YOMEDIA
NONE

Nêu diễn biến, hậu quả của cuộc chiến tranh TG thứ 2

Nêu diễn biến, hậu quả của cuộc chiến tranh TG thứ 2

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (5)

  • Hậu quả: 60 triệu ng chết/90 triệu ng tàn tật/vật chất gấp 10 chiến tranh thế giới 1 hay bằng tổng các cuộc chiến trong 1000 năm trươcs công lại
      bởi Nguyễn Hưng 27/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Đầy đủ đây nha

      bởi Tư Tư Lạc 28/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 60 triệu người chết 90 triệu người bị thương tàn phá nặng nề với bao tổn thương nhân lại bằng các cuộc chiến tranh của 1000 năm trước cộng lại

      bởi Nguyễn Viết Minh Quang 02/01/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Châu Âu trong đống "đổ nát"[sửa | sửa mã nguồn]

    Chiến tranh kết thúc, hàng triệu người dân và người tị nạn châu Âu bị mất nhà cửa. Nền kinh tế cả châu lục sụp đổ, phần lớn các hạ tầng công nghiệp bị phá hủy. Liên Xô bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại của nền kinh tế lên đến 30%.

    Những trận ném bom của Không quân Đức vào Frampol, Wieluń và WarsawBa Lan năm 1939 đã hình thành khái niệm ném bom chiến lược nhắm hoàn toàn vào dân thường. Những trận ném bom tương tự sau đó của cả quân Đồng Minh và quân Trục đã khiến nhiều thành phố bị tàn phá nặng nề.

    Những nỗ lực tham chiến đã làm nên kinh tế Vương quốc Anh kiệt quệ. Chính phủ liên minh tạm thời trong chiến tranh bị giải thể, bầu cử mới được tổ chức và đảng của tướng Winston Churchillthất bại với số phiếu áp đảo thuộc về Đảng Lao động.

    Năm 1947, bộ trưởng quốc phòng Mỹ George Marshall đã triển khai kế hoạch phục hưng châu Âu (Kế hoạch Marshall), kéo dài từ năm 1948 - 1952. 17 tỉ USD đã được sử dụng để phục hồi lại nền kinh tế Tây Âu.

    Hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1 700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.

    Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

    Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch.

    Cuộc chiến là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, giúp nâng cao vị thế của quốc gia này trên trường quốc tế. Chính phủ trung tâm, dưới quyền Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch, đã bãi bỏ được hầu hết những hiệp ước mang tính bóc lột của các nước thực dân đối với Trung Quốc. Trung Hoa Dân Quốc trở thành một trong những quốc gia thành lập Liên Hiệp Quốc và giữ một ghế vĩnh viễn trong Hội đồng bảo an. Trung Quốc cũng giành lại chủ quyền đối với đảo Đài Loan và tỉnh Mãn Châu. Tuy nhiên 8 năm chiến tranh đã làm chính quyền trung tâm kiệt quệ và phá hủy nhiều công trình quan trọng mang tầm quốc gia được xây dựng từ năm 1928. Việc điều hành những khu vực chiếm đóng được sau chiến tranh cũng trở nên đầy khó khăn khi hoạt động chống đối của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những khu vực này ngày càng lan rộng.

    Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh và cuộc nội chiến vẫn tiếp diễn giữa Đảng Cộng sản và Quốc Dân Đảng đã làm nhân dân quá mệt mỏi. Tuy nhiên, sau 4 năm, Quốc Dân Đảng đã mất khả năng chống đỡ và bị Đảng Cộng sản đánh lui, phải chạy về đảo Đài Loan. Trên phần đất Trung Hoa đại lục rộng lớn, Đảng Cộng sản đã thành lập nên nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949. Quốc Dân Đảng chỉ còn kiểm soát đảo Đài Loan. Tuy nhiên, sự can thiệp của Mỹ đã khiến Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa không thể đổ bộ lên Đài Loan để thống nhất toàn bộ đất nước Trung Hoa.

    Liên Xô mở rộng lãnh thổ ra Trung và Đông Âu[sửa | sửa mã nguồn]

    Vào giai đoạn cuối chiến tranh, Xô Viết đã chiếm được phần lớn các nước Trung Âu và Đông Âu. Trong tất cả các nước Trung Âu và Đông Âu, trừ Áo và Hy Lạp, chính quyền của các Đảng Cộng sản được thiết lập. Liên Xô còn sáp nhập các nước vùng Baltic như EstoniaLatvia và Litva trở thành nước cộng hòa thành viên.

    Chiếm đóng và phân chia lãnh thổ Đức-Áo[sửa | sửa mã nguồn]

    Sau chiến tranh, phe Đồng Minh đã chia lãnh thổ Đức thành 4 phần do AnhPhápMỹ và Liên Xô kiểm soát. Sau đó lãnh thổ của Mỹ, Pháp và Anh hợp nhất lại vào năm 1949 với tên gọi Cộng hòa Liên bang Đức, còn phần lãnh thổ của Xô Viết trở thành Cộng hòa Dân chủ Đức.

    Ở Đức, khủng hoảng kinh tế và sự sụp đổ của nước Đức Quốc xã kéo dài trong vài năm liền. Hội nghị Yalta và Potsdam với quyết định sáp nhập lãnh thổ Đông Âu vào quyền kiểm soát của Liên Xô đã khiến hàng triệu người Đức và Ba Lan sống trên những vùng đó bị trục xuất. Ước tính từ 1-2 triệu người đã thiệt mạng trong quá trình xua đuổi tàn bạo này. Áo bị tách ra khỏi Đức và chia thành 4 phần, nhưng năm 1955 lại được sáp nhập lại và trở thành nước Cộng hòa Áo.

    Chiếm đóng lãnh thổ Nhật Bản và Triều Tiên[sửa | sửa mã nguồn]

    Hoa Kỳ, với sự trợ giúp của quân đội Khối thịnh vượng chung Anh, đã chiếm đóng lãnh thổ Nhật Bản cho đến khi hiệp ước về hòa bình có hiệu lực năm 1952. Trong thời gian chiếm đóng, chính phủ Hoa Kỳ tập trung phi quân sự hóa Nhật Bản, phá hủy ngành công nghiệp quân sự của nước này và thiết lập một chính quyền nghị viện với hiến pháp mới. Sau khi Hoa Kỳ chấm dứt việc chiếm đóng vào năm 1952, nền kinh tế Nhật Bản bùng nổ và phát triển một cách mạnh mẽ. Liên Xô, theo như những điều khoản ở Hội nghị Yalta, đã thu hồi lại và sau đó sáp nhập hòn đảo Sakhalin vào lãnh thổ của mình (hòn đảo này từng bị Nhật chiếm năm 1905).

    Bán đảo Triều Tiên bị Hoa Kỳ và Liên Xô chia đôi, thành lập 2 chính phủ riêng biệt vào năm 1948. Miền Bắc dưới sự bảo trợ của Liên Xô đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, còn miền Nam được Hoa Kỳ hỗ trợ thành lập chính quyền chống cộng sản Đại Hàn Dân Quốc. Sau nhiều xung đột nhỏ lẻ, cuối cùng 2 chính quyền này cũng đã gây ra cuộc chiến "nóng" đầu tiên trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, kéo dài từ 1950-1953. Chiến tranh Triều Tiên cũng là cuộc chiến đầu tiên có sự tham gia của quân Liên Hiệp Quốc. Hiện nay 2 miền Triều Tiên vẫn đang bị chia cắt.

    Các thuộc địa của châu Âu giành lại độc lập[sửa | sửa mã nguồn]

    Sau khi đệ nhị thế chiến kết thúc, những nước Đế quốc châu Âu đã phải từ bỏ các thuộc địa cũ của mình. Có những nước phi thực dân hóa một cách hòa bình như Mỹ trả lại độc lập cho Philippines năm 1947, Anh trả Ấn Độ và Pakistan năm 1948. Những nước như Pháp và Hà Lan lại không muốn từ bỏ chính sách thực dân, khiến các thuộc địa như Việt Nam, sau khi đã có Tuyên ngôn độc lập lại phải tiếp tục chiến đấu trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ I và Indonesia phải chống lại quân Hà Lan tiếp tục xâm lược vùng Đông Ấn.

    Trong chiến tranh, Đế quốc Nhật Bản đã tiến vào Việt Nam và Philippines, đánh bật chính quyền Pháp và Mỹ tại đây và lập nên các chính phủ bù nhìn thân Nhật. Đây có lẽ là một dấu hiệu cho sự kết thúc của chính quyền thực dân châu Âu sau này. Các chính phủ bù nhìn do nhật dựng lên lại vô hình trung tạo ra tư tưởng về một quốc gia độc lập, đặc biệt là ở Việt Nam khi mà người dân đã quen với sự thống trị của thực dân.

    Thay đổi biên giới Đức, Ba Lan và Liên Xô[sửa | sửa mã nguồn]

    Sự thay đổi của biên giới Đức từ 1919 - 1945

    Người Đức bị trục xuất khỏi Sudentenland

    Lãnh thổ Liên Xô nới rộng ra Trung Âu và Đông Âu. Các chính quyền cộng sản được thành lập ở Đông Âu.

    Sự thay đổi biên giới theo hướng của những quốc gia chiến thắng đã khiến hàng triệu người dân đột nhiên phải sống dưới sự cai quản của những kẻ địch cũ. Liên Xô đã tiếp quản những vùng Đức, Ba Lan, Phần Lan và Nhật Bản đã chiếm đóng trước đó. Số lượng người Đức bị trục xuất khỏi những vùng này, theo những điều khoản của Hội nghị Potsdam, là gần 15 triệu người, trong đó 11 triệu là từ các lãnh thổ Đức và 3,5 triệu người từ vùng Sudentenland. Ước đoán thương vong trong những vụ xua đuổi này là khoảng 1-2 triệu người thiệt mạng.

    Ở Đông Âu, 4 triệu người Ba Lan bị đuổi khỏi những vùng mà quân Xô Viết mới chiếm đóng. Vùng ranh giới mới bị thay đổi này được lấy lại từ cuộc chiến tranh Nga-Ba Lan năm 1919-1921. Những thành phố của Ba Lan trước đó như L'vov nay nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyềnCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina.

    Bồi thường chiến phí và chất xám của Đức[sửa | sửa mã nguồn]

    Đức đã phải bồi thường chiến tranh cho Anh, Pháp và Liên Xô, chủ yếu bằng các nhà máy tháo lắp, nhân công giá rẻ và than đá. Mức sống của người dân Đức bị hạ xuống tương đương với mức thời Đại khủng hoảng.[1]

    Ngay sau khi phe Trục đầu hàng, Hoa Kỳ đã bắt đầu chương trình thu lại toàn bộ các phát minh và sáng chế khoa học ở Đức, kéo dài trong suốt 2 năm. John Gimbel đã kết luận chương trình "Bồi thường chất xám" của chính phủ Anh và Mỹ có tổng trị giá 10 tỉ USD, tương đương với 100 tỉ theo thời giá 2006.[2]Chính phủ Mỹ cũng sử dụng chương trình này để ngăn chặn Liên Xô làm điều tương tự với các nhà khoa học Đức. Sau khi đã tìm kiếm và lôi kéo được nhà khoa học Werner Heisenberg, người từng đoạt giảiNobel Vật Lý năm 1932, chính phủ Mỹ đã nói: "... Với chúng tôi, ông ấy còn đáng giá hơn 1/10 dân số Đức. Nếu rơi vào tay Liên Xô, có lẽ ông ấy đã trở thành một chiến lợi phẩm vô giá với họ."

      bởi Long Nguyễn 21/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Diễn biến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 

    Giai đoạn 1 :

    Tại chiến trường châu Âu 

    Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 Lịch sử 11, tại châu Âu đã xảy ra những sự kiện

    • Ngày 1/9, hai nước Anh và Pháp tuyên chiến với Đức sau khi Đức chiếm được Ba Lan. Tuy nhiên, ngày 06/10, Đức vẫn chiếm đóng hoàn toàn được Ba Lan.
    • Tháng 4/1940, Đức đưa quân vào Bắc Âu và chiếm được Đan Mạch
    • Ngày 10/5/1940, 3.350.000 Đức được đưa đến đánh chiếm các nước Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg. Sau đó Đức chiếm được Luxembourg
    • Ngày 15/5/1940, Đức và Hà Lan kí hòa ước đầu hàng với sự phục tùng của Hà Lan
    • Ngày 28/5/1940, Bỉ chính thức đầu hàng
    • Ngày 22/6/1940, Pháp cũng chính thức đầu hàng Đức với hiệp định Compiegne => Từ đây nước Pháp chia thành 2 phe, theo khối Trục là chính phủ của Vichy và theo khối Đồng Minh là quân Pháp tự do.
    • Ngày 10/6/1940, Đức cũng đồng thời tấn công Tây Âu và Na-uy đã đầu hàng chỉ sau hai tháng kháng cự.
    • Ngày 28/10/1840, Ý thất bại khi tấn công Nam Tư và Hy Lạp. Tiếp đó, Đức đã hỗ trợ Ý để cùng tấn công hai đất nước này vào ngày 06/04. Đến ngày 17/04, Nam Tư thất bại và chấp nhận hiệp ước đầu hàng. Cho đến 01/06 thì đất nước Hy Lạp cũng rơi vào tay Đức.
    • Chỉ sau hơn một năm, quân Đức đã chiếm được 11 quốc gia châu Âu và sẵn sàng tấn công Liên Xô.
    • Tháng 6/1941, Đức phá bỏ hiệp định không xâm lược mang tên Barbarossa và tấn công Liên Xô. Đây được coi là cuộc chiến lược khổng lỗ đẫm máu trong lịch sử nhân loại với sự đầu tư hùng hầu nhất của quân Đức. Tuy nhiên, với tinh thần chiến đấu quên mình, hồng quân Liên Xô đã giành chiến thắng và đẩy lùi được quân Đức.

    Tại chiến trường Bắc Phi

    Đây được xem là chiến trường chính của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 lịch sử 11 chúng ta đang nghiên cứu. Tại đây là cuộc chiến cam go đầy khốc liệt giữa Anh, Pháp (lực lượng tự do) với Đức, Ý và Pháp (quân Vichy)

    • T8/1940, thuộc địa Somalia và Ai Cập của Anh bị Ý tấn công nhưng quân Ý đã bị đẩy lùi nhanh chóng sau đó
    • Quân Đức lúc này đang chi viện tối đa cho trận chiến Liên Xô-Đức nên không đủ đạn dược và vũ khí buộc phải dừng lại tại chiến trường này.

    Tại chiến trường châu Á-Thái Bình Dương

    Nếu như phát xít Đức dưới sự lãnh đạo của Hitler đang làm mưa gió tại khu vực châu Âu, thì ở châu Á, quân đội Nhật Bản cũng hoành hành và bành trướng xâm lược. Do điều kiện tự nhiên và địa lý khu vực, các trận chiến tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới thứ 2 Lịch sửu 11 lại diễn ra phần lớn ở gần biển hay trên biển.

    • Ngày 26/11/1941, Trân Châu Cảng nơi hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kì đang nắm giữ đã bị Nhật Bản tấn công bất ngờ. Được chuẩn bị công phu về mọi mặt, quân Nhật gần như tàn phá lực lượng của quân Mỹ trên Thái Bình Dương. Vì vậy, điều này cũng đã tạo điều kiện cho Nhật cơ hội mở rộng bành trướng => Mỹ chính thức tuyên chiến Nhật
    • Các quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Hồng Kong, Singapore… bị Nhật chiếm đóng
    • Mỹ La Tinh, Hà Lan, Úc, Anh và thuộc địa của Anh cùng Mỹ tuyên chiến
    • Đức và Ý công bố đối đầu và chiến đầu với Mỹ trong thế chiến này
    • Cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 Lịch sử 11 chính thức lan rộng trên phạm vi toàn thế giới

    Kết thúc giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 Lịch sử 11: Cuộc Cách mạng tháng 10 Nga thành công đánh dấu sự xuống dốc của quân Đức khi đó đang đạt đỉnh cao.. Lúc này quân Đồng Minh cũng đang dồn lực để phản kích quân Nhật.

    Giai đoạn 2 

    Nếu giai đoạn 1 cuộc kháng chiến với nhiều sự kiện lịch sử đáng nhớ, thì trong giai đoạn 2 này cũng lưu lại những biến cố để thế chiến này trở thành cuộc chiến đấu đẫm máu của nhân loại

    Tại chiến trường châu Âu

    • Tháng 5/1943, phe Đồng Minh tấn công Ý
    • Tháng 9/1943, quân Đức dưới chỉ huy của Hitler chiếm lại một phần nước Ý. Hai năm sau đó đất nước này là chiến trường của giữa phe Đồng Minh với quân phát xít.
    • Ngày 25/04/1945, Ý hoàn toàn được giải phóng sau sự sụp đổ của phe Trục.
    • Trong khi đó, cuộc chiến Đức-Xô vẫn diễn ra, quân Đức bị động đối phó.
    • Ngày 24/11/1945, quân Xô viết giải phóng phần đất cuối cùng, chuẩn bị tiến đánh Berlin.
    • Hồng quân Liên Xô trên đà thắng lợi đã giải phóng Áo, Na uy, Hungary và Tiệp Khắc. Bên cạnh đó, một số nước như Romania, Phần Lan cũng được loại bỏ khỏi phe Trục
    • Ngày 06/06/1944, tại mặt trận Tây Âu, quân Đồng Minh đánh chiếm thành công nhưng cũng bị thiệt hại khá nặng nề.
    • Ngày 16/03/1945, quân Liên Xô tiến đánh Beclin
    • Ngày 30/04/1945, quân Liên Xô chiếm được trụ sở Quốc hội Đức, Hilter phải tự sát trong tầng hầm
    • Ngày 09/05/1945, mặt trận châu Âu kết thúc khi các lực lượng còn sót lại của quân Đức đầu hàng.

    Tại chiến trường Bắc Phi

    • Tháng 11/1942, trong tình thế chịu sức ép từ phát xít Đức, hồng quân Liên Xô đã mở thêm một chiến trường thứ hai tại Bắc Phi.
    • Quân Đức tại Bắc Phi chiến đấu khá yếu ớt do hầu hết quân đội và vũ khí được điều động đến mặt trận Liên Xô, vì vậy phát xít Đức tại đây chống cự yếu ớt.
    • Tháng 5/1943, phe Trục tại Bắc Phi bị đánh bại hoàn toàn, do đó quân phát xít cũng bị đẩy toàn bộ ra khỏi châu Phi

    Tại chiến trường châu Á-Thái Bình Dương

    Tại khu vực này, chiến tranh thế giới thứ 2 Lịch sử 11 được ghi nhận xảy ra trên cả đất liền và biển.

    • Quân Đồng Minh (Anh, Trung Quốc, Ấn Độ) đụng độ quân đội Nhật trên đất liền. Trong khi đó trên biển, liên quân Đồng Minh bảo vệ Úc cùng các quốc gia lân cận khi giành giật với Nhật từng hòn đảo.
    • Nhật tấn công đảo Midway nhưng thất bại và bị thiệt hại nặng nề sau trận đánh này
    • Ngày 7 tháng 8, chiến dịch phản công đầu tiên của phe Đồng Minh với Nhật Bản mang tên Guadalcanal. Quân Nhật bị đánh bại trong cuộc chiến này và bị tổn thất nghiêm trọng
    • Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính và lật đổ chế độ Pháp ở Đông Dương bao gồm các nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Cũng trong lúc này, phe Đồng Minh giành lại được Myanmar.
    • Ngày 20 tháng 10 năm 1944, đất nước Philippines nằm trong kế hoạch giải cứu của quân Đồng Minh, tuy nhiên đất nước này chỉ được giải phóng khi cuộc chiến tranh này kết thúc hoàn toàn.
    • Sau một loạt những thắng lợi trước quân Nhật, phe Đồng Minh quyết định tiến đánh đất nước này, họ chiếm được đảo Okinawa và Iwo Jima.
    • Tháng 6 năm 1944, lãnh thổ Nhật Bản chịu nhiều thiệt hại do những đợt ném bóm lẻ tẻ của quân Đồng Minh
    • Ngày 6 tháng 8 năm 1945, một sự kiện đẫm máu của toàn nhân loại khi Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân và lấy Nhật Bản làm con mồi. Quả bom nguyên tử Little boy được ném xuống thành phố Hirosima giết chết hơn 90.000 người.
    • Ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai được ném xuống thành phố Nagasaki làm chết hơn 70.000 người. Hai quả bom nguyên tử này gần như san bằng thành phố
    • Ngày 8 tháng 8, Liên Xô chính thức đối đầu với Nhật, để đến ngày 28 tháng 8 thì hồng quân Liên Xô giành được thắng lợi
    • Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nhật Bản kí văn kiện đầu hàng Đồng Minh, sau khi liên tiếp bị hai cường quốc đối đầu => Đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phe Trục trong Thế chiến thứ 2. Cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 kéo dài 6 năm đã chính thức kết thúc. 
    • Hậu quả khủng khiếp của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2

      Cuộc chiến thảm khốc nhất với quy mô trải rộng trên toàn thế giới – chiến tranh thế giới thứ 2 Lịch sử 11 đã gây nên những hậu quả khủng khiếp và nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn tới hầu như các quốc gia trên thế giới.

      • Với hơn 70 quốc gia tham gia, cuộc chiến kéo dài này đã lôi kéo 1.700 triệu người, trong tổng số hơn 60 triệu người bị thiệt mạng thì có hơn nửa là dân thường. Bên cạnh đó cũng có hơn 90 triệu người bị thương, thiệt hại gấp 10 lần so với Thế chiến thứ nhất
      • Nền kinh tế các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
      • Hàng triệu người dân châu Âu bị mất nhà cửa, các nước đều chịu thiệt hại nặng nề
      bởi 리 사 03/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON