YOMEDIA
NONE

Giới thiệu Đền Gióng, Núi Sóc

giới thiệu di tik danh thắng đền gióng núi soc

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Những làng quê yên bình trong bầu không khí trong lành và tĩnh lặng là đích đến cho ai muốn thoát khỏi cái ồn ào náo nhiệt của nhịp sống nơi đô thành. Cùng với thú tìm đến những làng nghề truyền thống hay trải mình với cánh đồng hoa, không ít người sống ở Hà Nội còn tìm về những nơi chùa tháp, miếu mạo để tìm kiếm những phút giây thư thái, thanh tịnh trong tâm hồn và hiểu hơn về những địa danh trên quê hương đất nước mình. Sóc Sơn với núi Sóc, đền Sóc, đỉnh Phù Linh, chùa Non Nước, Học viện Phật giáo Việt Nam là một địa điểm thú vị cho những chuyến dã ngoại cuối tuần.

    ằm cách thủ đô Hà Nội 40km về phía Tây Bắc, bạn sẽ mất khoảng 40 phút đi xe máy để đến với Sóc Sơn - một vùng đất của truyền thuyết về cậu bé Thánh Gióng huyền thoại, lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói biết cười rồi bỗng vụt lớn thành tráng sỹ đánh đuổi giặc bảo vệ quê hương làng xóm.

    Quần thể di tích đền Sóc nằm trong một vùng rừng núi bao la, bốn mùa cây cối xanh tươi với những khóm tre ngà vàng óng, tương truyền được người tráng sỹ xưa kia dùng làm vũ khí đánh đuổi kẻ thù. Mái đền ẩn mình dưới tán cổ thụ hàng trăm năm tuổi như tô thêm vẻ đẹp chốn thâm nghiêm cổ kính.

    Quần thể di tích này trải từ chân núi lên đỉnh núi Vệ Linh nằm trong địa bàn thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Trước khi lên thăm các di tích trên ngọn núi này, du khách hãy ghé thăm các di tích trên khu vực chân núi bao gồm đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi và đền Thượng được bố trí rất gần nhau. Tâm điểm của tập hợp các di tích này là đền Thượng, nơi thờ đức Thánh Gióng với quy mô đồ sộ, kiến trúc theo kiểu chuôi vồ. Bên ngoài ngôi đền gồm 5 gian hai chái, phía trong là hậu cung, ngôi đền có cách bài trí sắp xếp mang đậm dấu ấn văn hóa Việt, tạo ra sự linh thiêng nơi thờ cũng thần linh.

    Đền Sóc Sơn được xây dựng từ thời Tiền Lê vào khoảng năm 980, đến nay đã trải qua 13 lần trùng tu nhưng vẫn giữ được kiểu dáng kiến trúc, quy mô và vị trí của các công trình. Ngôi đền tọa lạc trên một vùng đất rộng rãi có khung cảnh tuyệt đẹp giữa mênh mông cây cối và một vùng không gian thoáng đãng. Đặt chân vào đền, du khách sẽ cảm nhận được không khí tĩnh mịch, linh thiêng chốn thâm nghiêm. Tại ngôi đền này vào ngày mồng 6 tháng Giêng hàng năm, nhân dân trong vùng lại tưng bừng tổ chức lễ hội ba ngày tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng.

    Những bậc thang phủ đầy rêu phong đưa chúng ta lên đến chùa Non Nước (tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền Tự) ở độ cao hơn 110m so với chân núi. Ở độ cao ấy, không gian của chùa trở nên thanh khiết và khoáng đạt, xua tan đi bao mệt nhọc sau quãng đường dài leo núi. Ta như muốn hít căng tràn lồng ngực bầu không khí thanh tao ấy, đắm mình vào tiếng chuông ngân trầm lắng và cái hư ảo, huyền thoại của không gian lảng vảng khói sương. Ngôi chùa này cũng là nơi tọa lạc của pho tượng Phật tổ Như Lai bằng đồng đúc liền khối lớn nhất Việt Nam. Tượng nặng 30 tấn cao hơn 8m (kể cả bệ đá), được đặt ở chính giữa nền chùa, sừng sững, uy nghi như tăng thêm vẻ thâm nghiêm cổ kính. Nếu như chùa Non Nước được xếp hàng cổ nhất Việt Nam thì pho tượng là một kiệt tác lớn nhất trong tất cả các pho tượng phật liền khối ở Đông Nam Á.

    Theo thuyết phong thủy, chùa Non Nước được dựng theo thế long chầu hổ phục. Bức tượng Phật tổ ngự trên ngai tựa lưng vào núi, có 9 ngọn núi nhỏ chầu vào trong đó có núi Đống Sóc, núi Đá Đen, núi Voi Phục, Mũi Cày, Vảy Rồng, Đá Chồng… Nếu đứng từ trên cao nhìn xuống, phía trước của chùa là cả một vùng đất đai rộng lớn với ruộng đồng bát ngát và những dãy núi xa xa. Quả là một khung cảnh tuyệt vời cho những tay săn ảnh hay những thi sĩ tức cảnh sinh tình.

    Trên đường xuống núi, bạn có thể dừng chân ghé qua thăm Học viện Phật giáo Việt Nam với các khu quảng trường, tượng đài, đại giảng đường, thư viện, bảo tàng, câu lạc bộ, ký túc xá, sân vận động... Mỗi sớm mỗi chiều, tiếng chuông chùa ngân nga vang cọng vào vách núi, lan toả trong không gian núi rừng tạo nên bức tranh huyền diệu của vùng đất bán sơn địa. Tiếng gõ mõ tụng kinh đều đều của những vị thiền sinh, phật tử vọng ra từ thiền viện thấm vào từng giọt sương, ngọn lá cành cây, tưới mát lòng người, rũ bớt bụi trần làm cho tâm hồn người chay tịnh từ trong tâm thức.

    Một lần về với Sóc Sơn, về với chốn linh thiêng, tôn thờ vị anh hùng của dân tộc, ta thêm hiểu, thêm yêu mỗi cảnh sắc quê hương mình.

      bởi Đặng Thị Mỹ Lan 08/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON