YOMEDIA
NONE

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

Để triển khai luận điểm "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta". Tác giả đã sử dụng trình tự lập luận như thế nào? Nếu được viết tiếp văn bản em sẽ bổ sung thêm ý nào để nối tiếp mạch ý của tác giả

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta”
    Các bạn thân yêu,

    Những ngày này, khi tập trung làm việc thì thôi, chứ lúc nào hơi rảnh rỗi một tẹo là tớ lại có cảm giác buồn buồn, thắc thỏm không yên. Một nửa của tớ ở đây, còn một nửa dường như ở nhà. Có cảm giác như một phần máu thịt của mình đang bị kẻ nào đó đe dọa. Trong đầu tớ chờn vờn những hình ảnh về Trường Sa, Hoàng Sa… cho dù chưa bao giờ tớ đặt chân đến đó. Nhưng tớ rất thích những buổi tối giao thừa được ngồi trước tivi và nghe các anh lính đảo trò chuyện với đất liền, được nhìn thấy họ đã làm gì để có một cái Tết trong một điều kiện sống và làm việc khắc nghiệt…Trường Sa, Hoàng Sa là một phần thiêng liêng trong hai tiếng “Tổ quốc”

    Tớ không phải là một nhà sử học và cũng không phải một chính trị gia. Tớ chỉ là một người dân yêu nước. Và tớ tin tất cả chúng ta đều đang chia sẻ cùng một cảm xúc tức giận và bức bối này, dù bằng cách này hay cách khác.

    Có những cuộc chiến bằng súng đạn mà người ta có thể nhìn thấy nhưng tớ đang nghĩ đến một cuộc chiến khác, một cuộc cân não thực sự và cũng không kém căng thẳng – cuộc chiến về kinh tế.

    Tớ thấy nguy cơ đe dọa đất nước mình đến từ những hoa quả đầy hóa chất tràn qua biên giới vào thị trường nội địa. Nó không đầu độc người dân mình ngay lập tức mà nó gây tác hại về lâu dài. Những đồ chơi rẻ tiền độc hại vẫn ngày ngày được tiêu thụ với số lượng lớn trên hàng Mã, tràn về nông thôn. Bước chân vào siêu thị thấy hàng Trung Quốc vẫn còn nhiều hơn hàng Việt Nam đơn giản vì hàng của họ giá rẻ hơn và mẫu mã phong phú hơn- điều mà ta chưa làm được.

    Tớ thấy nguy cơ khi người dân mình cũng chưa có ý thức về điều này, không mong muốn bảo vệ chính cộng đồng của mình. Để xuất hàng sang Mỹ sang Châu Âu, họ đã phải vượt qua những tiêu chuẩn như thế nào, thế mà, Hiệp hội người tiêu dùng của Châu Âu còn phàn nàn về chất lượng hàng hóa. Vậy mà họ tha hồ xuất hàng sang nước mình mà dường như không vượt qua một thứ rào cản nào về chất lượng, gà cúm họ xuất sang nước mình hàng lô. Họ nghĩ ra đủ trò để hại các doanh nghiệp mình, tung hứng giá cả để dồn ép người dân bán từng quả dưa hấu, trái cau…v..v. Người dân vẫn hàng ngày ăn uống những quả táo to đẹp mà không biết rằng nếu không để trong tủ lạnh thì vài tháng quả táo đó vẫn đẹp như vậy nhờ hóa chất.

    Chừng nào nước mình còn nghèo, cái đói cái khổ vẫn còn thì người dân vẫn còn tiêu thụ những hàng hóa rẻ tiền độc hại như vậy vì suy cho cùng, họ không còn sự lựa chọn nào khác.

    Tớ nghĩ nhiều đến việc ở gần một nước lớn và ta phải đối mặt với hàng ngàn hàng vạn các nguy cơ đến từ mọi phía. Lịch sử đã chứng minh những nguy cơ ấy là có thật, và giờ đây, chúng ta lại phải một lần nữa đối mặt với nó. Nhưng mình nhỏ hơn họ và đất nước ấy đang lớn mạnh từng ngày từng giờ, họ tăng trưởng kinh tế hai con số và họ đang trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Họ muốn bành trướng và muốn thôn tính những mảnh đất nhiều tiềm năng và trù phú. Đó là một nguy cơ hiện hữu. Vậy mình có thể làm gì?

    Thực ra chuyện một nước nhỏ có thể sống yên ổn hay không phụ thuộc phần lớn vào tiềm lực kinh tế của đất nước và ý thức dân tộc của người dân. Về ý thức dân tộc thì có lẽ chẳng có gì phải bàn nhiều. Chúng ta đều yêu nước, và chúng ta đã chứng minh trong suốt lịch sử tồn tại của mình rằng, chúng ta không chịu khuất phục bất cứ kẻ thù nào. Chúng ta mong muốn sống trong hòa bình nhưng phải là thứ hòa bình trong độc lập tự chủ.

    Bao nhiêu con người ngã xuống, họ thậm chí không nghĩ quá nhiều rằng họ đang hy sinh để trở thành anh hùng vĩ đại, mà chỉ đơn giản họ nghĩ rằng, kẻ nào xâm lăng đất nước máu thịt của họ, ngăn cản những con người họ yêu quý sống trong hòa bình, kẻ đó phải từ bỏ dã tâm ấy. Và giản đơn như vậy, nhưng những con người ấy đã sống, chiến đấu và hy sinh đến hơi thở cuối cùng từ hàng nghìn năm nay. Mỗi tấc đất ta đang đi dưới chân đều có máu xương của bao nhiêu thế hệ từ thủa lập nước. Đến lịch sử hiện đại, tớ tin rằng, mỗi gia đình chúng mình, không gia đình nào là không có ít nhất một người thân hy sinh trong chiến tranh. Để chúng ta làm gì với ngày hôm nay?

    Tớ rất nhớ một thầy giáo đã đặt ra cho bọn tớ một câu hỏi: Các em có nên vui mừng với con số tăng trưởng 8% kinh tế một năm của nước ta không?

    Tất nhiên, nếu hồn nhiên mà trả lời là có thì hơn 20 năm nữa chúng ta mới đuổi kịp Singapo hiện nay – một đất nước với chỉ hơn 40 năm tuổi. Mà 20 năm nữa họ đã đi đến đâu nữa rồi, họ đâu có dừng lại để đợi!.

    Lại đặt tiếp một vấn đề khác từ câu hỏi 8%, nhẩm tính sơ sơ, một đất nước với 80 triệu dân, mà GDP hiện nay của nước ta vào khoảng 265 tỷ USD, tức là mỗi người dân, suốt một năm ròng làm được tăng hơn năm trước (tính bằng mức đóng góp vào GDP) là chỉ khoảng 265 USD tức là khoảng 4 triệu đồng (chưa kể đến lạm phát). Và theo tính toán của Mekong Capital thì phải 12.7 năm nữa chúng ta mới đuổi kịp Trung Quốc về bình quân GDP đầu người. Hiện tại bình quân GDP đầu người của nước mình chỉ bằng 42% của họ mà thôi. Đó là một con số không thể chấp nhận được với một dân tộc với hơn 80 triệu dân thông minh và sáng tạo.

    Cũng lại từ con số 8%, ta tự hỏi tiếp, tại sao ta không thể tăng trưởng kinh tế hai con số? Trong thời kỳ phát triển nóng của mình, các nước như Singapo, Trung Quốc, Thái Lan tăng trưởng hai con số là chuyện bình thường. Trung Quốc duy trì mức tăng trưởng kinh tế 2 con số trong suốt nhiều năm liền. Kể ra thì 8% quả là cao nhất nhì trong khu vực châu Á thật. Nhưng trong điều kiện những nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, họ đã qua giai đoạn tăng trưởng nhanh mạnh thì con số đó là rất cao, nhưng với một nền kinh tế mới nổi thì ta không thể hài lòng với con số đó được.

    Lại tiếp nữa, ta có thể vui mừng vì ta vừa nhận một khoản viện trợ ODA lớn kỷ lục, rồi nước này nước kia viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam không? Sao ta không nghĩ đến một ngày ta có thể như Thái Lan tuyên bố với thế giới là Việt Nam giờ không cần phải nhận viện trợ nữa. Chúng ta có thể kinh doanh và phát triển bằng chính những đồng vốn của nền kinh tế nước mình?

    Nước mình nhỏ?

    Nhiều khi tớ tự hỏi, có phải vì nước mình nhỏ? Thực ra, nước mình không hề nhỏ cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Dải đất hình chữ S còn to hơn rất nhiều những nước khác trên thế giới. Còn dân số đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Nước ta không hề nhỏ. Chúng ta có đủ tài nguyên về con người và về chất xám để sánh cùng rất các nước trên thế giới. Thái Lan cũng là một nước nhỏ, Singapo còn nhỏ hơn, tại sao họ có thể đi trước Trung Quốc những 14 năm và hơn nữa về thu nhập GDP đầu người? Họ cũng đều giàu lên bằng trí tuệ và chất xám của những công dân của họ.

    Tớ lại tự hỏi, tại sao họ có tới 3 trường đại học đứng trong top 100 trường đại học lớn nhất thế giới, còn Việt Nam giờ trở thành một thị trường giáo dục béo bở hấp dẫn trong con mắt các nước trong khu vực và trên thế giới. Họ đua nhau xin giấy phép mở trường đại học ở nước mình, họ thấy tiềm năng lớn quá. Tại sao? Vì chúng ta chưa có nổi một trường tầm cỡ khu vực?

    Có một câu chuyện rằng khi giáo sư Phan Dũng, người đưa Phương pháp luận sáng tạo vào Việt Nam, một người nổi tiếng được biết đến ở nhiều trường đại học lớn của thế giới, được mời sang giảng dạy ở Malaysia, ông có nói rằng, giờ thì họ mời mình đi dạy, chẳng khéo sau họ sẽ sang mình mở lớp phương pháp luận sáng tạo! Liệu ta có thể chấp nhận được điều này?

    Đôi khi tớ nghĩ, có thể mình sẽ sống một cuộc sống bình thường, đơn giản vì mình ở Hà Nội và mình an toàn. Mình sẽ có một công việc làm ổn định, lập gia đình và có con cái. Mức thu nhập không quá cao để xây biệt thự, nhưng chắc cũng đủ nuôi con ăn học. Đấy là ước mơ đơn giản của tớ. Nhưng đôi khi tớ muốn làm một điều gì đó nhiều hơn như vậy, dù chỉ là một chút. Nếu ta là Nhật Bản, là Hàn Quốc thì đúng là sẽ không một đất nước nào có thể đe dọa đến sự bình yên của ta được.

    Tớ cũng chưa biết sẽ bắt đầu từ đâu và phải làm gì, nhưng tớ hiểu một điều, những gì ta đang trải qua hôm nay giúp ta nhận ra một bài học rằng, một dân tộc nếu muốn sống hòa bình và được nể trọng, dân tộc đó phải giàu lên bằng bàn tay khối óc của mình.

    Nhưng một công dân nhỏ bé liệu có thể làm được gì nhiều, tớ tự hỏi? Nhưng nghĩ như vậy thì không đúng cho lắm, vì một dân tộc đâu có dựa vào một công dân vĩ đại nào, nó được tạo nên từ hàng triệu công dân đấy chứ! Chúng ta không nhỏ bé và có một thứ còn lớn hơn cả bản thân ta, mà không ai được phép xúc phạm, đó là Tổ quốc, là lòng tự hào dân tộc thiêng liêng.

    Tớ tin rằng, cuộc sống, trái tim và lòng yêu nước thực sự sẽ chỉ cho chúng mình những con đường đi tới đích. Khát vọng về một đất nước giàu đẹp, xóa bỏ cái mặc cảm và nỗi nhục của một đất nước nghèo nàn không phải chỉ của một thế hệ mà của nhiều thế hệ và ta phải góp phần làm nên điều ấy.

    Người Việt Nam với những giá trị văn hóa và trí tuệ phải ngẩng cao đầu trước thế giới, chúng ta không thể mãi nằm trong danh sách những nước thuộc thế giới thứ ba được… Có thể các bạn cũng đồng ý với tớ rằng thực tế đã và đang chứng minh chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều đó.

    Vậy chúng ta có gì? Bàn tay để lao động, khối óc để sáng tạo và trái tim để yêu những người ta yêu quý và yêu nước…Nếu ta làm việc và lao động, sáng tạo hết sức mình, không có lý gì đất nước ta lại nghèo, và không có cớ gì để Tổ quốc lại bị đe dọa cả.

    Và chắc hẳn chúng ta đều nhớ câu hát trong bài hát chúng ta hay hát :“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”

      bởi Lương Hoàng Sơn 06/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON