Luyện tập 1 trang 21 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến sau? Vì sao?
a. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.
b. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.
c. Lạm phát là biểu hiện đồng tiền của quốc gia bị mất giá.
d. Lạm phát luôn ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
Hướng dẫn giải chi tiết Luyện tập 1
- Ý kiến a. Không đồng tình, vì: lạm phát là sự tăng mức giá chung của các loại hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế một cách liên tục trong một thời gian nhất định. Nếu chỉ có một vài hàng hóa tăng, các mặt hàng khác vẫn giữ nguyên giá cả thì chưa thể kết luận nền kinh tế đang trong tình trạng lạm phát.
- Ý kiến b. Đồng tình, vì:
+ Lạm phát và lãi suất huy động thường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thông thường, lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng sẽ cao hơn so với mức lạm phát một chút để đảm bảo giá trị tiết kiệm cho khách hàng.
+ Trường hợp lạm phát tăng cao và quá nhanh, đồng tiền bị mất giá, trong khi lãi suất huy động không có sự điều chỉnh, thì những người gửi tiết kiệm sẽ chịu thiệt thòi.
- Ý kiến c. Đồng tình, vì: ở mỗi quốc gia, trong điều kiện bình thường: một đơn vị tiền sẽ mua được một đơn vị hàng hóa, dịch vụ tương ứng. Tuy nhiên, khi lạm phát xảy ra, với một đơn vị tiền đó, người tiêu dùng chỉ mua được một lượng hàng hóa/ dịch vụ ít hơn so với trước đây.
- Ý kiến d. Không đồng tình, vì: lạm phát chỉ gây ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế khi ở mức lạm phát phi mã và siêu lạm phát. Lạm phát ở mức độ vừa phải sẽ kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.
-- Mod GDKT & PL 11 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.
Bài tập SGK khác
Giải Câu hỏi 1 mục 4 trang 20 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 4 trang 20 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 2 trang 21 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 3 trang 21 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Vận dụng trang 21 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT