YOMEDIA
NONE

Giới thiệu về một lễ hội ở quê em

Giới thiệu về một lễ hội ở quê em.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (3)

  • Việt Nam có hàng nghìn những ngôi chùa, ngôi đền lớn nhỏ dùng để thờ Phật, thờ các vị thần trong tự nhiên hay thờ những nhà tu hành có đạo hạnh, có duyên với nhà Phật. Từ Băc chí Nam, đi đến bất cứ địa phương nào thì ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp những ngôi chùa linh thiêng, cổ kính, các vị thần được thờ có thể là khác nhau nhưng điểm chung đó là không gian chùa vô cùng thiêng liêng, thành kính mà nếu như có những khó khăn, trở ngại nào trong cuộc sống thì chỉ cần thành tâm cầu nguyện thì mọi việc sẽ trôi chảy, thuận lợi. Hà Tây quê em là mảnh đất truyền thống văn hóa với những tín ngưỡng từ lâu đời, nói đến ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Hà Tây thì có thể kể đến, đó là chùa Thầy.

    Chùa Thầy là một ngôi chùa nhỏ nằm ở chân núi Sài Sơn, trực thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây ( nay là tỉnh Hà Nội). Sài Sơn xưa còn được gọi với cái tên khác là núi Thầy nên ngày nay, người ta biết đến ngôi chùa Sài Sơn xưa với cái tên là chùa Thầy. Đây là ngôi chùa được xây dựng để thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh, tương truyền rằng nửa cuối của cuộc đời mình, nhà sư Từ Đạo Hạnh đã tu luyện ở ngọn Sài Sơn, nên khi Từ Đạo Hạnh mất thì người dân đã xây dựng ở đây một ngôi chùa, khi ấy núi Thầy chưa được gọi là núi Thầy mà gọi với cái tên khác là núi Phật Tích, trùng với tên của chùa Phật Tích ở Hương Sơn ngày nay.

    Ở miền Bắc Việt Nam, ngoài chùa Hương và chùa Tây Phương, chùa thầy chính là một trong ba ngôi chùa lớn nhất, nổi tiếng nhất của thành phố Hà Nội ngày nay. Chùa Thầy được xây dựng vào khoảng thế kỉ mười bảy, vào thời nhà Đinh, ban đầu, chùa thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, đây là nơi mà nhà sư Từ Đạo Hạnh tu hành cuối đời, cũng là nơi mà nhà sư từng làm trụ trì, khi mất người dân lập am để thờ nhà sư này. Sau này, nhà vua Lí Nhân Tông đã cho người xây dựng, tu sửa lại chùa Thầy gồm hai cụm chùa là Đỉnh Sơn Tự và Thiên Phúc Tự.

    Chùa Thầy được xây dựng trên thế đất hình Rồng, theo thuyết phong thủy thì đây là một mảnh đất đẹp, linh thiêng phù hợp với không gian tu hành. Mặt khác, chùa lại giáp với ngọn Long Đẩu nên người ta càng có cơ sở để tin đây chính là mảnh đất rồng. Bởi vậy mà trong chùa có một hồ nước rộng được đặt tên là Long Chiểu, hay có cách gọi khác chính là Long Trì ( ao Rồng). Lễ hội chùa Thầy thường được tổ chức vào ngày mùng năm đến ngày mùng bảy tháng ba âm lịch hàng năm. Cứ đến ngày mở hội thì du khách thập phương từ khắp nơi trên đất nước kéo về hành hương. Không chỉ có du khách thập phương mà những tăng ni, phật tử cũng về đâytụng kinh, làm lễ tế Phật.

    Một nét đặc biệt trong lễ hội chùa Thầy hàng năm, đó chính là phần lễ được thực hiện kết hợp với phần âm nhạc diễn xướng. Khi tiến hành lễ cúng Phật trai đàn thì đồng thời diễn ra một hình thứ diễn xướng tôn giáo độc đáo, đó chính là phần tế lễ kết hợp với sự hòa âm của các nhạc cụ dân tộc như đàn tranh, sáo, đàn nhị, đàn bầu..Làm cho không gian lễ hội ở chùa thầy khác hẳn với các buổi tế lễ ở các ngôi chùa khác. Khi các tăng ni tiến hành phàn lễ, những phật tử bốn phương sẽ ngồi ở ngoài sân, trong đình để cầu xin bình an cho gia đình, cho bản thân.

    Lễ hội nào cũng vậy, bên cạnh nghi thức lễ sẽ là phần hội. Và lễ hội chùa Thầy cũng không phải một ngoại lệ. Mỗi năm, vào mùa lễ hội, nam thanh nữ tú ở khắp nơi sẽ kéo về để tham gia lễ hội leo núi và bày tỏ tình cảm yêu thương với nhau trong một không gian thiên nhiên hùng vĩ, rộng mở. Nói về phần lễ hội đặc biệt này, nhà thơ Trần Tuấn Khải cũng có những câu thơ khái quát được không gian hội hè ở chùa Thầy như sau:

    “Rủ nhau lên núi Sài Sơn

    Ai làm đá ướt đườn trơn hỡi mình?

    Hỏi non, non những làm thinh

    Phải chăng non đã vô tình với ai….”

    Bên cạnh lễ hội leo núi của nam thanh nữ tú thì còn diễn ra một trò chơi mang đậm màu sắc dân gian, đó chính là trò múa rối nước. Những người nghệ nhân dân gian sẽ dùng những con rối quen thuộc như: chú Tễu…để tạo ra một vở kịch rối nước đầy độc đáo. Phần lễ này thu hút đông đảo du khách tham quan vì những vở kịch được diễn vô cùng độc đáo, và ấn tượng nhất chính là vở kịch rối nước về cuộc đời tu hành của nhà sư Từ Đạo Hạnh.

    Chùa Thầy là một không gian chùa chiền đầy thiêng liêng, thành kính không chỉ thu hút ở phần lễ mà ngay cả phần hội cũng vô cùng đặc sắc, đây là một địa điểm du xuân lễ phật lí tưởng của mọi người mỗi dịp đầu xuân.

      bởi Nguyễn Ngọc Hường 14/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

    Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ôn. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

    Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

    Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

    Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

    Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

    Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

    Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

      bởi Nhi Chun 20/01/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây. Đây là dịp để những người con Hà Nội như tôi có dịp được chứng kiến cảnh tượng nô nức hiếm có này.

    Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Với những vùng sông nước, hội đua thuyền còn có ý nghĩa khai thông sông nước, cầu một năm mưa thuận, gió hòa. Ngay từ sáng sớm, người dân và du khách tứ phương đã kéo về đông đúc. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Hồ Tây chẳng còn vẻ lăn tăn sóng gợn. Không khí một lúc một căng thẳng. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Em cũng hô vang "Cố lên...! Cố lên..." như mọi người. Thuyền trôi nhanh trên mặt hồ như một chú cá vàng đang bơi. Làn sương mù ngày xuân chẳng cản bước được những chiếc thuyền. Chẳng mấy chốc, một chiếc thuyền đã về đích, vượt qua chiếc băng đỏ bắc ngang trên mặt hồ. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

    Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.

      bởi no name 20/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON