Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 411016
Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?
- A. Nông nghiệp lạc hậu
- B. Công nghiệp phát triển
- C. Thương mại hàng hóa
- D. Sản xuất quy mô lớn
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 411028
Nội dung nào không phản ánh đúng nét mới của kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
- A. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
- B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh
- C. Xuất hiện các tổ chức độc quyền chi phối đời sống kinh tế
- D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 411030
Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia
- A. độc lập, có chủ quyền và phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- B. nửa thuộc địa, nửa phong kiến và lệ thuộc nặng nề vào thực dân Pháp.
- C. độc lập, có chủ quyền nhưng chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- D. có nền sản xuất công nghiệp đứng đầu châu Á và thứ hai thế giới (sau Mĩ).
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 411031
Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?
- A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)
- B. Samurai (võ sĩ)
- C. Địa chủ vừa và nhỏ
- D. Quý tộc
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 411032
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất về tình hình xã hội Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?
- A. Mọi mâu thuẫn trong xã hội đều được dung hòa
- B. Tồn tại nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội
- C. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với lãnh chúa phong kiến
- D. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với địa chủ phong kiến
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 411033
Xã hội Ấn Độ suy yếu từ đầu thế kỉ XVII là do cuộc tranh giành quyền lực giữa
- A. các chúa phong kiến
- B. địa chủ và tư sản
- C. tư sản và phong kiến
- D. phong kiến và nông dân
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 411034
Từ đầu thế kỉ XVII, các nước tư bản phương Tây nào tranh nhau xâm lược Ấn Độ?
- A. Pháp, Tây Ban Nha
- B. Anh, Bồ Đào Nha
- C. Anh, Hà Lan
- D. Anh, Pháp
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 411035
Nội dung nào phản ánh đúng tình hình Ấn Độ giữa thế kỉ XIX?
- A. Thực dân Anh hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ
- B. Anh và Pháp bắt tay nhau cùng thống trị Ấn Độ
- C. Chế độ phong kiến ở Ấn Độ sụp đổ hoàn toàn
- D. Các nước đế quốc từng bước can thiệp vào Ấn Độ
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 411036
Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh coi Ấn Độ là
- A. thuộc địa quan trọng nhất
- B. đối tác chiến lược
- C. kẻ thù nguy hiểm nhất
- D. chỗ dựa tin cậy nhất
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 411038
Đặc điểm chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là gì?
- A. Chính phủ Anh cai trị trực tiếp Ấn Độ.
- B. Cai trị thông qua bộ máy chính quyền bản xứ
- C. Dựng nên chính phủ và quân đội tay sai.
- D. Để cho nhân dân Ấn Độ hưởng quy chế tự trị.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 411043
Từ thế kỉ XVIII, nhất là sang thế kỉ XIX, Trung Quốc đứng trước nguy cơ trở thành
- A. “sân sau” của các nước đế quốc
- B. “ván bài” trao đổi giữa các nước đế quốc
- C. “quân cờ” cho các nước đế quốc điều khiển
- D. “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 411045
Yếu tố nào giúp các nước đế quốc xâu xé được Trung Quốc?
- A. Phong trào bãi công của công nhân lan rộng khắp cả nước
- B. Thái độ thỏa hiệp của giai cấp tư sản
- C. Thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh
- D. Phong trào nông dân chống phong kiến bùng nổ
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 411051
Với hiệp ước Nam Kinh, Trung Quốc đã trở thành một nước
(Hoặc: Với hiệp ước Nam Kinh đã mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành )
- A. nửa thuộc địa, nửa phong kiến
- B. thuộc địa, nửa phong kiến
- C. phong kiến quân phiệt
- D. đế quốc chủ nghĩa
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 411053
Phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến của nhân dân Trung Quốc bắt đầu bùng nổ từ
- A. đầu thế kỉ XVIII
- B. giữa thế kỉ XIX
- C. cuối thế kỉ XVIII
- D. đầu thế kỉ XX
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 411057
Chiến tranh thuốc phiện (1840 – 1842) là cuộc chiến tranh giữa
- A. Pháp và Trung Quốc
- B. Anh và Trung Quốc
- C. Anh và Pháp
- D. Đức và Trung Quốc
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 411061
Thực dân Pháp đã xâm lược những quốc gia nào ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX?
- A. Philíppin, Brunây, Xingapo
- B. Việt Nam, Lào, Campuchia
- C. Xiêm (Thái Lan), Inđônêxia
- D. Malaixia, Miến Điện (Mianma)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 411062
Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của
- A. thực dân Anh
- B. thực dân Pháp
- C. thực dân Hà Lan
- D. thực dân Tây Ban Nha
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 411064
Sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Campuchia năm 1863?
- A. Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng
- B. Thực dân Pháp nổ súng tấn công kinh đô Phnôm-pênh của Campuchia
- C. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước
- D. Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 411065
Ông vua nào ở Campuchia buộc phải chấp nhận quyền bảo hộ của thực dân Pháp?
- A. Sivôtha
- B. Xihanúc
- C. Nôrôđôm
- D. Pucômbô
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 411068
Sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Campuchia năm 1884?
- A. Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng
- B. Pháp buộc vua Nô-rô-đôm kí Hiệp ước 1884, biến Cam-pu-chia thành thuộc địa
- C. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước
- D. Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 411071
Nguyên nhân chủ yếu nào khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi?
- A. Châu Phi là lục địa rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên
- B. Trình độ phát triển chung của cư dân châu Phi thấp, chưa biết sử dụng đồ sắt
- C. Các nước châu Phi thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”
- D. Các nước châu Phi nghiêm cấm tư bản phương Tây tới trao đổi, buôn bán
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 411073
Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi vào khoảng thời gian nào?
- A. Những năm 50 – 60 của thế kỉ XX
- B. Những năm 60 – 70 của thế kỉ XVIII
- C. Những năm 70 – 80 của thế kỉ XIX
- D. Những năm 80 – 90 của thế kỉ XX
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 411076
Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi sau khi
- A. kênh đào Xuy-ê hoàn thành
- B. kênh đào Pa-na-ma hoàn thành
- C. các cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ
- D. chính quyền nhiều quốc gia châu Phi suy yếu
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 411079
Một sự kiện nổi bật đã diễn ra ở Ai Cập năm 1882 là
- A. Đức độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê
- B. Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê
- C. Pháp độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê
- D. Bồ Đào Nha độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 411084
Các nước phương Tây xâm chiếm châu Phi và thành lập hệ thống thuộc địa bao gồm
- A. Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Bỉ
- B. Anh, Đức, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan
- C. Anh, Bồ Đào Nha, Pháp, Mĩ, Bỉ
- D. Mĩ, Bỉ, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 411098
Sự kiện lịch sử thế giới nổi bật vào năm 1914 là
- A. Hội nghị Vécxai được khai mạc tại Pháp
- B. Hội nghị Oasinhtơn được tổ chức tại Mĩ
- C. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ
- D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 411101
Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX vì
- A. nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thị trường, thuộc địa
- B. nước Đức có lực lượng quân dội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ
- C. nước Đức có nền kinh tế phát triển mạnh nhất châu Âu
- D. giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 411104
Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở châu Âu ngày càng căng thẳng?
- A. Sự hình thành các khối liên minh chính trị
- B. Sự hình thành các khối liên minh kinh tế
- C. Sự hình thành các khối liên minh quân sự
- D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới các nước
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 411107
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?
- A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội
- B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa
- C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân
- D. Thái tử Áo – Hung bị một người yêu nước Xécbi ám sát
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 411110
Sự kiện nào đánh dấu kết thúc giai đoạn thứ nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Chiến dịch tấn công Vécđoong của Đức thất bại (12 – 1916)
- B. Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ (9 – 1914)
- C. Cuộc tấn công Nga quyết liệt của quân Đức – Áo – Hung (1915)
- D. Quân Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu (1914)
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 411121
Văn học, nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại có vai trò quan trọng trong việc
-
A.
khẳng định những giá trị truyền thống của xã hội phong kiến
- B. làm cầu nối để mở rộng giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới
- C. tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của giai cấp tư sản
- D. định hướng cho sự phát triển của các quốc gia tư bản chủ nghĩa mới được hình thành
-
A.
khẳng định những giá trị truyền thống của xã hội phong kiến
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 411130
Béttôven là nhà soạn nhạc thiên tài người
- A. Anh
- B. Đức
- C. Pháp
- D. Áo
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 411136
Người có cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng của thế giới là
-
A.
Traicốpxki (1840 - 1893)
- B. Béttôven (1770 – 1827)
- C. Môda (1756 – 1791)
- D. Bach (1685 – 1750)
-
A.
Traicốpxki (1840 - 1893)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 411138
Trào lưu Triết học Ánh sáng xuất hiện ở thế kỉ
- A. XV – XVI
- B. XVI – XVII
- C. XVII – XVIII
- D. XVIII – XIX
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 411141
Được xem như “những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp năm 1789 thắng lợi” là
- A. các nhà Khai sáng ở thế kỉ XVII – XVIII
- B. các nhà triết học cổ điển ở thế kỉ XVII – XVIII
- C. các nhà văn, nhà thơ cổ điển ở thế kỉ XVII – XVIII
- D. các nhà soạn nhạc kịch cổ điển ở thế kỉ XVII – XVIII
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 411148
Đầu thế kỉ XX, để giải quyết những mâu thuẫn xung quanh vấn đề thuộc địa, các nước đế quốc đã
- A. tấn công nước Nga Xô viết vừa mới được thành lập
- B. tiến hành cải cách về kinh tế, chính trị
- C. đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước
- D. gây ra cuộc chiến tranh thế giới để chia lại thị trường, thuộc địa
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 411152
Đây là câu văn nổi tiếng của nhà văn nào: “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”?
- A. Lỗ Tấn
- B. Ban-dắc
- C. Ra-bin-đra-nát Ta-go
- D. Vích-to Huy-gô
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 411155
Nội dung phản ánh trong các tác phẩm của Mác Tuên thời kì cận đại là gì?
- A. Ca ngợi phẩm chất của người Nga
- B. Nói lên lòng khát khao độc lập
- C. Ca ngợi ý chí kiêu hùng của con người
- D. Miêu tả chân thực cuộc sống xã hội Mĩ
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 411156
Văn học phương Đông thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX chủ yếu phản ánh vấn đề gì?
- A. Quan điểm và khát vọng của giai cấp tư sản
- B. Quan điểm và tư tưởng của giai cấp công nhân
- C. Cuộc sống của nhân dân trong chế độ tư bản chủ nghĩa
- D. Cuộc sống của nhân dân dưới ách thực dân, phong kiến
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 411160
Cung điện Véc-xai là thành tựu nổi tiếng trên lĩnh vực
- A. văn học
- B. điêu khắc
- C. kiến trúc
- D. hội họa