giữa từ cầu Long Biên đến cầu Chương Dương đang có hiện tượng xói lở mạnh.

    + Đoạn Phà Đen - Vạn Phúc dài 14km, dòng chảy gần theo hướng Bắc - Nam, lòng uốn khúc gây xói lở ở Đông Dư, Bát Tràng, Duyên Hà.

    Trong địa phận Hà Nội, sông Đuống có lòng hẹp, mặt khác lại là nơi dẫn nước từ sông Hồng sang sông Cầu nên hiện tại đang có xu hướng đào sâu lòng.

    Lún đất do khai thác nước ngầm: Khai thác nước ngầm ở Hà Nội bắt đầu từ đầu thế kỷ XX và ngày càng tăng nhanh. Lún đất Thành phố được nghiên cứu từ năm 1998 với việc xây dựng 32 mốc đo lún. Các kết quả cho thấy trong 6 năm (1998-2004) khai thác nước dưới đất làm lún mặt đất mạnh nhất ở khu vực Thành Công (47,32mm/năm), rồi đến Pháp Vân (23,06mm/năm), Hạ Đình (20,57mm/năm).
    Các giá trị cực đoan của khí hậu Hà Nội ở mức đáng lưu ý đối với hoạt động kinh tế xã hội.

    Nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 50C, thậm chí dưới 20C ở ngoại Thành tạo điều kiện hình Thành sương muối trong một số tháng giữa mùa đông. Ngoài ra vào nhiều đợt không khí lạnh, nhiệt độ thấp dưới 130C kéo dài trong nhiều ngày gây ra rét hại, nhất là vào nửa sau mùa đông.

    Lượng mưa giờ lớn nhất xấp xỉ 100mm và lượng mưa tháng lớn nhất xấp xỉ 800 mm, tiềm ẩn nguy cơ ngập lụt.

    Gió mạnh và mưa to trong các cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh sống, sản xuất, gây thiệt hại về nhà cửa, hệ thống điện, cung cấp nước và thu hoạch mùa màng.

    3. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến quy hoạch phát triển Hà Nội

    Trên cơ sở các điều kiện tự nhiên đã trình bày, thấy rõ rằng, từ lâu, người Hà Nội đã biết sử dụng những mặt thuận lợi và hạn chế những khó khăn của các diều kiện tự nhiên trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội của mình và góp phần tạo ra nét văn hóa riêng của Thăng Long - Hà Nội. Các điều kiện tự nhiên đã được sử dụng ở mọi quy mô khác nhau và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói rằng các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến công tác quy hoạch và quản lý lãnh thổ Hà Nội ở nhiều mức độ khác nhau từ vĩ mô đến vi mô.

    3.1. Quy hoạch phát triển công nghiệp và xây dựng

    Trong số các nội dung quy hoạch vĩ mô, các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rõ rệt nhất đối với công tác quy hoạch sử dụng đất đai. Trong quy hoạch sử dụng đất đai, trước hết là quy hoạch và quản lý đất xây dựng bao gồm cả xây dựng khu chung cư, khu đô thị và khu công nghiệp. Dựa trên đặc điểm tự nhiên địa hình, địa mạo, cấu trúc địa chất, đặc điểm Thủy văn, các quá trình tai biến có liên quan, có thể chia Hà Nội theo các dạng thuận lợi, tương đối thuận lợi, không thuận lợi và không nên xây dựng chung cho các mục đích nêu trên như bảng sau.

    Theo quy hoạch phát triển, Thủ đô Hà Nội được định hướng phát triển trở Thành trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Với định hướng đó, bộ mặt đô thị của Hà Nội đang thay đổi từng ngày.

    Sự thay đổi đáng kể nhất phải kể đến hệ thống các chung cư cao tầng. Hàng loạt các khu đô thị mới đang mọc lên, các khu chung cư cũ cũng dần được dỡ bỏ và thay thế bởi những khu nhà mới hiện đại hơn. Các khu đô thị đều được xây dựng theo hướng hiện đại với các khu nhà cao tầng (trung bình 9-13 tầng), khu biệt thự, vườn hoa cây xanh và các công trình công cộng khác như trung tâm mua bán, khu thể thao... cùng nằm trên một diện tích rộng từ vài chục đến vài trăm ha. Các khu đô thị mới này có xu hướng dịch chuyển dần ra khu vực ngoại Thành, tập trung trên địa bàn các huyện Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì nhằm giảm mật độ cho khu vực trung tâm Thành phố đang dần trở nên chật hẹp. Bên cạnh đó, các khu chung cư cao tầng cũ, đã xuống cấp cũng được đầu tư tu sửa hoặc phá bỏ để xây mới, nhằm tạo bộ mặt đô thị văn minh hiện đại, xứng tầm với vị trí Thủ đô của đất nước.

    Các khu công nghiệp cũng đang được quy hoạch lại, đưa ra phạm vi ngoại Thành đồng thời gắn kết với các tỉnh xung quanh để không xẩy ra tình trạng các khu công nghiệp hiện đang và sẽ xây dựng sau 10-20 năm nữa lại nằm trong nội Thành do sự mở rộng đô thị bởi quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Mặt khác, trong tương lai, các khu công nghiệp cần được xây dựng với quy mô lớn hơn và liên hoàn hơn. Phía Tây, Tây - Bắc và Bắc của trung tâm Hà Nội hiện nay là những khu vực khả thi về các vấn đề này với nền móng xây dựng ổn định. Bên cạnh đó, việc xây dựng các khu công nghiệp cũng đã bắt đầu chú ý đến vấn đề môi trường, tăng diện tích cây xanh trong khuôn viên. Các khu công nghiệp này cũng được chú ý phát triển trong mối quan hệ với các khu đô thị mới nhằm đảm bảo vấn đề nhà ở cho công nhân lao động.

    Cùng với sự phát triển của hệ thống các khu đô thị mới và các khu công nghiệp là sự ra đời của các cao ốc hiện đại được xây dựng trong khu vực nội Thành với mục đích cho thuê làm văn phòng, xây dựng các trung tâm thương mại lớn... Các công trình công cộng cũng được chú ý đầu tư phát triển. Mạng lưới giao thông đang được chỉnh trang, mở rộng và xây dựng mới, đặc biệt là hệ thống cầu vượt và cầu bắc qua sông Hồng. Các công trình công cộng khác như bệnh viện, trường học cũng được đầu tư đáng kể nhằm mục đích nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là kế hoạch xây dựng các khu đô thị đại học phục vụ di dời hệ thống các trường đại học ra ngoại Thành. Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật của Thành phố đang từng bước được nâng cấp, phát triển xứng tầm với vị trí Thủ đô của đất nước.
    Nhìn chung, các khu đô thị, nhà ở dân cư đã và đang được xây dựng có xu hướng chuyển dịch sang phía Tây - Tây Nam của Thành phố, tập trung nhiều trên địa bàn huyện Từ Liêm và phía Bắc huyện Thanh Trì, khu vực còn rộng rãi, có điều kiện nền móng ổn định, khá thuận lợi cho việc xây dựng các công trình nhà ở.

    Phía Đông của Thành phố (huyện Gia Lâm) cũng có một số khu đô thị đang được xây dựng, chủ yếu được kết hợp với các khu công nghiệp tập trung. Đây cũng là xu hướng phát triển trong những năm tới, mở rộng Thành phố về phía hữu ngạn sông Hồng. Riêng khu phía Bắc sông Hồng được dự kiến xây dựng Thành khu Hà Nội mới với diện tích đất cho xây dựng đô thị năm 2020 tăng gấp 4 lần năm 2005, với mục tiêu nhằm phát triển Hà Nội Thành Thành phố hai bên bờ sông, đưa sông Hồng vào giữa Thành phố.

    Khu trung tâm Thành phố (các quận nội Thành) là khu vực hạn chế phát triển do điều kiện đất đai trật hẹp. Vì vậy trong khu vực này được định hướng xây dựng các cao ốc làm văn phòng, các cơ quan hành chính, trung tâm thương mại, đồng thời sửa sang, nâng cấp hoặc xây mới lại các khu chung cư cũ.

    Như vậy, các công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội đang đi theo quy hoạch phù hợp với điều kiện mặt bằng. Các khu vực được đánh giá là thuận lợi và khá thuận lợi đều được quy hoạch xây dựng hệ thống các khu đô thị mới và các khu công nghiệp. Riêng hệ thống giao thông chủ yếu tập trung mở rộng, nâng cấp giao thông nội thị đã cũ và xuống cấp; đối với khu vực ngoại Thành, tập trung xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội trong mối liên hệ với các tỉnh lân cận.

    3.2 Quy hoạch nông - lâm nghiệp và Thủy sản

    Nhìn chung, đất nông nghiệp ở Thủ đô Hà Nội còn chiếm diện tích khá cao (46,9% - số liệu thống kê năm 2001). Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi dần sang đất xây dựng.

    Diện tích đất nông nghiệp tập trung nhiều nhất ở huyện Sóc Sơn, tiếp theo là huyện Đông Anh, Gia Lâm. Tuy nhiên xét về mặt địa chất, địa mạo, khu vực Sóc Sơn, Đông Anh hoàn toàn không thuận lợi cho nông nghiệp. Đây là vùng địa hình cao dạng đồi, các Thành tạo địa chất lộ ra trên mặt chủ yếu có tuổi cổ, đặc biệt là trầm tích của hệ tầng Vĩnh Phúc bị phong hóa đá ong khá mạnh và trên diện rộng. Diện tích đất ở khu vực đồi núi thấp của huyện Sóc Sơn trong tương lai có thể chuyển sang phát triển lâm nghiệp với mục tiêu chủ yếu là bảo vệ môi trường. Thay vào đó diện tích đất phù sa dọc theo các sông lớn chảy qua Thành phố sẽ là những khu vực phù hợp cho phát triển công nghiệp.

    Hiện nay, diện tích đất lâm nghiệp ở Sóc Sơn chiếm tới 99% tổng diện tích đất lâm nghiệp của Thành phố. Lớp phủ thổ nhưỡng chủ yếu là đất feralit hình Thành trên đá cát bột kết cùng với lượng mưa lớn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp.

    Diện tích nuôi trồng Thủy sản chủ yếu nằm trên địa bàn các huyện ngoại Thành trong đó tập trung cao nhất ở Thanh Trì. Điều này cũng phù hợp với sự phân bố địa hình trong khu vực Hà Nội. Thanh Trì là huyện có độ cao địa hình thấp nhất với diện tích mặt nước khá lớn nên kéo theo sự phát triển của ngành nuôi Thủy sản. Ngược lại Sóc Sơn là huyện có độ cao địa hình lớn, chủ yếu là dạng địa hình gò đồi thấp nên không có điều kiện phát triển ngành nghề này.

    4. Các giải pháp sử dụng tài nguyên và cải tạo thiên nhiên

    Phát triển không gian đô thị và xây dựng cơ sở hạ tầng phải dựa vào tính bền vững của môi trường tự nhiên.

    Sử dụng hợp lý lãnh thổ trong quá trình đô thị hóa cần thiết phải xem xét đến tính bền vững của môi trường địa mạo - địa chất, trước tác động của sự gia tăng tải trọng tĩnh và động, gia tăng mức độ khai thác tài nguyên (nước, vật liệu xây dựng) và gia tăng chất thải các loại. Trong phạm vi Thành phố Hà Nội, dựa vào đặc điểm địa mạo, địa chất công trình, nước dưới đất, các quá trình nội ngoại sinh, đã chia ra 4 mức độ thuận lợi khác nhau cho xây dựng: thuận lợi, tương đối thuận lợi, không thuận lợi và không nên xây dựng. Đã xác định các vùng thuận lợi cho phát triển đô thị là khu vực nằm giữa sông Hồng và sông Cà Lồ, huyện Gia Lâm và các xã bắc sông Đuống, cùng một số diện tích huyện Từ Liêm, quận Tầy Hồ và Cầu Giấy. Đó là các vùng có điều kiện nước mặt và nước dưới đất đảm bảo cho nhu cầu phát triển, có điều kiện địa chất công trình thuận lợi và ít bị ảnh hưởng của các quá trình tai biến, thuận lợi về mặt giao thông.

    Khai thác có hiệu quả vùng đồi núi để trồng cây xanh, bảo vệ tốt rừng tại khu vực Sóc Sơn, Ba Vì, Tam Đảo kết hợp với phát triển du lịch. Hình Thành các vành đai cây xanh bao quanh Thủ đô Hà Nội: rừng Sóc Sơn - rừng khu vực hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc) - Đồng Mô - Ngải Sơn - Ba Vì (Hà Nội); Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - rừng khu vực Kim Bảng (Hà Nam) - Chùa Hương (Hà Nội). Hình Thành các dải (nêm) cây xanh theo các dòng sông Hồng, Cà Lồ, sông Đáy, sông Đuống... Khai thác lợi thế cảnh quan phục vụ phát triển bền vững cảnh quan đồi núi thấp: Bao quanh Hà Nội là vùng đồi núi thấp với nhiều địa hình độc đáo (hang động, thác nước, vách đá,...) cũng là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử, văn hóa, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử. Vùng phía Tây và Tây Nam Hà Nội có điều kiện phát triển các trung tâm du lịch lớn, các đô thị du lịch nghỉ dưỡng và dịch vụ, như vùng Ba Vì, Sơn Tây, Lương Sơn, Mỹ Đức. Phía Bắc và Đông Bắc Hà Nội, có đủ điều kiện phát triển các vùng công nghiệp - đô thị quan trọng, các đầu mối giao thông khu vực, cùng với các trung tâm du lịch lớn Tam Đảo, Sóc Sơn,... Cảnh quan sông hồ và đất ngập nước: Hà Nội vẫn được coi là một Thành phố sông - hồ, trong một “tứ giác nước” với các cửa ô ngày trước căn bản là các “cửa nước”: ô Bưởi, Cầu Giấy, Đồng Lầm, Đông Mác. Sông và hồ Hà Nội trong suốt quá trình phát triển của mình đã đóng góp rất tích cực, trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm linh của Thủ đô. Nhưng ngày nay sông hồ ngày càng bị thu hẹp và mất dần đi chức năng của chúng.

    Phải thấy hết giá trị của cảnh quan mặt nước sông hồ, coi chúng là một phần quan trọng trong quy hoạch phát triển đô thị. Mặt nước hồ của Hà Nội là một vốn quý cho phát triển Thành các không gian mở, các địa điểm du lịch giải trí, nghỉ dưỡng, thưởng ngoạn cảnh quan. Quản lý các hồ phải dựa trên vai trò sinh thái của chúng, đồng thời phục hồi chức năng điều hòa nước mưa, hạn chế ngập lụt trong Thành phố.

    Cần phát huy tối đa vai trò tiêu thoát nước mưa, hạn chế ngập lụt của hệ thống thông sông thoát nước thải; tiến tới xử lý cơ bản nguồn nước thải, phục hồi các chức năng vốn có của chúng như giao thông, du lịch. Có biện pháp thiết thực và hiệu quả để ngăn ngừa ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, đặc biệt là đối với môi trường nước. Thực hiện mục tiêu tất cả các dòng sông ở khu vực Hà Nội đều có dòng chảy môi trường.

    Về xây dựng Thành phố hai bên sông Hồng

    Trải qua bao thời kỳ lịch sử xây dựng và phát triển, cho đến nay ở Hà Nội hình Thành 2 khu vực rõ rệt được phân định bởi dòng sông Hồng. Khu vực phía Bắc sông Hồng gồm các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, có diện tích rộng và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho xây dựng công nghiệp và đô thị,... song hiện nay kinh tế chưa phát triển, dân số ít, mật độ dân số thấp, kinh tế chưa phát triển, văn hóa - xã hội vẫn còn hạn chế. Khu vực phía Nam sông Hồng (gồm 7 quận, 2 huyện) có những đặc điểm tương phản rõ rệt: diện tích bằng nửa khu vực phía Bắc, song dân số gấp hơn 2 lần, kinh tế khá phát triển, là trung tâm chính trị hành chính Quốc gia và trung tâm văn hóa cũng như trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước. Một trong những nguyên nhân cơ bản tạo ra khác biệt này là do dòng sông Hồng có chế độ Thủy văn phức tạp đã ảnh hưởng đến giao thông và chi phối quan điểm xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.

    Để quy hoạch phát triển, mở mang đô thị về phía Bắc, hình thành Thủ đô hai bên sông trong tương lai vài chục năm tới, việc tiên quyết là xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị (cầu qua sông, xe điện ngầm, đường sắt trên cao, hệ thống cấp thoát nước...) đòi hỏi phải nghiên cứu đầy đủ các quy luật và cơ chế biến động lòng dẫn sông Hồng làm cơ sở tin cậy để đề xuất các quy hoạch và giải pháp tối ưu nhằm khai thác sử dụng bền vững đoạn sông này. Trước mắt là chỉnh trị ổn định dòng chảy, thoát lũ tốt hơn, bố trí lại các điểm dân cư ngoài đê, khai thác sử dụng hợp lý quỹ đất hai bên bờ sông theo hướng cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái.

    Hiện trạng phát triển thủ đô Hà Nội đang đặt ra rất nhiều vấn đề bất cập trong tổ chức không gian đô thị và thiết kế - xây dựng hạ tầng kỹ thuật, kéo theo chất lượng môi trường ngày càng suy giảm. Phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị chậm hơn gia tăng dân số và mở rộng không gian đô thị. Diện tích đô thị cùng với dân số đô thị tăng nhanh, nhưng hạ tầng kỹ thuật đô thị như hệ thống cấp nước, thoát nước, giao thông, năng lượng,... đều lạc hậu, chắp vá, được đầu tư phát triển chậm hơn, nên không đáp ứng yêu cầu dịch vụ môi trường, làm ô nhiễm môi trường đô thị. Điều này một phần là do quá trình phát triển và quản lý đô thị Hà Nội trong thời gian vừa qua chưa thật sự quan tâm đến những tác động của các nhân tố tự nhiên.

    Các giải pháp về phát triển và quy hoạch Thủ đô Hà Nội được dựa ra trên cơ sở tính bền vững của môi trường tự nhiên, đặc biệt là môi trường địa chất-địa mạo. Tiến tới mục tiêu kiểm soát được việc gia tăng tải trọng tĩnh và động, khai thác tài nguyên (nước, vật liệu xây dựng) và ô nhiễm môi trường. Khai thác được lợi thế của cảnh quan trong việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội.

      bởi Đoàn Hương 07/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON