Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 432425
Ai là người đã chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Étpêrăng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (1861)?
- A. Trương Định
- B. Nguyễn Trung Trực
- C. Nguyễn Hữu Huân
- D. Dương Bình Tâm
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 432426
Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đã đưa ông đi đày ở đâu?
- A. Mêhicô
- B. Angiêri
- C. Tuynidi
- D. Nam Phi
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 432427
Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?
- A. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên
- B. Khởi nghĩa Hương Khê
- C. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà
- D. Khởi nghĩa Yên Thế
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 432428
Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là gì?
- A. Hưởng ứng chiếu Cần vương
- B. Chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà Nguyễn
- C. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình
- D. Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 432429
Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là ai?
- A. Đề Thám
- B. Đề Nắm
- C. Phan Đình Phùng
- D. Nguyễn Trung Trực
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 432430
Hội nghị Muy-nich với sự tham gia của các quốc gia nào sau đây?
- A. Anh, Pháp, Đức, Italia.
- B. Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp.
- C. Đức, Áo, Hung, Bỉ.
- D. Anh, Pháp, Nhật, Italia.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 432431
Đâu không phải là hành động của nhân dân Bắc Kì khi Gác-ni-ê đưa quân tấn công Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873?
- A. Bất hợp tác với Pháp.
- B. Bỏ thuốc độc vào các giếng nước uống.
- C. Đốt kho thuốc súng của Pháp.
- D. Tìm cách thỏa hiệp với Pháp.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 432432
Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì?
- A. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)
- B. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị)
- C. Bổ sung lực lượng quân sự
- D. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 432433
Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương _______.
- A. vẫn tiếp tục nhưng thu hẹp địa bàn ở Nam Trung Bộ
- B. tiếp tục hoạt động, quy tụ dần thành những trung tâm lớn
- C. chỉ hoạt động cầm chừng
- D. chấm dứt hoạt động
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 432434
Cuộc khủng hoảng kinh tế tg 1929 – 1933 đã để lại hậu quả nghiêm trọng nhất đối với thế giới là gì?
- A. Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu
- B. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
- C. Nạn thất nghiệp tràn lan
- D. Sản xuất đình đốn
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 432435
Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh vào thời gian nào?
- A. 15/08/1945.
- B. 25/08/1945.
- C. 05/08/1945.
- D. 30/08/1945.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 432436
Liên Xô là cụm từ viết tắt của tổ chức nào?
- A. Liên bang Xô viết
- B. Liên hiệp các Xô viết
- C. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết
- D. Liên hiệp các Xô viết xã hội chủ nghĩa
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 432437
Bản chất của phong trào Cần vương là gì?
- A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến
- B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
- C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
- D. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 432438
Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
- A. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám
- B. Cao Điền và Tống Duy Tân
- C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng
- D. Tống Duy Tân và Cao Thắng
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 432439
Tội phạm chiến tranh, đã lôi kéo 1700 triệu người ở trên 70 nước tham gia, gây ra cái chết cho khoảng 60 triệu người và làm tàn phế 90 triệu người khác là nước nào?
- A. Phát xít Đức
- B. Anh, Pháp
- C. Mĩ
- D. Các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 432440
Thực dân Pháp đã chiếm gọn ba tỉnh miền Tây Nam Kì (1867) mà không tốn một viên đạn vì sao?
- A. thực dân Pháp tấn công bất ngờ.
- B. nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.
- C. triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.
- D. quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 432441
Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) vì sao?
- A. không tham gia khối Đồng minh chống phát xít.
- B. ngăn cản việc thành lập liên minh chống phát xít.
- C. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.
- D. thực hiện chính sách hòa bình, trung lập.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 432442
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là do đâu?
- A. âm mưu muốn bá chủ thế giới của Đức và Nhật Bản.
- B. các nước Anh, Pháp, Mĩ dung dưỡng, nhượng bộ với phát xít.
- C. cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trầm trọng.
- D. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc xung quanh về vấn đề thuộc địa.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 432443
Nước tư bản nào đã liên quân với Pháp để tấn công Đà Nẵng vào 1858?
- A. Hà Lan.
- B. Anh.
- C. Tây Ban Nha.
- D. Bồ Đào Nha.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 432444
Chọn đáp án đúng để sắp xếp các Hiệp ước mà triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp theo trình tự thời gian
1. Hiệp ước Hác – măng.
2. Hiệp ước Nhâm Tuất.
3. Hiệp ước Pa - tơ – nốt.
4. Hiệp ước Giáp Tuất.
- A. 2 – 4 – 1 – 3.
- B. 3 - 2 - 4 - 1.
- C. 2 – 3 – 1 - 4.
- D. 1 - 2 - 3 - 4.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 432445
Câu nói của Nguyễn Trung Trực “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” thể hiện điều gì?
- A. Quyết tâm đánh Pháp của nhân dân Việt Nam.
- B. Tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
- C. Lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Việt Nam.
- D. Ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 432446
Thực dân Pháp đã viện cớ nào để tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?
- A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”
- B. Nhà Nguyễn phản đối những chính sách ngang ngược của Pháp
- C. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân
- D. Nhà Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuypuy”
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 432447
Năm 1917, sự kiện nào đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga?
- A. Chiến tranh thế giới thứ nhất
- B. Cách mạng tháng Hai
- C. Cách mạng tháng Mười
- D. Luận cương tháng tư
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 432448
Cao Thắng có vai trò như thế nào trong khởi nghĩa Hương Khê?
- A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự
- B. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
- C. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ, nghiên cứu chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp
- D. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 432449
Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của quân dân Việt Nam ở mặt trận Đà Nẵng (1858) ________.
- A. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
- B. Bước đầu làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
- C. Buộc pháp phải lập tức thực hiện kế hoạch tấn công bắc kì.
- D. Buộc pháp phải lập tức chuyển hướng tiến công cửa biển Thuận An.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 432450
Trước khi thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam là một quốc gia thế nào?
- A. tự do trong Liên bang Đông Dương.
- B. độc lập, có chủ quyền.
- C. dân chủ, có chủ quyền.
- D. độc lập trong Liên bang Đông Dương.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 432451
Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?
- A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
- B. Hiệp ước Hácmăng.
- C. Hiệp ước Patơnốt.
- D. Hiệp ước Giáp Tuất.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 432452
Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít?
- A. Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường.
- B. Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác.
- C. Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết.
- D. Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 432589
Vì sao tại Gia Định, kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại?
- A. Sự chiến đấu anh dũng của quân đội triều đình, quân xâm lược bị thiệt hại nặng nề
- B. Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta
- C. Các đội dân binh chiến đấu dũng cảm, ngày đêm bám sát địch, quấy rối tiêu diệt chúng
- D. Tất cả các vấn đề trên
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 432590
Điểm chung và cũng là ưu điểm lớn nhất của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là gì?
- A. Tập hợp đông đảo các giai cấp tầng lớp trong xã hội.
- B. Khởi nghĩa vũ trang theo phạm trù phong kiến.
- C. Xác định đúng đối tượng đấu tranh là thực dân Pháp.
- D. Làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của Pháp.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 432591
Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng tính chất của phong trào Cần vương (1885 – 1896) ở Việt Nam?
- A. Phong trào đấu tranh có tính chất cải lương.
- B. Yêu nước nhưng không mang tính cách mạng.
- C. Phong trào đấu tranh tự phát, không có tổ chức.
- D. Phong trào yêu nước và mang tính cách mạng.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 432592
Nét nổi bật của phong trào Cần vương ở giai đoạn hai (1888 – 1896) là gì?
- A. Đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình kháng chiến.
- B. Đặt dưới sự chỉ huy gián tiếp của triều đình kháng chiến.
- C. Không có sự chỉ huy của triều đình, các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ.
- D. Phong trào phát triển theo chiều sâu, quy tụ thành những trung tâm lớn.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 432593
Thất bại tại trận Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883) đã khiến thực dân Pháp rơi vào tình trạng như thế nào?
- A. Càng củng cố dã tâm xâm chiếm hoàn toàn Việt Nam.
- B. Hoang mang lo sợ và tìm cách thương thuyết để rút khỏi Bắc Kỳ.
- C. Cầu cứu sự chi viện của triều đình Mãn Thanh.
- D. Quyết định đánh thẳng vào Huế để kết thúc chiến tranh.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 432594
Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?
- A. Hiệp ước Hácmăng.
- B. Hiệp ước Giáp Tuất.
- C. Hiệp ước Patơnốt.
- D. Hiệp ước Nhâm Tuất.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 432595
Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít?
- A. Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác.
- B. Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại.
- C. Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường.
- D. Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 432596
Cuộc khởi nghĩa chống Pháp nào ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX?
- A. Khởi nghĩa Ong Kẹo
- B. Khởi nghĩa Commađam
- C. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam.
- D. Khởi nghĩa Chậu Pachay
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 432597
Quốc gia nào được xem là đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 bằng con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước?
- A. Anh.
- B. Pháp.
- C. Đức.
- D. Mĩ.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 432598
Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự Véc-xai - Oa-sinh-tơn?
- A. Sự hình thành liên minh phát xít, gây chiến tranh thế giới thứ hai.
- B. Sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc không thể dung hòa.
- C. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc.
- D. Sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 432599
Trật tự Véc-xai - Oa-sinh-tơn được coi là đã thiết lập phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế?
- A. Sự phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận.
- B. Tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản.
- C. Sự bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi.
- D. Sự xác lập ách thống trị và nô dịch đối với các nước bại trận.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 432600
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 không mang đặc điểm nào dưới đây?
- A. Diễn ra tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu.
- B. Cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra các nước tư bản chủ nghĩa.
- C. Cuộc khủng hoảng kéo dài 4 năm và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
- D. Cuộc khủng hoảng chỉ ảnh hưởng đến các nước tư bản chủ nghĩa.