Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 424802
Điền từ còn thiếu vào dấu … trong câu sau: “Trong khi di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Mảng Âu-Á và mảng Phi sẽ ………., mảng Bắc Mỹ và mảng Âu-Á sẽ ……..”
- A. xô vào nhau, tách xa nhau.
- B. tách xa nhau, xô vào nhau.
- C. xô vào nhau, xô vào nhau.
- D. tách xa nhau, tách xa nhau
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 424803
Ở những nơi vỏ Trái Đất bị đứt gãy, các dòng mac-ma theo các khe nứt của vỏ Trái Đất, phun trào lên bề mặt (cả trên lục địa và đại dương) tạo thành gì?
- A. núi lửa.
- B. động đất.
- C. thủy triều.
- D. vòi rồng.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 424804
Khi có núi lửa phun trào, người dân sống ở gần khu vực núi lửa cần phải làm gì?
- A. Gia cố nhà cửa thật vững chắc.
- B. Nhanh chóng sơ tán khỏi khu vực.
- C. Chuẩn bị gấp các dụng cụ để dập lửa.
- D. Đóng cửa ở yên trong nhà, tuyệt đối không ra khỏi nhà.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 424805
Khi xảy ra động đất, chúng ta không nên làm gì?
- A. Không đi cầu thang máy.
- B. Chui xuống gầm bàn.
- C. Trú ở góc nhà.
- D. Tìm cách chạy ra khỏi nhà.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 424806
Trên bề mặt Trái Đất được chia thành bao nhiêu đai áp cao và bao nhiêu đai áp thấp?
- A. 2 đai áp cao và 2 đai áp thấp
- B. 2 đai áp cao và 3 đai áp thấp
- C. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp
- D. 4 đai áp thấp và 3 đai áp cao
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 424807
Quá trình tạo núi là kết quả tác động của các yếu tố nào?
- A. nhanh, liên tục và hỗ trợ nhau của nội và ngoại lực.
- B. lâu dài, phụ thuộc từng giai đoạn của nội và ngoại lực.
- C. lâu dài, liên tục và đồng thời của nội và ngoại lực.
- D. nhanh chóng nhưng hỗ trợ nhau của nội và ngoại lực.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 424808
Loại gió thổi từ áp áp cao cận chí tuyến đến áp thấp ôn đới là loại gió nào?
- A. Gió Mậu dịch
- B. Gió Tín phong
- C. Gió Tây ôn đới
- D. Gió Đông cực
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 424809
Trong khí quyển, lớp ô- dôn nằm ở tầng nào?
- A. tầng đối lưu
- B. tầng cao
- C. tầng tầng khuếch tán
- D. tầng bình lưu
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 424810
Khoáng sản có thể chia thành mấy nhóm?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 424811
Đơn vị nào dùng để đo khí áp?
- A. độ rích-te
- B. mi-li-ba (mb).
- C. ki-lô-mét
- D. Hertz ( Hz)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 424812
Có mấy loại kí hiệu bản đồ?
- A. 4
- B. 3
- C. 2
- D. 1
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 424813
Tại sao cần phải nắm chắc các khái niệm cơ bản của môn Địa lí?
- A. Giúp các em giải thích và ứng xử khi gặp các hiện tượng thiên nhiên trong cuộc sống.
- B. Giúp các em được du lịch thật nhiều nơi.
- C. Giúp các em nâng cao kĩ năng ứng xử đối với mọi người.
- D. Giúp các em nâng cao khả năng tính toán, tư duy logic.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 424814
Muốn học Địa lí đạt hiệu quả cao, các em cần phải làm gì?
- A. Cần có hứng thú trong học tập.
- B. Cần có nhiều công cụ hỗ trợ.
- C. Được đi trải nghiệm ở nhiều nơi.
- D. Đạt nhiều điểm cao
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 424815
Tại sao người ta phải xây các đài quan sát ven biển?
- A. Dự báo thời tiết.
- B. Ngắm sao băng.
- C. Bảo vệ biên giới.
- D. Mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 424816
Vì sao giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ ở khu vực phía Tây?
- A. Trái Đất quay từ Đông sang Tây.
- B. Trái Đất quay từ Tây sang Đông.
- C. Trục Trái Đất nghiêng một góc 66033’
- D. Trái Đất có dạng hình cầu.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 424817
Khi Luân Đôn 4h thì ở Hà Nội mấy giờ?
- A. 11h
- B. 5h
- C. 9h
- D. 12h
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 424818
Đâu là hành tinh nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất?
- A. Kim Tinh và Mộc Tinh
- B. Thủy Tinh và Hỏa Tinh
- C. Kim Tinh và Hải Vương Tinh
- D. Kim Tinh và Thủy Tinh
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 424819
Nội lực và ngoại lực có mối quan hệ như thế nào?
- A. Hỗ trợ nhau.
- B. Lần lượt.
- C. Giống nhau.
- D. Đối nghịch.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 424820
Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản không được chia thành loại nào?
- A. Nhiên liệu.
- B. Kim loại.
- C. Phi kim loại.
- D. Nguyên liệu.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 424821
Đồi cụ thể có độ cao thế nào khi so với các vùng đất xung quanh?
- A. Từ 200 - 300m.
- B. Trên 400m.
- C. Dưới 200m.
- D. Từ 300 - 400m.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 424822
Chùa Một Cột được xem là tư liệu gì?
- A. Tư liệu chữ viết.
- B. Tư liệu gốc.
- C. Tư liệu hiện vật.
- D. Tư liệu truyền miệng.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 424823
Nhà chính trị nào đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?
- A. Xi-xê-rông.
- B. Hê-rô-đốt.
- C. Hồ Chí Minh.
- D. Võ Nguyên Giáp.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 424824
Cư dân Bắc Bộ đã biết đến đồ đồng từ khi nào?
- A. 2000 năm trước.
- B. 3000 năm trước.
- C. 4000 năm trước.
- D. 5000 năm trước.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 424825
Dựa vào phát hiện ở đâu mà người ta tìm ra kim loại vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN?
- A. Thung lũng Tim-na.
- B. Thung lũng Na-mơ.
- C. Thung lũng Si-ri-a.
- D. Thung lũng Sa-ha.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 424826
Địa bàn cư trú của người tinh khôn là ở đâu?
- A. Hang động.
- B. Ven sông, suối
- C. Đồng bằng.
- D. Cao nguyên.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 424827
- A. Khởi nghĩa Lí Bí
- B. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
- C. Khởi nghĩa Phùng Hưng
- D. Khởi nghĩa Bà Triệu
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 424828
Người xưa không sử dụng cách tính thời gian nào?
- A. Đồng hồ cát
- B. Đồng hồ đeo tay
- C. Đồng hồ Mặt Trời
- D. Đồng hồ nước
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 424829
Ý nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm hình thể của Người tinh khôn?
- A. Di chuyển bằng bốn chân.
- B. Loại bỏ hết dấu tích của vượn trên cơ thể.
- C. Trán thấp, bợt ra sau, u mày nổi lên cao.
- D. Trên cơ thể có một lớp lông rất dày.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 424830
Tại di chỉ Xuân Lộc (Đồng Nai, Việt Nam), các nhà khảo cổ học cụ thể đã tìm thấy dấu tích nào của Người tối cổ?
- A. Răng hóa thạch.
- B. Bộ xương hóa thạch.
- C. Công cụ lao động bằng đá.
- D. Công cụ và vũ khí bằng sắt.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 424831
Nội dung nào sau đây không đúng khi mô tả về những chuyển biến trong đời sống kinh tế ở Việt Nam vào cuối thời nguyên thủy?
- A. Dùng cày gỗ có lắp lưỡi bằng đồng để cày ruộng.
- B. Con người định cư lâu dài ở ven các dòng sông lớn.
- C. Công cụ lao động bằng đồng được sử dụng phổ biến.
- D. Con người chuyển lên cư trú tại những vùng núi cao.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 424832
Vì sao xã hội nguyên thủy ở phương Đông phân hóa sớm nhưng không triệt để?
- A. Cư dân phương Đông không sử dụng công cụ lao động bằng kim loại.
- B. Cư dân phương Đông cần liên kết với nhau để làm thủy lợi, chống ngoại xâm.
- C. Cư dân phương Đông sinh sống phân tán, không tập trung trên một địa bàn nhất định.
- D. Cư dân phương Đông sinh sống chủ yếu tại các vùng núi cao, hải đảo xa xôi.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 424833
Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã tạo ra chuyển biến nào trong đời sống xã hội của con người ở cuối thời nguyên thủy?
- A. Xuất hiện các gia đình mẫu hệ.
- B. Xã hội có sự phân hóa giàu – nghèo.
- C. Xuất hiện các bầy người nguyên thủy.
- D. Hình thành quan hệ công bằng, bình đẳng.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 424834
Những người đứng đầu thị tộc khi xã hội xuất hiện giai cấp chuyển thành giai cấp nào sau đây?
- A. Giai cấp thống trị.
- B. Địa chủ phong kiến.
- C. Lãnh chúa.
- D. Quý tộc.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 424835
Vương quốc phong kiến nào dưới đây cụ thể được hình thành ở vùng Đông Nam Á hải đảo?
- A. Chân Lạp.
- B. Chăm-pa.
- C. Ca-lin-ga.
- D. Pa-gan.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 424836
Ngành kinh tế chính ở các vương quốc ở vùng Đông Nam Á lục địa là gì?
- A. Nông nghiệp.
- B. Thủ công nghiệp.
- C. Khai thác thủy sản.
- D. Buôn bán đường biển.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 424837
Thành tựu nào dưới đây là phát minh của cư dân Ấn Độ cổ đại?
- A. Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.
- B. Hệ chữ cái La-tinh.
- C. Hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.
- D. Hệ thống 10 chữ số.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 424838
Công trình kiến trúc nào dưới đây của nhân dân Trung Quốc đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?
- A. Đại bảo tháp San-chi.
- B. Vườn treo Ba-bi-lon.
- C. Đền Pác-tê-nông.
- D. Lăng Ly Sơn.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 424839
Điểm giống nhau giữa điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã cổ đại chính xác là gì?
- A. Có nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ.
- B. Có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.
- C. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- D. Địa hình bẳng phẳng, ít bị chia cắt.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 424840
Thương cảng nào nổi tiếng nhất ở Hi Lạp cổ đại?
- A. Cảng Óc Eo.
- B. Cảng Pa-lem-bang.
- C. Cảng Đại Chiêm.
- D. Cảng Pi-rê.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 424841
Công trình nào sau đây ở Lưỡng Hà được coi là môt trong nhưng kì quan thiên nhiên của thế giới cổ đại?
- A. Tượng nữ hoàng Nê-phéc-li-ti.
- B. Vườn treo Ba bi-lon
- C. Phiến đá Na-mơ.
- D. Mặt nạ bằng vàng của vua Tu-tan-kha-môn.