Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 337811
Cho đoạn chương trình sau:
Var g:text;
I:integer;
Begin
Assign(g, ‘C:\DLA.txt’);
Rewrite(g);
For i:=1 to 10 do
If i mod 2 <> 0 then write(g, i);
Close(g);
Readln
End.
Sau khi thực hiện chương trình trên, nội dung của tệp ‘DLA.txt’ gồm những phần tử nào?
- A. 1; 3; 5; 7; 9
- B. 1; 3; 5; 9
- C. 2; 4; 6; 8;10
- D. 4; 6; 8;10
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 337812
Trong Turbo Pascal, để lưu chương trình ta dùng phím.
- A. Nhấn F2
- B. Shift + F2
- C. Ctrl+F2
- D. Alt + F2
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 337813
Tệp f có dữ liệu 5 9 15 để đọc 3 giá trị trên từ tệp f và ghi các giá trị này vào 3 biến x, y, z ta sử dụng câu lệnh:
- A. Read(f, ‘x’, ‘y’, ‘z’);
- B. Read(f, x, y, z);
- C. Read(‘x’, ‘y’, ‘z’);
- D. Read(x, y, z);
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 337814
Giả sử trên thư mục gốc của đĩa C có tệp f đã có nội dung sẵn. Khi thực hiện thủ tục Rewrite(f);
- A. Nội dung mới sẽ được ghi tiếp theo phía dưới tệp đã có sẵn
- B. Nội dung trong tệp f sẽ hiện ra trên màn hình
- C. Nội dung trong tệp cũ vẫn còn nguyên
- D. Nội dung trong tệp cũ sẽ bị xoá để chuẩn bị ghi dữ liệu mới
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 337815
Trong Pascal để khai báo ba biến tệp văn bản f1, f2, f3 cần sử dụng cách viết nào sau đây?
- A. Var f1,f2,f3:text;
- B. Var f1 f2 f3:text;
- C. Var f1; f2;f3:text;
- D. Var f1:f2:f3:text;
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 337816
Giả sử a = 5; b = 9; c = 15; để ghi các giá trị trên vào tệp f có dạng là 5 9 15 ta sử dụng thủ tục ghi:
- A. Write(a, ‘ ’, b, ‘ ’, c);
- B. Write(f, a,b,c);
- C. Write(f, a, ‘ ’, bc);
- D. Write(f, a ‘’, b‘’, c);
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 337817
Trong NNLT Pascal, chương trình sau có kết quả gì?
If (5 mod 2=0) then write (‘Sai’)
Else write (‘Dung’);
- A. Sai
- B. Dung
- C. ‘Sai’
- D. ‘Dung’
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 337818
Lệnh nào sau đây dùng để in giá trị biến thực M ra màn hình có 2 chữ số thập phân và với độ rộng là 5?
- A. write (M,5,2);
- B. rite (M:2:5);
- C. writeln (M:2:5);
- D. write (M:5:2);
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 337819
Với i là biến kiểu thực( i=3) Khi chạy đoạn chương trình với lệnh Write(i:5:2); sẽ được kết quả là:
- A. 3.0
- B. 3.00
- C. 3.5+01
- D. 3.75E+01
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 337820
Câu lệnh nào sau đây dùng để nhập một số từ bàn phím vào biến x
- A. Writeln(‘Nhập x = ’);
- B. Writeln(x);
- C. Readln(x);
- D. Read(‘x’);
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 337821
Trong Turbo Pascal, đang ở cửa sổ chương trình nguồn muốn xem lại màn hình Output
- A. Nhấn tổ hợp phím Alt + F5
- B. Nhấn tổ hợp phím Alt + F7
- C. Nhấn tổ hợp phím Alt + F6
- D. Nhấn tổ hợp phím Alt + F8
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 337822
Với lệnh nào sau đây dùng để in giá trị M(M kiểu số thực) ra màn hình với độ rộng là 5 và có 2 chữ số phần thập phân ?
- A. Write(M:5);
- B. Writeln(M:2);
- C. Writeln(M:2:5)
- D. Write(M:5:2);
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 337823
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, câu lệnh ghép được sử dụng khi
- A. Cần một lệnh đơn thực hiện một công việc;
- B. Ghép nhiều câu lệnh thành một câu lệnh;
- C. Cần nhiều câu lệnh thực hiện một công việc;
- D. Cả ba trường hợp trên.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 337825
Trong Turbo Pascal, để thoát khỏi chương trình:
- A. Nhấn tổ hợp phím Alt + X;
- B. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + E;
- C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X;
- D. Nhấn tổ hợp phím Alt + E;
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 337827
Xét biểu thức logic: (n >0) and (n mod 2 = 0). Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. Kiểm tra n có chia hết cho 2 không
- B. Kiểm tra xem n có là một số dương không
- C. Kiểm tra xem n có là số dương chẵn không
- D. Kiểm tra n là một số nguyên chẵn không
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 337828
Trong NN lập trình Pascal, đoạn chương trình sau dùng để làm gì?
Var x, y, t: integer; Begin x: = t; t:= y; y:= x; End.
- A. Hoán đổi giá trị y và t
- B. Hoán đổi giá trị x và y
- C. Hoán đổi giá trị x và t
- D. Một công việc khác
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 337830
Trong NN lập trình Pascal, phép toán MOD với số nguyên có tác dụng gì
- A. Chia lấy phần nguyên
- B. Chia lấy phần dư
- C. Làm tròn số
- D. Thực hiện phép chia
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 337831
Kết quả của biểu thức sqr((ABS(25-30) mod 4) ) là?
- A. 4
- B. 2
- C. 1
- D. 8
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 337833
Trong Pascal để thực hiện chương trình ta nhấn các phím?
- A. Ctrl + F9
- B. Alt + F9
- C. F9
- D. Alt + F3
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 337839
Xác định giá trị của biểu thức: S = (250 div 100) + (150 mod 100) div 10
- A. S = 9;
- B. S = 6;
- C. S = 7;
- D. S = 8.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 337840
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khóa VAR dùng để?
- A. Khai báo biến
- B. Khai báo thư viện
- C. Khai báo hằng
- D. Khai báo tên chương trình
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 337842
Trong NNLT Pascal, khai báo nào sau đây là đúng khi khai báo tệp văn bản?
- A. Var f: Text;
- B. Var f: byte;
- C. Var f = record
- D. Var f: String;.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 337843
Để khai báo hằng pi là 3.1416 , ta viết
- A. Const pi : 3.1416
- B. Var pi : 3.1416
- C. Const pi = 3.1416 ;
- D. pi = 3.1416
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 337845
Để khai báo biến n thuộc kiểu số nguyên ta viết :
- A. Var : n : Integer;
- B. Const n : Integer;
- C. Var n : Integer
- D. Uses n;
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 337849
Biến x có thể nhận các giá trị -5, 100, 15, 20.
Hãy chọn kiểu dữ liệu phù hợp với biến x ?
- A. Real
- B. LongInt
- C. Integer
- D. Word
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 337851
Biến X có thể nhận các giá trị 1; 100; 150; 200 và biến Y có thể nhận các giá trị 1; 0.2; 0.3; 10.99. Khai báo nào trong các khai báo sau là đúng nhất?
- A. Var X, Y: byte;
- B. Var X, Y: real;
- C. Var X: real; Y: byte;
- D. Var X: byte; Y: real;
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 337855
Trong NN lập trình Pascal, phần khai báo tên chương trình được bắt đầu bằng.
- A. Program
- B. Uses
- C. Var
- D. Const
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 337857
Cho biểu thức: (10 div 2)-1 Giá trị của biểu thức là:
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 337858
Biến X nhận giá trị là 0.7 .Khai báo nào sau đây là đúng
- A. var X: integer;
- B. var X: real;
- C. var X: char;
- D. a và b đúng
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 337860
Đại lượng dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình gọi là
- A. Hằng
- B. Biến
- C. Hàm
- D. Biểu thức
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 337861
Khai báo 3 biến A,B,C nào sau đây đúng cú pháp trong Pascal?
- A. VAR A; B; C: Byte;
- B. VAR A; B; C Byte
- C. VAR A, B, C: Byte;
- D. VAR A B C : Byte;
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 337862
Hãy cho biết những biểu diễn nào dưới đây không phải là biểu diễn hằng trong Pascal?
- A. 4.07E-15
- B. 120
- C. ‘3.1416’
- D. ‘thpt
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 337864
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hằng và biến khác nhau cơ bản như thế nào?
- A. Hằng và biến là hai đại lương mà giá trị đều có thể thay đổi được trong quá trình thực hiện chương trình.
- B. Hằng không cần khai báo còn biến phải khai báo.
- C. Hằng là đại lượng có giá trị không thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình, biến là đại lượng có giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
- D. Hằng và biến bắt buộc phải khai báo.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 337865
Một ngôn ngữ lập trình có những thành phần cơ bản nào?
- A. Bảng chữ cái và ngữ nghĩa.
- B. Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
- C. Cú pháp và ngữ nghĩa.
- D. Bảng chữ cái
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 337868
Trong một ngôn ngữ lập trình, bảng chữ cái là:
- A. Tập các kí tự trong bảng mã ASCII.
- B. Tập các kí tự được dùng để viết chương trình.
- C. Tập các kí tự không được phép dùng để viết chương trình
- D. Tập các kí tự trong ngôn ngữ tự nhiên.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 337870
Chương trình được viết như sau: Begin end.
- A. Chương trình này sai cú pháp
- B. Chương trình này sai không chạy được
- C. Chương trình này chạy nhưng không thực hiện gì cả
- D. Chương trình báo lỗi.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 337872
Phần thân chương trình được giới hạn bởi cặp từ khóa
- A. Begin…End;
- B. Start…Finish.
- C. Begin…End.
- D. Start…Finish;
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 337873
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khoá PROGRAM dùng để:
- A. khai báo biến.
- B. khai báo tên chương trình.
- C. khai báo thư viện.
- D. khai báo hằng.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 337875
Trong Turbo Pascal, xác định tên đúng trong các tên sau:
- A. 10pro
- B. Bai tap_1
- C. Baitap
- D. ngay sinh
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 337876
Các từ: SQR, SQRT, REAL là
- A. Tên dành riêng
- B. Tên do người lập trình đặt
- C. Tên đặc biệt
- D. Tên chuẩn