YOMEDIA
NONE

Chứng minh rằng văn học dân tộc luôn ca ngợi những ai biết thương người như thể thương thân và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ trước những người gặp hoạn nạn

Lưu ý: Không sao chép trên mạng
Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Chúng ta có thể thấy, trong tất cả các tác phẩm văn học, không có tác phẩm nào là không nhắc tới tình thương. Thật vậy, văn học và tình thương là hai khái niệm đan xen, không thể tách rời.

    Ca dao có câu:

    Bầu ơi! Thương lấy bí cùng,
    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

    Điều đó đã nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu đồng loại. Đó cũng là bản chất tốt đẹp của dân tộc ta. Ông cha ta đã để lại cho chúng ta một kho tàng văn học vô cùng quý giá về lòng thương người. Người xưa khi để lại những áng văn thơ bất hủ ấy không chỉ muôn chúng ta biết và tự hào về truyền thống “Thương người như thể thương thân” mà còn muôn chúng ta giữ gìn và phát huy những truyền thống đó. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu lòng nhân ái được thể hiện qua văn thơ như thế nào? Có lẽ trong thời thơ ấu, không đứa trẻ nào lại không được bà hay mẹ kể cho nghe những câu chuyện cố tích li kì, hấp dẫn Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là truyện tưởng tượng, nó cũng được gửi gắm rất nhiều suy nghĩ và tình cảm của dân tộc ta. Chúng ta hãy bước vào thế giới cổ tích và tìm đến với những câu chuyện về lòng nhân ái. Có lẽ câu chuyện Thạch Sanh đã thành quen thuộc với chúng ta. Thạch Sanh là một chàng trai khoẻ mạnh, tốt bụng. Ngược lại, Lí Thông là một kẻ mưu mô, xảo trá. Lí Thông đã nhiều lần hãm hại chàng Thạch Sanh nhưng đều thoát được. Khi Thạch Sanh đã cưới được công chúa, hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, hội binh lính mười tám nước chư hầu kéo sang đánh. Thạch Sanh liền một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay, không còn nghĩ tới chuyện đánh nhau. Cuối cùng, các hoàng tử phải cởi áo giáp xin hàng, Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Vậy tại sao Thạch Sanh lại không mang quân ra đánh? Thạch Sanh vốn là một con người nhân hậu, chàng không muốn nhiều binh sĩ phải chết vì chiến tranh phi nghĩa. Tại sao tiếng đàn Thạch Sanh lại làm hại được quân mười tám nước hùng mạnh? Khi binh sĩ đầu hàng, chàng không những không đánh họ, mà còn sai người mang cơm ra thết đãi. Thạch Sanh thật là một con người vô cùng độ lượng. Kết thúc câu chuyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Đó thật là một kết thúc có hậu phải không các bạn? Tuy trong truyện có những chi tiết tưởng tượng li kì, không có thật, nhưng câu chuyện đã cho ta thấy ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo của nhân dân ta.

    Nhưng không chỉ trong truyện cổ tích, ngay đời sống hằng ngày cũng có những con người như vậy, những con người luôn quan tâm tới người khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người sống suốt đời “vì nước quên mình”, Bác sống cho đất nước, nhân dân. Văn học ngợi ca điều đó nên những vần thơ viết về Bác luôn là những vần thơ ngợi ca:

    “Bác sống như trời đất của ta

    Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa

    Tự do cho mỗi đời nô lệ

    Sữa để em thơ lụa tặng già”

    Văn chương luôn ngợi ca những người hết lòng vì người khác, nhưng đồng thời cũng luôn lên án và phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. Lí Thông luôn dửng dưng trước khó khăn mà Thạch Sanh gặp phải, bởi vậy hắn phải chịu kết cục bị biến thành bọ hung. Đọc Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, thấm đẫm trong từng trang văn là thái độ phê phán, chán ghét đến tận cùng của tác giả với những tên quan lại và tay sai mải chơi bài bạc, bỏ mặc cảnh lầm than của nhân dân khi chống chọi và đương đầu với lũ lụt, đê vỡ. Trong “Thời thơ ấu” của Nguyên Hồng, tác giả luôn lên án và phê phán người cô dửng dưng thờ ơ chỉ biết gieo vào đầu đứa trẻ sự thù ghét với người mẹ,... Văn chương, xét đến cùng phê phán những người dửng dưng thờ ơ trước khó khăn hoạn nạn như vậy, cũng chính bởi xuất phát từ tình thương yêu con người.



    Qua những sáng tác văn học trên, chúng ta thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn ca ngợi những ai biết “Thương người như thề thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. Chúng ta cần phải biết thương yêu người khác thì mới có thể trở thành người tốt được.

    Chứng minh văn học dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết: Thương người như thể thương thân và phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng với người gặp nạn được

     

      bởi Công Đang’s Đi's Học's 28/05/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF