Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 405722
Cho biết: Quá trình nào liên quan chặt chẽ với hấp thụ nước và các chất khoáng ở thực vật?
- A. Quá trình quang hợp
- B. Quá trình hô hấp của rễ
- C. Vận động cảm ứng ở thực vật
- D. Các chất điều hòa sinh trưởng
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 405724
Xác định: Nồng độ Mg2+ trong cây là 0,2%; trong đất là 0,15 %. Cây sẽ nhận Mg2+ bằng cách nào?
- A. Hấp thụ bị động.
- B. Hấp thụ chủ động.
- C. Khuyếch tán.
- D. Thẩm thấu.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 405725
Xác định: Lông hút của rễ do tế bào nào sau đây phát triển thành?
- A. Tế bào mạch gỗ ở rễ.
- B. Tế bào mạch rây ở rễ.
- C. Tế bào nội bì.
- D. Tế bào biểu bì.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 405727
Cho biết: Khi nói về quá trình trao đổi khoáng của cây, phát biểu nào đúng?
- A. Quá trình hút khoáng luôn cần có ATP.
- B. Rễ cây chỉ hấp thụ khoáng dưới dạng các ion hòa tan trong nước.
- C. Mạch rây vận chuyển dòng ion khoáng còn mạch gỗ vận chuyển dòng nước.
- D. Quá trình hút khoáng không phụ thuộc vào quá trình hút nước của rễ cây.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 405729
Đâu là chức năng của tế bào nội bì?
- A. Quang hợp.
- B. Cung cấp ATP để hút khoáng.
- C. Kiểm soát dòng nước, ion khoáng.
- D. Cấu tạo nên mạch gỗ của rễ.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 405738
Cho biết: Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá?
- A. Lực đẩy ( áp suất rễ)
- B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
- C. Lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.
- D. Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 405741
Xác định: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu?
- A. Từ mạch gỗ sang mạch rây
- B. Từ mạch rây sang mạch gỗ
- C. Qua mạch gỗ
- D. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 405742
Hãy cho biết: Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do?
- A. Lực đẩy của rễ, lực hút của lá, lực liên kết giữa các phân tử nước và môi trường không khí bão hòa hơi nước
- B. Lực liên kết giữa các phân tử nước và môi trường không khí bão hòa hơi nước
- C. Lực đẩy của rễ, lực hút của lá
- D. Môi trường xung quanh có nhiệt độ thấp
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 405743
Xác định: Nhờ yếu tố nào mà nước có thể vận chuyển từ rễ lên lá?
- A. Nhờ tính liên tục của cột nước
- B. Nhờ cung cấp đủ nước cho cây và chênh lệch áp suất thẩm thấu
- C. Nhờ cung cấp đủ nước cho cây
- D. Nhờ chênh lệch áp suất thẩm thấu
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 405744
Xác định: Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá xuống rễ và đến các cơ quan khác là?
- A. Sự chênh lệch về áp suất thẩm thấy giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, hạt, quả,…)
- B. Lực đẩy của cây và lực hút của trái đất
- C. Lực hút và lực liên kết tạo nên
- D. Lực đẩy của của cây và lực liên kết tạo nên
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 405745
Xác định: Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là?
- A. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra.
- B. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của gốc cây.
- C. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của vỏ cây.
- D. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 405747
Xác định: Trong dung dịch mạch rây có chứa một chất hòa tan chiếm 10-20% hàm lượng, đó là chất nào?
- A. Tinh bột
- B. Protein
- C. Saccarozo
- D. ATP
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 405749
Cho biết: Tế bào mạch gỗ của cây gồm?
- A. Quản bào và tế bào biểu bì.
- B. Quản bào và mạch ống.
- C. Quản bào và tế bào nội bì.
- D. Quản bào và tế bào lông hút.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 405751
Xác định: Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào đúng?
- A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động.
- B. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ.
- C. Mạch gỗ vận chuyển đường glucôzơ, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác.
- D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây thì vận chuyển các chất từ lá xuống rễ.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 405753
Xác định: Dịch mạch rây được vận chuyển từ lá xuống rễ là nhờ?
- A. quá trình cung cấp năng lượng của hô hấp
- B. sự chênh lệch áp suât thâm thấu giữa cơ quan cho và cơ quan nhận
- C. lực hút của thoát hơi nước và lực đấy của rễ
- D. lực đẩy của áp suất rễ và thoát hơi nước
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 405754
Xác định: Trên một cây, cơ quan nào có thế nước cao nhất?
- A. Các mạch gỗ ở thân
- B. Lá cây
- C. Các lông hút ở rễ
- D. Cành cây
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 405756
Xác định: Quá trình thoát hơi nước có vai trò gì?
- A. Tạo độ mềm cho thực vật thân thảo.
- B. Tạo lực hút phía trên để hút nước và chất khoáng từ rễ lên.
- C. Giúp thải khí CO2 qua lá nhanh hơn.
- D. Tạo điều kiện cho chất hữu cơ vận chuyển xuống rễ cây.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 405757
Xác định: Ở đa số các loài thực vật, nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng mở khí khổng là?
- A. Nhiệt độ
- B. Nước
- C. Phân bón
- D. Ánh sáng
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 405758
Xác định: Nhóm thực vật nào có hoạt động đóng khí khổng vào ban ngày và mở khí khổng vào ban đêm?
- A. Thực vật C4
- B. Thực vật C3
- C. Thực vật C4 và CAM
- D. Thực vật CAM
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 405759
Xác định: Đặc điểm của con đường thoát nước qua bề mặt cutin là?
- A. Vận tốc lớn, được điều chỉnh.
- B. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
- C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh.
- D. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 405760
Cho biết: Vai trò của kali trong cơ thể thực vật?
- A. Hoạt hóa enzim.
- B. Cân bằng nước và ion.
- C. Mở khí khổng.
- D. Cả A, B và C.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 405763
Xác định: Nito có vai trò cấu trúc vì chúng?
- A. Là thành phần cấu tạo của các enzyme
- B. Tham gia vào cấu trúc của các chất kích thích sinh trưởng
- C. Là thành phần không thể thiếu của protein
- D. Có trong cấu trúc của ATP.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 405765
Cho biết: Thiếu Fe thì cây bị vàng lá. Nguyên nhân chính là do Fe là thành phần cấu trúc của?
- A. Diệp lục
- B. Enzim xúc tác tổng hợp diệp lục
- C. Lục lạp
- D. Enzim xúc tác cho quang hợp
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 405767
Cho biết: Đâu là biểu hiện thuộc về triệu chứng thiếu nguyên tố đồng (Cu) của cây?
- A. Lá non có màu lục đậm không bình thường
- B. Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết
- C. Lá nhỏ có màu vàng
- D. Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 405769
Xác định: Cây có biểu hiện: lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chất là do thiếu?
- A. photpho.
- B. canxi.
- C. magie.
- D. nitơ.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 405770
Cho biết: Ở thực vật trên cạn, vì sao trên đất nhiều mùn cây sinh trưởng tốt?
- A. Đất mùn có chứa nhiều oxi.
- B. Trong mùn có chứa nhiều khoáng
- C. Trong mùn có chứa nhiều nitơ
- D. Đất mùn tơi xốp giúp cây hút nước dễ hơn
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 405772
Cho biết: Hoạt động nào của con người nhằm ngăn chặn sự mất nitơ từ đất vào không khí?
- A. Trồng cây với mật độ cao.
- B. Cày xới, làm đất tơi xốp
- C. Trồng xen cây họ đậu.
- D. Bón phân đạm cho đất.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 405775
Xác định: Thực vật bậc cao có thể hấp thu nitơ từ lòng đất dưới dạng nào?
- A. Chỉ hấp thu nitơ hữu cơ và các axit amin
- B. Hấp thu amon và nitrate
- C. Hấp thu nitrate và các axit amin
- D. Chỉ hấp thu amon
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 405779
Xác định: Nitơ có chức năng chủ yếu nào và khi thiếu nitơ cây có triệu chứng gì?
- A. Thành phần của thành tế bào, lá có màu vàng
- B. Thành phần của prôtêin, axit nuclêic, sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.
- C. Duy trì cân bằng ion, cây bị còi cọc
- D. Thành phần của xitôcrôm, lá có màu vàng.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 405781
Xác định: Thực vật có thể hấp thụ dạng nitơ nào sau đây?
- A. N2 và NH3+
- B. NH4+ và NO3-
- C. N2 và NO3-
- D. NO2 và NO3-
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 405783
Chọn ý đúng: Nước có chức năng gì trong quá trình quang hợp?
- A. Các phân tử nước được kết hợp với các nguyên tử cacbon để tạo thành glucose.
- B. Các phân tử nước là nguồn năng lượng trong các phản ứng ánh sáng.
- C. Các phân tử nước được tách ra để cung cấp các điện tử cho chất diệp lục và các ion hydro.
- D. Các phân tử nước được sử dụng để mang năng lượng vào chu trình Calvin.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 405785
Xác định: Nguồn cacbon là CO2 từ khí quyển đi vào chu trình cacbon thông qua hoạt động?
- A. hô hấp ở thực vật.
- B. hô hấp ở động vật.
- C. hô hấp và quang hợp ở thực vật.
- D. quang hợp ở thực vật.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 405787
Cho biết: Quang hợp có vai trò gì trong hô hấp của cây xanh?
- A. Cung cấp năng lượng cho các phản ứng hóa học trong hô hấp
- B. Làm ức chế quá trình hô hấp của cây
- C. Cung cấp các chất hữu cơ cho quá trình hô hấp
- D. Không liên quan đến quá trình hô hấp của cây
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 405789
Xác định: Khái niệm nào về quang hợp chưa được hoàn chỉnh?
- A. Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
- B. Quang hợp là quá trình đồng hóa cacbon của cây xanh, dưới tác dụng ánh sáng mặt trời.
- C. Quang hợp là quá trình hệ sắc tố của cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng và sử dụng năng lượng này để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ các chất vô cơ (CO2 và H2O).
- D. Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ khí CO2 và H2O nhờ năng lượng ánh nắng mặt trời, diễn ra trong cây xanh.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 405791
Cho biết: Cây xanh thải ra khí nào vào ban đêm?
- A. Khí oxi
- B. Khí cacbonic
- C. Khí hidro
- D. Khí nito
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 405793
Cho biết: Các tia sáng xanh xúc tiến quá trình?
- A. Sự tổng hợp ADN
- B. Sự tổng hợp lipid
- C. Sự tổng hợp cacbohidrat
- D. Sự tổng hợp protein
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 405794
Cho biết: Bước sóng ánh sáng nào có hiệu quả tốt nhất đối với tổng hợp prôtêin?
- A. Xanh lục.
- B. Đỏ.
- C. Vàng.
- D. Xanh tím.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 405796
Xác định: Trong các cây sau, cây nào có điểm bù và điểm no ánh sáng thấp nhất?
- A. Cây đồi trọc.
- B. Cây vượt tán rừng.
- C. Cây thủy sinh.
- D. Cây ở đồng cỏ thảo nguyên.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 405798
Xác định: Điểm bão hòa ánh sáng là gì?
- A. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại.
- B. Cường độ ánh sáng tối đa để cường dộ quang hợp đạt cực tiểu.
- C. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.
- D. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt trên mức trung bình
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 405799
Xác định: Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp?
- A. Lớn hơn cường độ hô hấp.
- B. Cân bằng với cường độ hô hấp.
- C. Nhỏ hơn cường độ hô hấp.
- D. Lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.