YOMEDIA
NONE

GDCD 8 Kết Nối Tri Thức Bài 7 Phòng, chống bạo lực gia đình


Bạo lực gia đình có thể hiểu đơn giản là bạo lực xảy ra đối với các thành viên trong gia đình, có thể bạo lực về thể chất tinh thần hoặc tâm lý. Vì vậy, nội dung bài giảng Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em hình thành ý thức phòng, chống bạo lực gia đình; đồng thời phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

 Gia đình là nơi mỗi người được chăm sóc, nuôi dưỡng và yêu thương, góp phần hình thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng đem lại cho con người niềm hạnh phúc ấy. Bạo lực gia đình đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em.

1.1. Bạo lực gia đình - các hình thức và hậu quả

a. Các hình thức bạo lực gia đình phổ biến:

- Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khoẻ, tính mạng của thành viên gia đình.

- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình.

- Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,...).

- Bạo lực về tình dục: là hành vi mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.

Bạo lực gia đình và các hình thức bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình và các hình thức bạo lực gia đình

b. Hậu quả:

Bao lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội, gây thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong, làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực,...

1.2. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

Việc phòng, chống bạo lực gia đình được Nhà nước quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và một số văn bản luật khác (Hiến pháp, Bộ luật Dân sự Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trẻ em hiện hành,...).

1.3. Cách phòng, chống bạo lực gia đình

a. Để phòng tránh bạo lực gia đình, cần:

- Tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình.

- Kiềm chế cảm xúc tiêu cực, rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình, nói với người đáng tin cậy để nhờ can thiệp.

- Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức, nhờ người khác can thiệp bằng cách thức tiêu cực.

b. Khi xảy ra bao lực gia đình, cần:

- Bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, tìm đường thoát, chủ động nhờ người giúp đỡ.

- Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực hoặc sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả.

c. Cách xử lí hậu quả của bạo lực gia đình:

- Nên thông báo sự việc với người thân, những người đăng tin cậy, nhờ sự trợ giúp từ bệnh viện, cơ sở tư vẫn tâm lí, tổ hoà giải...

- Không nên giấu giếm, bao che cho đối phương, tự tìm cách giải quyết bằng những biện pháp tiêu cực.

- Cần phê phán, đấu tranh chống những hành vi bạo lực trong gia đình và cộng đồng.

Tuyên truyền nhận thức, hành động phòng chống bạo lực gia đình

Tuyên truyền nhận thức, hành động phòng chống bạo lực gia đình

Bài tập minh họa

Em sẽ làm gì nếu ở trong những tình huống dưới đây?

a. Đang học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, chị H bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng.

b. Nhiều lần chứng kiến chú hàng xóm đánh con nhỏ, bạn B rất thương em bé nhưng chưa biết làm thế nào để giúp em.

c. Bố mẹ li hôn. Bạn C sống cùng với bố và mẹ kế. Trước mặt bố, mẹ kế luôn ngọt ngào, nhưng khi bố vừa đi khỏi nhà, bạn đã bị mắng chửi, thậm chí bị đánh đập.

 

Lời giải chi tiết:

- Tình huống a: Nếu là chị H, em sẽ:

+ Bày tỏ suy nghĩ, tâm sự của mình với bố mẹ; phân tích để bố mẹ hiểu được những hệ lụy của tục tảo hôn (kết hôn khi chưa đến độ tuổi quy định); khuyên bố mẹ từ bỏ ý định bắt mình nghỉ học.

+ Nhờ sự can thiệp, giúp đỡ của thầy cô và những người lớn đáng tin cậy khác.

- Tình huống b: Nếu là bạn B, em sẽ:

+ Khuyên người hàng xóm không nên thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

+ Nhờ mọi người xung quanh can thiệp hoặc gọi đến tổng đài bảo vệ trẻ em để nhờ sự trợ giúp khi thấy hành vi bạo lực gia đình.

- Tình huống c: Nếu là bạn C, em sẽ:

+ Tâm sự với bố.

+ Nhờ sự trợ giúp của những người thân đáng tin cậy (ông bà, mẹ ruột, các chú, bác,..) hoặc gọi đến tổng đài bảo vệ trẻ em để nhờ sự trợ giúp.

+ Gọi điện đến cơ sở y tế để điều trị (trong trường hợp cần thiết).

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình, các em cần:

- Kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến.

- Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân gia đình và xã hội.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Biết cách phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng.

3.1. Trắc nghiệm Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình Giáo dục công dân 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 8 Kết Nối Tri Thức Bài 7 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 8 Kết Nối Tri Thức Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 41 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi a mục 1 trang 42 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi b mục 1 trang 42 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi mục 2 trang 44 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi mục 3 trang 44 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 1 trang 46 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 2 trang 47 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 3 trang 47 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 4 trang 47 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Vận dụng 1 trang 47 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Vận dụng 2 trang 47 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

4. Hỏi đáp Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình Giáo dục công dân 8 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng GDCD HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF