YOMEDIA
NONE

Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong Một bếp lửa chờn vờn...

Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong ví dụ sau:
1. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
2. Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Câu 1.

    Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

    Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.

    Câu 2

    Hình ảnh sóng đôi “áo anh rách vai”, “quần tôi có vài mảnh vá” đã nói lên sự gian khó trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tuy thiếu thốn, “chân không giày” và phải đương đầu với cái chết nhưng họ vẫn “miệng cười buốt giá”, lạc quan, cùng nhau vượt qua những khó khăn. Nụ cười ấy là nụ cười lạc quan, yêu đời tuy là trong mùa đông giá lạnh, trong gian khổ, khó khăn, một nụ cười gợi lên sự cảm động và thán phục của những con người xem thường cực nhọc, nguy hiểm. Với âm điệu dàn trải theo mạch cảm xúc, tá giả đã cho thấy sức mạnh, động lực để họ có thể lạc quan, vượt qua gian khổ thiếu thốn chính là tình cảm của họ. Họ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”, bàn tay nóng ấm tình người sưởi ấm họ trong đêm giá rét. Bàn tay ấy không chỉ biểu hiện cho sự yêu thương, đoàn kết và cảm thông mà còn là những lời động viên nhau vượt qua thử thách, niềm tin vào tương lại độc lập, tự do.Áo anh", "quần tôi", phép đối được sử dụng không phải cho sự đối lập mà nhấn mạnh về cái hoà đồng muôn người như một trong hàng ngũ những người lính cách mạng. Chỉ có nơi nào gian khó chia chung như vậy, mới tìm thấy cái thực sự của tình người.

      bởi phạm đình đông 10/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF