YOMEDIA
NONE

Nghị luận về Tình trạng lười học, quay cóp bài kiểm tra

Viết bài văn nghị luận về ( học sinh):

- Tình trạng lười học, quay cóp bài kiểm tra.

- Tình trạng cúp học.

- Tình trạng nghiện game.

- Tình trạng đua đòi ăn mặc.

HELP ME !!

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Thể hiện mình, muốn khẳng định bản thân là sự biểu lộ của cái tôi mà ai cũng có. Nhất là ở giới trẻ, thiếu kinh nghiệm sống, nhân cách chưa kiện toàn, sống trong thời đại hội nhập đời sống văn hóa xã hội có nhiều biến động chịu ảnh hưởng từ nhiều luồng tư tưởng mà lại thiếu sự quan tâm dẫn dắt, giáo dục định hướng nên nhận thức sai lạc về những giá trị sống, dẫn đến lối sống sai lầm, thể hiện mình một cách lệch lạc đầy tiêu cực, chẳng hạn như tình trạng đua xe, bạo lực, chạy đua trong tiêu thụ (ăn mặc, chưng diện, hưởng thụ, tiêu xài), văng tục chửi thề, say xỉn, v.v

    Hiện nay tình trạng đua xe của giới trẻ đang là một vấn nạn. Đua xe mang tính nguy hiểm cao đối với tính mạng, tài sản và trật tự an ninh xã hội. Dư luận xã hội bức xúc và lên tiếng phê phán mạnh mẽ hành vi xem thường pháp luật của những người tham gia trò chơi nguy hiểm này.

    Đi tìm hiểu nguyên nhân, động cơ thúc đẩy một bộ phận thanh thiếu niên thích tham gia trò chơi này, người ta rút ra được một số kết luận: Do thiếu sân chơi dành cho giới trẻ, do thích cảm giác mạnh, do ảnh hưởng phim ảnh, trò chơi bạo lực, do ham vui, do muốn khẳng định mình… Mỗi đối tượng có những lý do riêng của mình, nhưng có lẽ lý do của phần lớn đối tượng là muốn thể hiện bản lĩnh, muốn khẳng định mình. Ý hướng trở thành một tay đua kiệt xuất, một quái xế, một người hùng trên đường đua, một kẻ dọc ngang không biết sợ ai (không sợ nguy hiểm, không sợ ông bà cha mẹ, không sợ dư luận xã hội, không sợ cả pháp luật) đã khiến cho những người trẻ này có hành vi phạm pháp.

    Còn hiện tượng nghiện game online? Gia đình, nhà trường và xã hội cũng đang đau đầu vì tình trạng giới trẻ nghiện game online. Thanh thiếu niên, học sinh vì nghiện game, chịu ảnh hưởng từ game mà bỏ ăn bỏ ngủ, học hành sa sút, ngỗ nghịch với ông bà cha mẹ, thầy cô, rối loạn tâm thần, có hành vi bạo lực, trộm cướp thậm chí giết người… Bên cạnh những nguyên nhân dẫn đến nghiện game như để giải tỏa tâm lý bức xúc, muốn thỏa mãn những mong ước, khát vọng không thực hiện được ngoài cuộc sống thực tế, thích phiêu lưu mạo hiểm, được tự do bộc lộ cảm xúc bằng hành vi bạo lực v.v... thì nguyên nhân còn lại là thanh thiếu niên muốn khẳng định mình (muốn trở thành game thủ), hoặc thể hiện cái tôi qua các hình tượng nhân vật trong game (nhập vai, hóa thân thành nhân vật trong thế giới ảo của game).

    Rồi việc thanh thiếu niên chạy theo lối sống mới, nhuộm tóc, xăm mình, đeo bông tai, để những kiểu tóc kỳ dị, ăn mặc lạ lùng quái gở cũng có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là muốn tự khẳng định mình, bộc lộ cái tôi, thể hiện cá tính.

    Một cách khác để khẳng định mình của thanh thiếu niên, học sinh khiến cho nhà trường, gia đình và xã hội lo ngại đó là đánh nhau, dùng bạo lực thể hiện "đẳng cấp", năng lực bản thân. Không ít thanh thiếu niên muốn chứng tỏ với bạn bè, những người xung quanh rằng mình là kẻ mạnh, mình là người hùng, là dân anh chị.

    Hiện nay thực trạng bạo lực học đường đang ở mức báo động, đã làm xấu đi hình ảnh tuổi thơ hồn nhiên, hình ảnh đẹp của tuổi cắp sách đến trường. Không chỉ có học sinh nam, mà ngay cả học sinh nữ cũng nói tục, chửi thề và sẵn sàng thượng cẳng chân hạ cẳng tay choảng nhau, thậm chí dùng cả dao kéo để hành hung, sát phạt, trả thù nhau. Nhiều cô cậu học sinh trở thành đầu gấu, tay anh chị, thành phần cá biệt, thậm chí trở thành tội phạm ở lứa tuổi mà người ta xem là tuổi thần tiên. Một số khác lại thể hiện đẳng cấp bằng các ngón ăn chơi hưởng thụ, muốn cho mọi người thấy mình là dân ăn chơi "số một" không ai bằng, đêm ngày gởi thân trong các quán bar, vũ trường, sa đọa trong rượu chè cờ bạc, trai gái, hút xách…

    Muốn khẳng định mình, đó là biểu hiện của cái tôi, của bản ngã. Tâm lý, tình cảm này luôn có trong mỗi con người, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên. Sự khẳng định cái tôi như một nhu cầu của giới trẻ, vì thế nó thúc đẩy những người trẻ bằng mọi cách phải thể hiện mình, và sự thể hiện có thể là tích cực nhưng cũng có thể là tiêu cực.

    Nếu sống trong một môi trường tốt, được sự quan tâm giáo dục, định hướng của nhà trường, gia đình và xã hội, có sự hướng dẫn chọn lọc tiếp thu những luồng văn hóa mới lạ, thì thanh thiếu niên sẽ có nhận thức, hiểu biết đúng đắn, từ đó có cách khẳng định bản thân theo chiều hướng tích cực, ví dụ như học giỏi, lao động giỏi, biết hiếu kính với ông bà cha mẹ, cư xử tốt với bạn bè, những người xung quanh, sống lành mạnh, có mục đích, lý tưởng, biết cống hiến cho xã hội. Chính vì vậy mà gia đình, nhà trường và xã hội cần phải quan tâm xây dựng cho thanh thiếu niên môi trường sống và học tập tốt.

    Do mỗi cá nhân có những đặc điểm, phẩm chất riêng (nói theo Phật giáo là Biệt nghiệp), và đều xem việc khẳng định mình, khẳng định cái tôi là một nhu cầu cần phải có, cho nên gia đình, nhà trường và xã hội không thể kiềm hãm, ngăn chặn ý hướng thể hiện cái tôi đó, không thể làm tổn thương cái tôi đó, vì điều đó có thể tạo cho giới trẻ sự ức chế tâm lý, làm phát sinh nhiều căn bệnh như u uất, trầm cảm, chán đời, không biết quý trọng bản thân, không biết quý trọng sự sống, thậm chí tự sát. Cần phải quan tâm đến tâm tư, tình cảm của thanh thiếu niên, tìm hiểu nhu cầu, mong muốn, khát vọng của họ để chia sẻ, động viên, khích lệ, tôn trọng tinh thần độc lập, tư duy sáng tạo của mỗi cá nhân, biết điều chỉnh kịp thời những nhận thức sai lầm, những tư duy lệch lạc của tuổi trẻ. Cần phải tôn trọng sự khác biệt của các cá nhân và giúp mỗi cá nhân có cách thể hiện cái tôi một cách tích cực, biết khẳng định mình bằng những cách thức đúng đắn, có lợi cho bản thân và gia đình, xã hội.

    Các bậc cha mẹ phải thường xuyên quan tâm chú ý đến con mình để giáo dục và uốn nắn con từ nhỏ. Uốn nắn ở đây không có nghĩa là áp đặt con cái theo ý muốn chủ quan của mình, gò ép con cái theo một khuôn khổ mà mình đưa ra, mà cần phải biết để ý quan tâm, biết lắng nghe để hiểu được những tâm tư tình cảm, ước muốn, biết được con đang nghĩ gì, cần gì để có cách chăm lo, dạy dỗ phù hợp, có cách dẫn dắt con đúng hướng. Cần phải tôn trọng những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của con và đối xử công bằng với chúng, không dùng quyền cha mẹ để áp đặt, cưỡng ép bất cứ điều gì.

    Tư tưởng tạo ra hành động, vì thế điều cần làm là giáo dục tư tưởng, định hướng tư duy lành mạnh, giúp thanh thiếu niên có nhận thức đúng đắn, tích cực, có hiểu biết về các giá trị sống, biết sống có mục đích, lý tưởng, và biết thể hiện cái tôi một cách tích cực có lợi cho mình và mọi người, không làm ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội.

    Chính sự nhận thức sai lầm, lệch lạc về giá trị sống, không được quan tâm giáo dục, định hướng, không biết mục đích sống của mình là gì mà thanh thiếu niên có hành vi, lối sống tiêu cực làm hại bản thân và gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng xã hội. Thay vì khẳng định mình bằng cách trở thành con ngoan trò giỏi đối với gia đình và nhà trường, những công dân tốt đối với xã hội, những người có nghề nghiệp, việc làm chân chính, hữu ích thì một bộ phận thanh thiếu niên lại chọn cho mình con đường trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, đó là làm hung thần trên xa lộ, làm con nghiện trò chơi trực tuyến, sống bệnh hoạn trong thế giới ảo, hay trở thành những kẻ sống không mục đích chỉ biết chạy theo những cám dỗ của cuộc sống đầy biến động, sa đà theo tệ nạn bài bạc, rượu chè, ma túy, trộm cướp v.v...

    Tư duy và nhận thức là hai đầu mối quan trọng. Đức Phật đã từng dạy Chánh kiến (nhận thức, thấy biết đúng đắn, tích cực) và Chánh tư duy (suy nghĩ đúng đắn, tích cực) là cơ sở dẫn đến Chánh ngữ (lời nói chơn chánh), Chánh nghiệp (hành động, việc làm chơn chánh) và Chánh mạng (sự sống chơn chánh). Kinh Pháp Cú cũng dạy rằng: "Cái hại của kẻ thù gây ra cho kẻ thù hay oan gia đối với oan gia không bằng cái hại của tâm niệm hướng về hạnh tà gây ra cho mình"(PC.42), "Chẳng phải cha mẹ hay bà con làm cho mình cao thượng, nhưng chính tâm niệm hướng về hành vi chánh thiện làm cho mình cao thượng hơn"(PC.43).

      bởi Khểnh Khánh 08/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF