YOMEDIA
NONE

Tình hình hiện nay của nước Mĩ sau sự kiện ngày 11/9/2001?

Tình hình hiện nay của nước Mỹ sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Tham khảo nhé bạn:

    Tình hình hiện nay của nước Mĩ sau sự kiện ngày 11/9

    Chính trị

    Trước ngày 11/9/2001, các quan chức cấp cao của Mỹ không coi chủ nghĩa khủng bố hay chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là ưu tiên hàng đầu. Sau "ngày đen tối", tất cả mọi thứ đều thay đổi. Quốc hội Mỹ thông qua một loạt các chính sách cũng như đạo luật mới nhằm ngăn chặn mối đe dọa này.

    Luật An ninh nội địa cùng với Bộ An ninh nội địa ra đời là một trong những thay đổi lớn nhất trong cơ cấu chính phủ Mỹ kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Bên cạnh đó, các nghị sĩ cũng phê chuẩn hoặc sửa một số luật khác như Luật Yêu nước, Luật Chống khủng bố, Luật Giám sát tình báo nước ngoài.

    Chính sách đối ngoại và quốc phòng cũng bước vào "cuộc cách mạng". Sau sự kiện 11/9, chính quyền Bush tiến hành ngay "cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố". Cuộc chiến không chỉ nhắm tới lực lượng Al Qaeda mà còn nhằm vào chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Washington chủ trương áp dụng chiến thuật đánh đòn phủ đầu, thứ khiến Mỹ "sa lầy" nhiều năm ở chiến trường Iraq và Afghanistan.Quốc hội Mỹ trao nhiều quyền hơn cho bộ máy hành pháp và cho phép các cơ quan đó can thiệp sâu vào nhiều khía cạnh đời tư của người dân, bao gồm cả nghe trộm điện thoại cũng như đọc lén thư tín, đồng thời tăng cường xây dựng lực lượng quân sự và tình báo khiến chi phí quốc phòng tăng dần.

    Bên cạnh đó, mối quan hệ của Mỹ với các nước khác cũng trở nên hòa nhã và đa phương hơn. Washington đẩy mạnh việc tăng cường liên kết đồng minh và quan hệ đối tác giữa các cường quốc cũng như thực hiện các hành động ngăn cản nguy cơ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

    Kinh tế

    Sau sự kiện 11/9, nền kinh tế Mỹ trở nên bấp bênh, tăng trưởng không ổn định. Hai cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq cộng với chi phí cho các biện pháp chống khủng bố trong nước khiến ngân sách quốc phòng và chi phí an ninh trong nước tăng một cách chóng mặt. Nhà Trắng đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách lớn.

    Tình trạng bất ổn tại Trung Đông khiến giá dầu và giá vàng tăng mạnh, kéo theo nhiều loại hàng hóa khác tăng trong khi đồng USD giảm giá. Những động thái ấy tác động tiêu cực tới quá trình phục hồi kinh tế, biến nó thành một vòng luẩn quẩn dường như không thể chấm dứt.

    Năm 2007, khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng. Hàng loạt tập đoàn lớn tuyên bố phá sản. Lòng tin của người tiêu dùng giảm mạnh, nền kinh tế Mỹ vốn đã rơi vào tình trạng suy thoái lại càng trở nên khó khăn hơn.

    Xã hội

    Người Mỹ trở nên cẩn trọng hơn bao giờ hết. Một "ngành công nghiệp chống khủng bố" ra đời. Từ các nhà ga, bến tàu, sân bay tới các địa điểm quan trọng khác, quy trình kiểm tra an ninh trở nên gắt gao hơn. Các kỹ năng đối phó với khủng bố xuất hiện trong các chương trình đào tạo, đặc biệt đối với ngành hàng không.Sau vụ khủng bố 11/9, nhiều sự thay đổi lớn xuất hiện trong xã hội Mỹ. Người Mỹ lần đầu tiên hiểu ra rằng họ hoàn toàn không "miễn nhiễm" với chiến tranh hay các vụ khủng bố, dù lãnh thổ đất nước gần như hoàn toàn "đứng ngoài" hai cuộc chiến tranh thế giới.

    Các điều tra xã hội học cho thấy, sau thảm họa 11/9, người Mỹ trở nên quan tâm hơn tới cuộc sống gia đình và dành nhiều thời gian hơn để ở bên người thân. Họ đến nhà thờ cầu nguyện thường xuyên hơn và thể hiện lòng yêu nước nồng nàn hơn bằng việc treo quốc kỳ vào các ngày lễ trong năm.

    Tuy nhiên, vụ khủng bố cũng khiến dư luận coi thường và phân biệt đối xử với người Hồi giáo và người gốc Ả rập ở Mỹ. Theo thống kê của một số hiệp hội người Mỹ gốc nam Á, trong một tháng sau thảm họa, khoảng 650 vụ tấn công người gốc Nam Á cũng như các nhà thờ Hồi giáo xảy ra trên khắp nước Mỹ. Cảnh sát, tòa án không điều tra hoặc xét xử nhiều vụ như vậy.

    Tick nếu bạn thấy đúng nhéleuleu

      bởi Săn Mồi Cao Thủ 18/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Sáng 11/9/2001, người dân New York đến công sở như mọi ngày. Cách đó 530 km, 19 kẻ sắp thực hiện phi vụ cuối cùng trong đời khiến nước Mỹ mãi mãi thay đổi.

    La'Damien Smith, 25 tuổi, vẫn nhớ như in những gì xảy ra vào một ngày tháng 9 năm 2001. Hôm đó, cậu là một trong 16 học sinh lớp CE1, trường Tiểu học Emma E. Booker, bang Florida, có vinh dự đón Tổng thống George W. Bush.

    “Tôi ngước lên, thấy một người đàn ông tiến lại và thì thầm vào tai tổng thống điều gì đó. Mặt ông đột nhiên biến sắc. Lúc đó tôi tự hỏi liệu chuyện gì khủng khiếp đã xảy ra”.

    11/9/2001 va khoanh khac thay doi nuoc My mai mai hinh anh 1 Khuôn mặt sững sờ của ông Bush. Ảnh: Getty.

    Hình ảnh mà Smith ghim sâu vào tâm trí cũng là khoảnh khắc lịch sử mà truyền hình ghi lại được. Đó là vẻ hoảng hốt và sững sờ trên gương mặt Tổng thống George W. Bush khi Chánh văn phòng Nhà Trắng Andrew Card thông báo với ông về sự kiện xảy ra cách đó 1.200 km, sự kiện làm thay đổi nước Mỹ mãi mãi.

    Những giây phút kinh hoàng tại Mỹ ngày 11/9/2001 Tiếng la thất thanh "Ôi lạy Chúa tôi" từ những người nhìn thấy cảnh chiếc máy bay khủng bố lao vào tòa tháp đôi ở New York 16 năm trước sẽ mãi mãi là nỗi ám ảnh của nhân loại.

    Chuyện gì đang xảy ra?

    New York, thứ ba, ngày 11 tháng 9, năm 2001…

    Mùa hè dần biến mất khỏi đô thị lớn nhất nước Mỹ, nơi sinh sống và làm việc của hàng triệu con người từ khắp nơi trên thế giới. Thời tiết đủ đẹp để khiến nhiều người xao nhãng khỏi công việc thường ngày.

    Không nằm trong số đó, Lucio Caputo luôn là người đúng giờ. Văn phòng của anh nằm trên tầng 78 của tòa tháp phía bắc thuộc tổ hợp Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center).

    11/9/2001 va khoanh khac thay doi nuoc My mai mai hinh anh 2 2 tòa tháp WTC nổi bật trên đường chân trời của New York. Ảnh: Getty.

    Đúng 8h46, một tiếng nổ chói tai vang lên, chiếc máy bay mang số hiệu 11 của American Airlines đâm vào tầng 93 đến 99 của toà tháp phía Bắc. Caputo cho biết khi vụ việc xảy ra, anh đang ở trong văn phòng. 

    Tòa tháp lắc lư, còi báo động vang lên ầm ĩ, đèn tắt. Mọi người ra khỏi văn phòng xem chuyện gì xảy ra. Tiếng khóc và tiếng la hét ở khắp mọi nơi.

    "Sau khi trở lại văn phòng, tôi lấy một số thứ cần thiết như đèn pin, điện thoại, khăn và chai nước rồi chạy về phía cầu thang."

    Người đàn ông này cho hay, trên đường chạy, một người bạn đã gọi điện và báo chuyện máy bay đâm vào tòa tháp nơi anh làm việc. "Khi chạy xuống tầng 50, tôi gặp rất nhiều người đến từ các tầng khác nhau. Những người đi xuống từ tầng phía trên bị thương rất nặng", Caputo chia sẻ.

    11/9/2001 va khoanh khac thay doi nuoc My mai mai hinh anh 3 Nhiều người bàng hoàng, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Ảnh: AFP.

    Sau đó 17 phút, phi cơ mang số hiệu 175 của hãng hàng không United Airlines đâm vào tầng 75 đến 85 của tòa tháp phía Nam. 

    Anh Caputo, cùng hàng nghìn người có mặt trong tòa tháp vào thời điểm đó, đều không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Họ càng không thể biết rằng trong 102 phút sau đó, hơn 2.900 người mất mạng và tòa tháp dưới chân họ, biểu tượng của thành phố New York, sụp đổ hoàn toàn.

    Hàng nghìn cuộc gọi và email được gửi đi trong những phút cuối cùng của tòa tháp lịch sử. Những người mãi mãi không trở về đã nhắn nhủ lời yêu thương và dặn dò gia đình lo lắng hậu sự, trong nước mắt, trong tuyệt vọng và trong cú sốc kinh hoàng khi không hiểu chuyện gì xảy ra với thành phố của mình.

    Chẳng ai biết họ đã chết như thế nào, bị bỏng, ngạt khói, nhảy khỏi tòa nhà trong vô vọng như người đàn ông “Falling man” trong bức ảnh nổi tiếng, hay đơn giản chỉ ngồi chờ tòa tháp khổng lồ sụp đổ ngay dưới chân mình…

    11/9/2001 va khoanh khac thay doi nuoc My mai mai hinh anh 4 Nhiều người liều mình nhảy xuống tòa tháp rực lửa. Ảnh: AFP.

    Mùi xăng máy bay, sức nóng và khói bụi từ đám cháy kinh khủng đến mức khoảng 200 người đã chọn cách nhảy khỏi toà nhà tự tử để thoát khỏi chúng. 

    Những ký ức về ngày 11/9/2001 luôn là nỗi đau cùng sự ám ảnh về cơn mưa đất đá và khói bụi khi hai tòa tháp sụp đổ, về khuôn mặt thẫn thờ của hàng trăm người dân thành phố New York đi trong vô vọng, mang theo hình ảnh của người thân đang mất tích.

    Chỉ trong tích tắc, hàng nghìn người biến thành nạn nhân của một trong những vụ khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử Mỹ.

    Tấm vé lên thiên đường

    Trước đó vài giờ đồng hồ.

    Tại Portland, cách New York hơn 530 km.

    Tờ mờ sáng tại phòng số 233 thuộc khách sạn Comfort Inn, Mohamed Atta chậm rãi cạo râu và những chỗ tóc bờm xờm. Ra khỏi phòng tắm, Atta cầu nguyện với Abdul Aziz al-Omari. Hai người đàn ông cẩn thận soát lại từng mẩu giấy, đặt tay lên tấm vé máy bay rồi đọc kinh Koran.

    Xức nước hoa nhẹ, mặc chiếc áo sơ mi dài tay màu xanh nước biển thẫm, quần âu đen, thắt lưng gọn gàng, buộc thật chặt dây giày và không quên nhắc nhở al-Omari làm điều tương tự, Atta lên đường.

    Hắn biết đây là ngày cuối mình nhìn thấy ánh mặt trời.

    11/9/2001 va khoanh khac thay doi nuoc My mai mai hinh anh 5 Khoảnh khắc chiếc máy bay đầu tiên lao vào tòa tháp. Ảnh: AFP.

    5h45: Atta qua cổng an ninh sân bay Portland, bay một chuyến ngắn để tới sân bay quốc tế Logan, Boston. Tại đây, hắn lên khoang thương gia của chuyến bay định mệnh mang số hiệu 11 của hãng hàng không American Airlines, đích đến là Los Angeles.

    7h59: Chiếc Boeing 767 cất cánh muộn 14 phút so với dự định. Ít phút sau, Atta ra hiệu cho al-Omari cùng 3 tên khác rồi rút dao đâm các hành khách. Sau đó, chúng tiến vào buồng lái và làm chủ chiếc máy bay.

    8h24: Từ buồng lái, Atta biết tình hình bên ngoài bắt đầu trở nên hỗn loạn. "Chúng tôi có vài chiếc máy bay. Xin hãy yên lặng, quý vị sẽ được an toàn. Chúng ta đang trở lại sân bay", Atta nói qua bộ đàm với hành khách, nhưng rồi nhanh chóng nhận ra mình vừa phát liên lạc với trạm kiểm soát không lưu. 

    Đã luyện tập lái máy bay trong 2 năm, Atta tự tin chuyển hướng phi cơ đến New York.

    Người đàn ông Ai Cập sắp hoàn thành tâm nguyện. Sống lặng lẽ và thậm chí có thể khóc khi thấy một con côn trùng bị giết, Atta tìm ra chân lý cuộc đời từ sau chuyến đi Syria.

    Hoài bão trở thành kiến trúc sư đã bị chôn vùi từ lâu, giờ Atta chỉ còn sống và chết cho chân lý mình theo đuổi. Hắn tin 18 người anh em khác trên cả 4 chiếc máy bay cũng vậy.

    11/9/2001 va khoanh khac thay doi nuoc My mai mai hinh anh 6 Ngay khi chiếc máy bay thứ hai lao vào tòa tháp phía nam, một quả cầu lửa khổng lồ bùng nổ. Ảnh: AFP.

    8h46: Nhằm thẳng Tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới, Atta lao máy bay vào. Hắn hét lên “Allahu Akbar” trước khi giao mình cho Thượng đế. 

    New York lập tức được đặt trong tình trạng báo động. Giới chức ra lệnh phong tỏa tất cả các đường hầm và cầu trong phạm vi toàn thành phố. Mọi chuyến bay ngang qua hoặc tới New York đều bị cấm, hủy hoặc đổi đường bay.

    Lần đầu tiên trong lịch sử, Cơ quan Hàng không Hoa Kỳ (FAA) ra lệnh đóng cửa tất cả các phi trường trên nước Mỹ. Những chuyến bay đang thực hiện hành trình đều phải hạ cánh khẩn cấp. Cơ quan an ninh tổ chức sơ tán tại nhiều khu vực quan trọng như Nhà Trắng, Tòa nhà Quốc hội, Trụ sở Liên Hợp Quốc...

    Giống hàng nghìn phần tử Hồi giáo cực đoan khác, Atta cùng 18 đồng bọn của hắn trải qua những chương trình huấn luyện chuyên nghiệp nhằm chống lại phương Tây. Trong mắt chúng, Mỹ là "cái gai", là kẻ thù số một cần bị tiêu diệt càng sớm càng tốt, dẫu phải hy sinh cả tính mạng.

    Vụ khủng bố 11/9 là vết sẹo mãi mãi thay đổi nước Mỹ và cả thế giới. Trong tích tắc, gần 3.000 người cùng 19 kẻ khủng bố tàn ác thiệt mạng. 16 năm sau ngày ấy, hơn 1.000 người vẫn chưa được xác định danh tính, nước Mỹ vẫn loay hoay trong cuộc chiến chống khủng bố do chính mình khởi xướng.


    Tham khảo: Zing

      bởi N. T .K 15/09/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF