YOMEDIA
NONE

Chứng minh Chiếu dời đô là 1 văn kiện chính trị có ý nghĩa...

Chiếu dời đô là 1 văn kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử to lớn thể hiện tầm nhìn sáng suốt của Lí Công Uẩn. Dựa vào văn bản Chiếu dời đô em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Giúp mik vs mai mik kiểm tra rồi

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Với lịch sử Việt Nam, Chiếu dời đô có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình xây dựng và phát triển của dân tộc. Riêng với thủ đô Hà Nội, Chiếu dời đô còn có ý nghĩa thiêng liêng đánh dấu bước phát triển của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến.

    Chiếu dời đô hay Thiên đô Chiếu là văn bản do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa Xuân năm 1010 để chuyển kinh đô nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) thành Đại La (Hà Nội) ngày nay.

    Nhân kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long, NXB Giáo dục đã xuất bản Chiếu dời đô dưới dạng sách bao gồm 3 thứ tiếng: Tiếng Việt, Tiếng Anh và chữ Hán theo nguyên bản của Chiếu dời đô.

    Chiếu dời đô gắn liền với công lao của Lý Công Uẩn. Ông là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang. Ông sinh ngày 12/2 năm Giáp Tuất (tức 8/3/974); mất ngày 3/3 năm Mậu Thìn (tức 31/3/1028), thọ 55 tuổi. Mẹ ông họ Phạm, từ năm ba tuổi, ông đã làm con nuôi của sư Lý Khánh Văn. Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Năm 1009, Lê Ngọa Triều mất, ông được quần thần tôn lên làm vua, đổi niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, nhân đó để lại áng văn Thiên Ðô Chiếu. Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, và rất hâm mộ Phật giáo.

    Lý Công Uẩn viết bản Chiều dời đô để tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (là nơi ẩm thấp, chật hẹp) ra thành Đại La. Tương truyền, khi thuyền vua đến dưới thành thì có điềm tốt: Con rồng vàng bay lên, vua nhân đó đổi tên thành Thăng Long.

    Với nhiều nhà nghiên cứu, Chiếu dời đô được coi là một mẫu mực về việc trù liệu cho sự phát triển vững bền kinh đô Thăng Long - Đại Việt. Toàn bộ bản dịch chữ Quốc ngữ của Chiếu dời đô như sau:

    Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh 5 lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương 3 lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.

    Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.

    Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?

    Có lẽ với nhiều người dân Việt Nam, ai cũng có đôi lần tò mò muốn biết Chiếu dời đô như thế nào? Lý Công Uẩn (sau này đổi hiệu thành Lý Thái Tổ) viết gì trong đó. Bởi Chiếu dời đô dường như ai cũng từng hơn một lần được nghe nói đến, song không phải ai cũng có điều kiện để đọc và biết đến nội dung cụ thể trong đó. Vì thế Chiếu dời đô được xuất bản dưới dạng sách sẽ thực sự hấp dẫn với công chúng.

    Không chỉ với độc giả trong nước, mà đây còn là dịp để độc giả nước ngoài được đọc và hiểu về một văn bản lịch sử quan trọng của đất nước Việt Nam. Trên giá sách của mỗi gia đình có cuốn Chiếu dời đô hẳn sẽ làm cho tủ sách gia đình giá trị hơn, bởi đây là tác phẩm có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Tác phẩm còn làm cho mỗi người Việt thêm tự hào về cội nguồn và lịch sử nước nhà.

    H.S

    TRÍCH DẪN ĐẶC SẮC

    "Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, là chiếu lệnh, một lời hịch, tự tay vua viết, ban ra để nói rõ cho quần thần, trăm họ biết về một về một quyết sách lớn của triều đình là dời đô, và kêu gọi sự đồng lòng. Đây là một văn kiện mang ý nghĩa vô cùng to lớn, là tác phẩm bất hủ về nhiều mặt: văn chương, lịch sử, chính trị, địa lý, triết học…

    Về văn chương: Chiếu dời đô là áng văn lớn, giàu hình tượng, có trí tưởng tượng phong phú và có tính dự báo rất xa: “Huống chi thành Đại La… ở khu vực giữa trời đất, có được thế đất rồng cuốn, hổ ngồi; chính vị đông, tây, nam, bắc; tiện nghi phía trước là sông, phía sau là núi. Khu vực ấy rộng rãi, bằng phẳng; đất ở đấy cao ráo, sáng sủa, dân cư không bị ngập chìm tối tăm khổ sở, muôn vật thịnh vượng, tốt tươi…(CDĐ). Không có trí tưởng tượng phong phú làm sao có được hình tượng giữa trời đất… rồng cuốn, hổ ngồi”? Còn tính dự báo thì hẳn ai đọc Chiếu dời đô cũng biết, cho đến bây giờ Thủ Đô của nước Việt thế kỷ XXI vẫn là Thăng Long ngàn năm trước của Lý Công Uẩn. Theo nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễn, cụ Bùi Huy Bích (1744-1818) đã chọn Chiếu dời đô vào công trình Hoàng Việt văn tuyển, là tuyển văn thơ cổ của nước ta “chứng tỏ cụ là nhà làm văn tuyển có con mắt rất tinh tường”. Nhà văn Gia Dũng, khi biên soạn tập tuyển thơ Ngàn năm thương nhớ (tuyển thơ Thăng Long - Hà Nội 1010 - 2010) rất công phu, dày hơn 2000 trang đã xếp Chiếu dời đô là bài thơ đầu tiên của tuyển. Trong Lời nói đầu, Gia Dũng viết: “Chiếu dời đô là bài thơ đầu tiên của tổ tiên ta viết về Thăng Long - Hà Nội, và đến muôn sau, mãi mãi Chiếu dời đô vẫn là bài thơ đẹp nhất, hay nhất, trữ tình nhất về Thăng Long - Hà Nội”. Tại sao các học giả lại gọi Chiếu dời đô là một áng thơ? Vì đó là bài thơ văn xuôi truyền được sự được sự xúc động của Lý Công Uẩn tới người đọc ngàn năm sau về một hình tượng thơ lớn là Thăng Long “rồng cuốn, hổ ngồi” rất ám ảnh. Chính từ hình tượng thơ trong Chiếu dời đô đó mà Lý Công Uẩn đã đổi tên thành Đại La thành Thăng Long chăng? Nhìn thấy Đại La là đất Thượng đô của Thượng đô muôn đời cũng là một hình tượng thơ lớn, tỏ rõ cái chí vì nước vì dân của Lý Công Uẩn.

    Về mặt triết lý, Lý Công Uẩn dựa vào để lý giải việc đời đô là “Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi ” (CDĐ). Mệnh trời là cái tất yếu, không thể cưỡng lại, đó cũng có thể là “sao chiếu mạng” trong lý số học, mà có thời người ta cho là mê tín dị đoan. Còn ý của dân - đó là chỗ dựa bền vững nhất của mọi triều đại. Cái gì dân không theo thì đừng làm. Nâng thuyền cũng là dân. Lật thuyền cũng là dân (Nguyễn Trãi). Cho nên kết thúc bài “hịch” (tức kêu gọi), Lý Công Uẩn viết rất “do dân, vì dân”, muốn mọi người cùng chung sức làm việc lớn: “Trẫm muốn nhân địa lợi ấy để định đô ở đó, các khanh nghĩ thế nào?”.

    Về mặt địa lý, Lý Công Uẩn chắc chắn là người rất giỏi xem long mạch đất. Một năm trước lúc lên làm vua ông là quan nhà Tiền Lê, chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Lúc đó ông đã ấp ủ, nung nấu chuyện dời đô ra thành Đại La rồi. Nên mới lên làm vua là ông ban Chiếu dời đô ngay. Những năm làm quan dưới triều nhà Đinh và Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư ông đã thấy được đóng đô Hoa Lư chỉ với mục đích phòng thủ, cố thủ, thiển cận, tạo cho vua quan thói quan ăn chơi hưởng lạc, không có tương lai cho vương triều và thần dân trăm họ. Hoa Lư là vùng đất chật hẹp và bị núi bao bọc, ra vào chỉ có một đường độc đạo. Thế thủ thì tốt thật, song không có lợi cho việc xây dựng và phát triển vương triều cũng như đất nước lâu dài. Thực tế Hoa Lư là mạch đất không phải đất “đế đô” nên hai triều Đinh và Tiền Lê luôn trong nội bộ bất ổn, vương triều tồn tại không được bao lâu (Triều Đinh hai đời vua, tồn tại 13 năm (968-980), triều Tiền Lê ba đời vua, tồn tại 29 năm (981-1009)). Theo Nguyễn Tài Thư, ở Hoa Lư, “cảnh vua - tôi, cha - con, anh - em dòng họ thống trị luôn nghi kỵ nhau, ám hại nhau liên tục xảy ra. Đinh Liễn giết em là Hạng Lang lúc Đinh Tiên Hoàng còn sống, rồi Đỗ Thích là bề tôi trong cung giết cả Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn; Lê Đại Hành (Lê Hoàn) vừa mất thì ba con của ông đánh nhau, tranh nhau ngai vàng, rồi Lê Long Đĩnh giết em là Lê Long Việt mới làm vua được ba ngày để tự mình lên ngôi, rồi ăn chơi trác táng để lại tiếng xấu trong lịch sử là vua Lê Ngọa Triều… Cảnh tượng đó khiến người nào làm vua cũng đều có tâm trạng hoang mang, phải đối phó”. Từ bài học đau xót đó, khi lên ngôi, Lý Công Uẩn cho rằng hai triều Đinh, Lê là “quên mệnh trời”, “cứ ở mãi trong ấp nhỏ của mình” (“Thế mà hai nhà Đinh, Lê mới vì riêng mình, quên mệnh trời, cứ yên ở mãi ấp nhỏ của mình nơi ấy, để đến nỗi đời chẳng được dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không thích hợp, Trẫm rất thương xót, không thể không di dời khỏi nơi đó - CDĐ). Nhất định trước khi lên ngôi vua, Lý Công Uẩn với sự giúp đỡ của sư Vạn Hạnh, sư anh Lý Khánh Vân và tướng Đào Cam Mộc (người Thanh Hóa) đã đi thị sát Đại La nhiều lần, đã phát hiện ra mạch đất Đại La là huyệt đất “đế vương” muôn đời “Ngắm xem khắp nước Việt, thấy đây là vùng đất có phong cảnh tốt đẹp nhất, thực là nơi trọng yếu cho bốn phương hội tụ; là đất Thượng đô của Thượng đô muôn đời.” (CDĐ), nên ông quyết tâm dời đô ra đó. Và quyết định đó là chính xác tuyệt đối.

    Về chính trị và kinh tế, Sau khi dời đô, triều Lý phát triển rất hưng thịnh..." - Ngô Minh

    THÔNG TIN KHÁC

    Đây là ấn phẩm chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, được trình bày bằng 3 thứ tiếng: Hán-Việt-Anh trên chất liệu giấy dó kích thước 21 x 100 cm. Nguyên bản tiếng Hán được trình bày trên một mặt giấy, do nhà thư pháp Nguyễn Văn Bách thể hiện. Mặt còn lại gồm tiếng Việt và tiếng Anh. Phần thư pháp tiếng Việt do họa sĩ Nguyễn Thành Đàm thể hiện. Bản Chiếu sử dụng hoa văn lá đề và hoa văn rồng thời Lý, được vẽ hoàn toàn bằng tay, kể cả phần hộp. Đây là thành quả lao động của 10 biên tập viên, họa sĩ, nghệ sĩ trong hơn 1.000 giờ làm việc miệt mài, chào mừng Thăng Long - Hà Nội 1.000 năm tuổi.

      bởi Ngọc Hân 02/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF