Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 138317
Cho dữ liệu sau, tìm số câu phát biểu đúng:
1.Tế bào lông hút hấp thụ nước theo cơ chế thẩm thấu, không tiêu tốn ATP.
2. Tế bào lông hút hấp thụ nước theo cơ chế thẩm thấu, cần tiêu tốn ATP
3. Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc trực tiếp vào sự chênh lệch nồng độ ion.
4. Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc trực tiếp vào hoạt động trao đổi chất.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 138318
Tìm câu phát biểu không đúng trong nội dung sau:
- A. Nguyên nhân chính dẫn đến cây trên cạn ngập úng lâu bị chết là do lượng nước quá nhiều dẫn tới cây bị dư thừa nước
- B. Nguyên nhân chính dẫn đến cây trên cạn ngập úng lâu bị chết là do thiếu ôxy phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ
- C. Nguyên nhân chính dẫn đến cây trên cạn ngập úng lâu bị chết là do tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành được lông hút mới.
- D. Nguyên nhân chính dẫn đến cây trên cạn ngập úng lâu bị chết là do rễ không hô hấp được nên các tế bào lông hút bị hỏng cây không hấp thu được nước cân bằng nước trong cây bị phá huỷ.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 138319
Tìm câu phát biểu sai khi nói về vai trò của quá trình thoát hơi nước?
- A. Khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
- B. Khí khổng mở cho khí O2 đi vào cung cấp cho quá trình hô hấp giải phóng năng lượng cho các hoạt động của cây.
- C. Giảm nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.
- D. Tạo động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 138320
Ở các lá trưởng thành, nước chủ yếu được thoát qua khí khổng vì lá trưởng thành có
- A. lổ khí khổng lớn.
- B. Số lượng khí khổng ít và tế bào biểu bì được thấm cutin rất mỏng.
- C. Số lượng khí khổng nhiều và biểu bì được thấm cutin rất dày.
- D. tế bào lổ khí được thấm cutin rất dày.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 138321
Nhân tố trực tiếp điều tiết độ mở của khí khổng ở lá là
- A. hàm lượng CO2 trong tế bào lá.
- B. hàm lượng nước trong tế bào khí khổng.
- C. cường độ ánh sáng mặt trời.
- D. hàm lượng chất hữu cơ trong tế bào lá.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 138322
Với (A) là lượng nước do rễ hút vào, (B) là lượng nước thoát ra. Tương quan nào sau đây cho thấy cây vẫn phát triển bình thường:
- A. A = B; A < B
- B. A = B; A > B
- C. chỉ khi A > B
- D. chỉ khi A < B
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 138323
Thiếu Fe thì lá cây bị vàng. Vì Fe là thành phần cấu trúc của
- A. diệp lục.
- B. enzim xúc tác tổng hợp diệp lục.
- C. lục lạp.
- D. enzim xúc tác cho quang hợp.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 138324
Trong tự nhiên, nguồn cung cấp chủ yếu nitơ cho cây là …..(1)….. Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ khoáng dưới dạng ………(2)……… Nội dung đúng của (1) và (2) lần lượt là:
- A. đất; NO3 - và NH4 +
- B. không khí; NO3 - và NH4 +
- C. đất; hợp chất hữu cơ
- D. không khí; nitơ phân tử
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 138325
Thực vật không thể tự cố định N2 trong khí quyển vì lí do nào sau đây?
- A. Thực vật không có enzim nitrogenaza
- B. Quá trình cố định N2 cần rất nhiều ATP
- C. Quá trình cố định N2 cần rất nhiều lực khử.
- D. Quá trình cố định N2 tiêu tốn nhiều H+ rất có hại cho thực vật.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 138326
Những căn cứ để bón phân hợp lí giúp cây trồng có năng suất cao là:
(1). Cây thu hoạch lá cần nhiều phân Nitơ
(2). Cần bón thúc cho cây ở giai đoạn đẻ nhánh
(3). Bón phân qua lá nên phun ở mặt trên của lá cho cây dễ hấp thụ
(4). Cần bón phân đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ thành phần dinh dưỡng.
(5). Thường xuyên quan sát những dấu hiệu bên ngoài của lá để nhận biết thời điểm cần bón phân.
(6). Khi bón phân qua lá nên bón khi trời đang mưa để phân dễ hòa tan Số lượng căn cứ đúng là:
- A. 3
- B. 4
- C. 2
- D. 5
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 138327
Trong quá trình quang hợp, nhóm sắc tố phụ (carotenoit) có vai trò chủ yếu là:
- A. hấp thụ năng lượng ánh sáng và chuyển cho diệp lục.
- B. thực hiện quá trình quang phân li nước tạo O2.
- C. hình thành ADP và NAD+ cung cấp cho pha tối.
- D. tạo nên màu sắc phong phú cho lá.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 138328
Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
- A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxy.
- B. Quá trình khử CO2
- C. Quá trình quang phân li nước.
- D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục từ dạng bình thường sang dạng kích thích.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 138329
Cho dữ liệu sau, có bao nhiêu dữ liệu đúng khi nói về hoạt động xảy ra trong pha tối của quang hợp?
1. Giải phóng khí oxi ra khí quyển
2. Đồng hóa CO2 hấp thu từ không khí thành cacbonhydrat
3. Tổng hợp nhiều phân tử ATP
4. Giải phóng điện tử từ quang phân li nước
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 138330
Tìm câu phát biểu đúng
- A. Cùng một cường độ chiếu sáng, tia đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn tia xanh tím
- B. Cùng một cường độ chiếu sáng, tia xanh tím có hiệu quả quang hợp cao hơn tia đỏ
- C. Tất cả các loại tia sáng đều tác động đến quang hợp với cường độ như nhau
- D. Khi cường độ ánh sáng vượt qua điểm bảo hòa thì cường độ quang hợp sẽ tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 138331
Khi nói về vai trò quang hợp, câu có nội dung không đúng là:
- A. Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật trên trái đất
- B. Quang năng được chuyển hoá thành hoá năng trong các liên kết hoá học của cacbohidrat
- C. Quang hợp điều hoà không khí, giải phóng O2 và hấp thụ CO2
- D. Sử dụng nước và O2 làm nguyên liệu để tổng hợp chất hữu cơ
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 138332
Cho dữ liệu sau, hãy tìm số câu phát biểu đúng
1. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C4 là Anđêhit phôtphoglixêric
2. Chất nhận CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C3 là Ribulôzơ - 1, 5 điphôtphat
3. Giống nhau giữa thực vật C3, C4 và CAM trong pha tối quang hợp là đều xảy ra chu trình Canvin
4. Thời gian cố định CO2 của nhóm thực vật CAM diễn ra vào ban đêm
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 138333
Nhận xét nào đúng về mối quan hệ giữa nồng độ CO2 với cường độ quang hợp trong dữ liệu cho bên dưới?
1. Ở giá trị bão hòa CO2, cường độ quang hợp là thấp nhất
2. Khi nồng độ CO2 dưới điểm bão hòa, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp tăng
3. Nếu tăng nồng độ CO2 vượt quá trị số bão hòa CO2 thì quang hợp sẽ tăng đến cực đại
4. Các nhóm thực vật khác nhau, điểm bù CO2 không khác nhau
- A. 1, 2, 3
- B. 2, 3, 4
- C. 2
- D. 4
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 138334
Vai trò nào dưới đây không phải là vai trò của nước trong quang hợp?
- A. Cung cấp H+ và electron cho phản ứng sáng
- B. Ảnh hưởng tốc độ hấp thụ CO2 vào lục lạp
- C. Ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các sản phẩm quang hợp
- D. Hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng mặt trời
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 138335
Dựa trên cơ sở khoa học nào để khẳng định quang hợp quyết định năng suất cây trồng?
- A. Phân tích thành phần hóa học trong sản phẩm thu hoạch của cây trồng.
- B. Phân tích thành phần các nguyên tố vi lượng trong sản phẩm thu hoạch của cây trồng.
- C. Phân tích thành phần protein trong sản phẩm thu hoạch của cây trồng.
- D. Phân tích thành phần các nguyên tố khoáng trong sản phẩm của cây trồng.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 138336
Cho dữ liệu bên dưới, có bao nhiêu dữ liệu đúng về biện pháp nhằm nâng cao năng suất cây trồng?
1. Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng chọn giống, lai tạo giống mới có khả năng quang hợp cao
2. Điều khiển sinh trưởng của diện tích lá bằng các biện pháp kỹ thuật như bón phân, tưới nước hợp lí
3. Nâng cao hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế bằng chọn giống và các biện pháp kỹ thuật thích hợp
4. Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải hoặc trồng vào thời vụ thích hợp để cây trồng sử dụng được tối đa ánh sáng mặt trời cho quang hợp
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 138337
Cho phương trình tổng quát sau: C6H12O6 + (A) → 6 CO2 + 6 H2O + (B) (A) và (B) lần lượt là:
- A. 6 O2 và chất hữu cơ
- B. 6 O2 và năng lượng
- C. Năng lượng và chất hữu cơ
- D. Chất diệp lục và chất hữu cơ
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 138338
Khi nói về hô hấp ở thực vật, câu có nội dung không đúng là:
- A. Phân giải hiếu khí có 3 giai đoạn trong đó 2 giai đoạn sau diễn ra ở ti thể
- B. Phân giải kị khí gồm đường phân và lên men đều diễn ra ở tế bào chất
- C. Lên men là giai đoạn sản xuất nhiều ATP nhất trong phân giải kị khí
- D. Đường phân là giai đoạn chung cho cả 2 con đường phân giải hiếu khí và kị khí
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 138339
Quá trình hô hấp sáng ở thực vật diễn ra trong 3 bào quan liên tiếp theo thứ tự sau:
- A. Lục lạp → Lizôxôm → Bộ máy Gôngi
- B. Lục lạp → Perôxixôm → Ti thể
- C. Ti thể → Perôxixôm → Lục lạp
- D. Ribôxôm → Bộ máy Gôngi → Ti Thể
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 138340
Trong bảo quản các loại rau, quả người ta thường để trong ngăn mát tủ lạnh nhằm:
- A. ức chế các enzim hô hấp.
- B. giảm độ ẩm trong rau, quả.
- C. ức chế các enzim quang hợp.
- D. giảm O2 và tăng CO2.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 138341
Ưu thế nổi bật của tiêu hóa ngoại bào so với tiêu hóa nội bào là:
- A. tiêu hóa được thức ăn có kích thước lớn, lượng thức ăn nhiều hơn.
- B. tiêu hóa được thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật.
- C. tốc độ tiêu hóa thức ăn nhanh hơn
- D. tiêu hóa được thức ăn khó tiêu hóa như xenlulôzơ có trong thực vật
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 138342
Sắp xếp các động vật sau theo chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa: (1) giun dẹp; (2) - trùng biến hình; (3) - thỏ.
- A. (1) → (2) → (3)
- B. (2) → (1) → (3)
- C. (3) → (1) → (2)
- D. (1) → (3) → (2)
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 138343
Trong đặc điểm về cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa ở động vật:
1. Thú ăn thịt có răng nanh rất phát triển
2. Hệ tiêu hoá ở động vật phát triển theo chiều hướng cấu tạo ngày càng phức tạp và chuyên hoá chức năng ngày càng rõ rệt.
3. Dạ dày chính thức của động vật nhai lại là dạ lá sách
4. Dạ dày tuyến ở chim được cấu tạo bởi lớp cơ dày và chắc còn được gọi là mề
5. Ruột của động vật ăn thịt ngắn hơn ruột của động vật ăn thực vật
6. Manh tràng rất phát triển ở nhóm động vật ăn thực vật có dạ dày đơn
Những câu có nội dung đúng là:
- A. 1, 3, 4, 5
- B. 2, 4, 6
- C. 1, 2, 5, 6
- D. 3, 4, 5
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 138344
Hãy chọn nội dung phù hợp vào (1), (2), (3): “Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ...( 1)… từ bên ngoài vào để …(2).. các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời giải phóng …(3)… ra ngoài”
- A. O2, oxi hóa, CO2
- B. CO2, oxi hóa, O2
- C. O2, khừ, CO2
- D. CO2, khừ, O2
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 138345
Ghép nhóm động vật ở cột A sao cho đúng với hình thức hô hấp của chúng ở cột B
Nhóm động vật (A)
Hình thức hô hấp (B)
I. Giun đất
1. Hô hấp bằng phổi.
II. Chuồn chuồn
2. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
III. Cá chép
3. Hô hấp bằng mang
IV. Người
4. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
Câu trả lời đúng là:
- A. I - 2; II - 4; III - 3, IV - 1
- B. I - 4; II - 2; III - 3, IV - 1
- C. I - 4; II - 2; III - 1, IV - 3
- D. I - 2; II - 4; III - 1, IV - 3
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 138346
Tìm câu phát biểu không đúng về hiệu quả trao đổi khí ở chim:
- A. Không có khí cặn trong phổi
- B. Có thêm 9 túi khí làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí ở phổi
- C. Có một dòng khí liên tục đi qua các ống khí theo một chiều nhất định kề từ khi hít vào lẫn khi thở ra nhờ sự co dãn của các túi khí
- D. Máu trong mao mạch chuyển song song và ngược chiều với dòng khí chuyển trong các ống khí
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 138347
Nội dung nào dưới đây không đúng khi đề cập đến sự hấp thu thụ động các ion khoáng ở rễ?
- A. Các ion khoáng hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
- B. Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).
- C. Phần lớn ion khoáng được hấp thụ vào cây theo cách thụ động.
- D. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 138348
Ở một số cây (như cây thường xuân), mặt trên của lá không có khí khổng thì có sự thoát hơi nước qua mặt trên của lá hay không?
- A. Có, chúng thoát hơi nước qua lớp biểu bì.
- B. Không, vì hơi nước không thể thoát qua lá khi không có khí khổng.
- C. Có, chúng thoát hơi nước qua lớp cutin trên biểu bì lá.
- D. Có, chúng thoát hơi nước qua các sợi lông của lá.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 138349
Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa đối với cây như thế nào?
- A. Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất là trong những ngày nắng nóng.
- B. Làm cho cây dịu mát, không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời.
- C. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
- D. Làm cho cây dịu mát, không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 138350
Phân chuồng là nguồn cung cấp nitơ cho cây vì:
- A. phân chuồng có nguồn gốc thực vật.
- B. phân chuồng sau khi bị phân huỷ sẽ tạo ra NH4 + cung cấp cho cây.
- C. phân chuồng được vi khuẩn sử dụng để đồng hoá nitơ.
- D. phân chuồng có chứa đạm vô cơ.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 138351
Khi nói về quá trình cố định đạm, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Quá trình cố định đạm diễn ra ở môi trường hiếu khí.
- B. Quá trình cố định đạm chỉ diễn ra ở các vi khuẩn sống cộng sinh.
- C. Cố định đạm là một quá trình khử N2 thành NH3.
- D. Quá trình cố định đạm cung cấp đạm NO3 - cho cây.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 138352
: Những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đối với cây trồng chủ yếu thu hoạch bằng thân - lá thì nên bón nhiều phân đạm hơn phân kali và phôtpho.
(2) Đối với cây trồng chủ yếu thu hoạch lấy củ thì nên bón nhiều phân đạm hơn phân kali và phôtpho.
(3) Con người có khả năng bổ sung các chất khoáng cho thực vật bằng cách phun bổ sung các dung dịch khoáng lên lá.
(4) Để cây sinh trưởng, phát triển tốt cần bón đủ các loại phân khoáng.
- A. 2 và 3.
- B. 2, 3 và 4.
- C. 1, 3 và 4.
- D. 1, 2, 3 và 4.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 138353
Sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH trong quang hợp là:
- A. diệp lục a.
- B. diệp lục b.
- C. diệp lục a, b.
- D. diệp lục a, b và carôtenôit.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 138354
Vai trò của pha sáng trong quang hợp là:
- A. oxi hóa nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2.
- B. tổng hợp ATP và chất nhận CO2 để tạo ra chất hữu cơ.
- C. khử CO2 nhờ ATP và NADPH để tổng hợp chất hữu cơ.
- D. khử nước tạo ATP và NADPH cung cấp cho pha tối tổng hợp chất hữu cơ.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 138355
Có mấy hoạt động sau đây xảy ra trong pha tối của quá trình quang hợp?
(1) Giải phóng O2.
(2) Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat.
(3) Giải phóng electron từ quang phân li nước.
(4) Tổng hợp nhiều phân tử ATP.
(5) Sinh ra các phân tử H2O mới.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 138356
Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?
- A. Tích lũy năng lượng.
- B. Tạo chất hữu cơ.
- C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.
- D. Điều hòa không khí.