YOMEDIA
NONE

Trình bày nguyên nhân, kết cục, tính chất của chiến tranh thế giới thứ hai?

Trình bày nguyên nhân, kết cục, tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai? Liên hệ tình hình thế giới hiện nay?Nhiệm vụ của chúng ta?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • * Nguyên nhân:

    - Giữa các nước đế quốc nảy sinh mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa

    - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm gay gắt thêm các mẫu thuẫn đó --> hình thành 2 khối quân sự đối địch nhau

    + Khối đế quốc: Anh, Pháp, Mĩ

    + Khối phát xít: Đức, Ý, Nhật Bản

    => Cả 2 khối ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh

    - Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát động chiến tranh

    - Các nước Anh-Pháp-Mĩ thực hiện đường lối nhượng bộ, thỏa hiệp các nước pháp xít nên tạo điều kiện cho các nước phát xít lấn tới gây chiến tranh.

    * Kết cục:

    - Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức- Nhật Bản. Khối đồng minh Liên Xô- Anh-Mĩ giành thắng lợi

    - Chiến tranh thế giới thứ 2 là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người( 60 triệu người chết, 90 triueej người bị thương và những thiệt hại về vật chất khổng lồ

    - Chiến tranh kết thúc--> những biến đổi căn ản của thế giới

    * Tính chất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa

      bởi Phạm Thịnh 23/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở I-ta-li-a, Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.
    Giữa các nước đế quốc dần dần hình thành hai khối đối địch nhau : khối Anh - Pháp - Mĩ và khối phát xít Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản. Hai khối đế quốc này mâu - thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Khối Anh - Pháp - Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Do chính sách thỏa hiệp này, sau khi sáp nhập nước Áo vào Đức, Hít-le chiếm Tiệp Khắc (tháng 3 - 1939). Tuy vậy, thấy chưa đủ sức đánh Liên Xô, Hít-le quyết định tấn công các nước châu Âu trước. Ngày 1-9-1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngay sau đó, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

      bởi Thu Thu 30/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON