Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 403713
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Châu Phi thất bại là
- A. Phong trào diễn ra lẻ tẻ
- B. Trình độ tổ chức thấp và chênh lệch về lực lượng
- C. Các nước Châu phi chưa có kinh nghiệm trong đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
- D. Các nước phương Tây liên kết với nhau đàn áp
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 403714
Sự ra đời của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ cuối năm 1885 dựa trên cơ sở kinh tế gì?
- A. Sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
- B. Sự xuất hiện của các cơ sở công nghiệp của Anh ở Ấn Độ
- C. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản Ấn Độ
- D. Nền kinh tế thương nghiệp phát triển
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 403715
Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc (1898) phát triển chủ yếu trong lực lượng nào?
- A. Đông đảo nhân dân
- B. Tầng lớp công nhân vừa mới ra đời
- C. Giai cấp địa chủ phong kiến
- D. Tầng lớp quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiên tiến
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 403716
Điều kiện khách quan thuận lợi nào tạo điều kiện cho thực dân Pháp tiến hành xâm lược Lào vào cuối thế kỉ XIX?
- A. Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên của Lào
- B. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Pháp
- C. Sự suy yếu khiến triều đình Luông Pha-bang phải thần phục Xiêm
- D. Lào là thuộc địa của Xiêm
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 403717
Chính sách nào sau đây được đánh giá là sự mềm dẻo về sách lược của Xiêm trong hoạt động ngoại giao?
- A. Vừa lợi dụng mâu thuẫn Anh – Pháp, vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất nước
- B. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh – Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền
- C. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm”, vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bỉnh đằng với các đế quốc Anh, Pháp
- D. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đất nước để phát triển
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 403718
Lực lượng nghĩa quân nào ở Việt Nam đã liên kết với nghĩa quân của Pu-côm-bô ở Campuchia trong những năm 1866 - 1867?
- A. Trương Định, Trương Quyền
- B. Trương Định, Võ Duy Dương
- C. Trương Quyền, Võ Duy Dương
- D. Trương Định, Nguyễn Hữu Huân
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 403719
Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm nào bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản?
- A. Nông nghiệp lạc hậu.
- B. Thương mại hàng hóa.
- C. Công nghiêp phát triển.
- D. Sản xuất quy mô lớn.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 403720
Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước phương Tây quyết định dùng vũ lực để nhanh chóng hoàn thành xâm lược Đông Nam Á?
- A. Nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc
- B. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á
- C. Nguồn nguyên liệu dồi dào, nhân công giá rẻ, thị trường rộng lớn của Đông Nam Á
- D. Sự suy yếu của các nước Đông Nam Á
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 403721
Mĩ đưa ra và thực hiện học thuyết Mơn - rô (1823) nhằm mục đích gì?
- A. Ngăn chặn các nước châu Âu tái thiết lập thuộc địa ở châu Mĩ để Mĩ có thể độc chiếm khu vực này
- B. Tiếp tục bành trướng ở khu vực Mĩ Latinh
- C. Đoàn kết với các nước châu Mĩ để cùng phát triển
- D. Lấy danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mĩ nhằm biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của đế quốc Mĩ
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 403722
Ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã đưa tới sự ra đời của tổ chức chính trị nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
- A. Duy Tân hội
- B. Việt Nam Quang Phục Hội
- C. Đông Kinh nghĩa thục
- D. Việt Nam Đồng minh hội
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 403723
Sự kiện nào đánh dấu kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bị phá sản?
- A. Đức tấn công Bỉ, chặn con đường ra biển, không cho Anh sang tiếp viện
- B. Pháp phản công giành thắng lợi trên sông Mácnơ, Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu
- C. Thất bại của Đức trong trận Véc-đoong
- D. Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều quân từ mặt trận phía Tây về chống lại
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 403724
Đến giữa thế kỉ XIX, nước thực dân nào đã hoàn thành việc xâm lược và thiết lập sự thống trị ở In-đô-nê-xi-a?
- A. Anh
- B. Hà Lan
- C. Bồ Đào Nha
- D. Tây Ban Nha
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 403725
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Châu Phi thất bại là
- A. Phong trào diễn ra lẻ tẻ
- B. Trình độ tổ chức thấp và chênh lệch về lực lượng
- C. Các nước Châu phi chưa có kinh nghiệm trong đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
- D. Các nước phương Tây liên kết với nhau đàn áp
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 403727
Bản chất của đạo luật chia đôi xứ Ben-gan của thực dân Anh ở Ấn Độ là chính sách gì?
- A. Dựa trên chế độ phân chia đẳng cấp.
- B. Chia để trị dựa theo tôn giáo.
- C. Chính sách chia để trị theo địa chính trị.
- D. Áp bức dân tộc.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 403728
Đâu không phải là lý do trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916) phe Liên minh nắm được thế chủ động trên chiến trường?
- A. Phe Liên minh được thành lập sớm, có sự chuẩn bị kĩ càng
- B. Phe Liên minh là phe phát động của cuộc chiến tranh
- C. Ưu thế về kinh tế- quân sự của Đức trong phe Liên minh so với Anh, Pháp
- D. Nội bộ phe Hiệp ước không có sự thống nhất
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 403729
Tháng 1-1868, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
- A. Mút-xô-hi-tô lên ngôi vua
- B. Phong trào đảo Mạc phát triển mạnh mẽ
- C. Nhật Bản kí hiệp ước bất bình đẳng với các nước tư bản phương Tây
- D. Chế độ Mạc phủ bị lật đổ, Nhật Bản bước vào thời kì cải cách
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 403730
Sự kiện nào đã châm ngòi cho sự bùng nổ của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911)?
- A. Khởi nghĩa vũ trang ở Vũ Xương (10-10-1911)
- B. Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức (2-1912)
- C. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh (29-12-1911)
- D. Sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt của triều đình Mãn Thanh (9-5-1911)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 403732
Đâu không phải là mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong thời đại đế quốc chủ nghĩa (cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX)?
- A. Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản
- B. Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc
- C. Mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa
- D. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 403733
Nội dung nào sau đây không phải cải cách về kinh tế của Nhật Bản được thực hiện từ năm 1868?
- A. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh tế
- B. Thống nhất thị trường, tiền tệ
- C. Xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất phong kiến
- D. Cho phép tự do buôn bán
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 403734
Những thành tựu văn hóa buổi đầu thời cận đại có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại?
- A. Tấn công vào xã hội tư bản, bênh vực cho nhân dân lao động
- B. Tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, hình thành quan điểm tư tưởng của con người tư sản
- C. Tấn công vào xã hội tư bản, hình thành quan điểm của giai cấp phong kiến
- D. Lật đổ chế độ phong kiến, hình thành hệ thống tư tưởng tiến bộ
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 403735
Nội dung chủ yếu của Hòa ước Brét Litốp được kí kết giữa Nga và Đức là
- A. Hai bên bắt tay cùng nhau chống đế quốc
- B. Nước Nga rút ra khỏi chiến tranh đế quốc
- C. Phá vỡ tuyến phòng thủ của Đức ở biên giới hai nước
- D. Hai nước hòa giải để tập trung vào công cuộc kiến thiết đất nước
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 403737
Sự kiện nào được coi là duyên cớ trực tiếp dẫn tới cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?
- A. Đức tấn công Ba Lan
- B. Áo- Hung tuyên chiến với Xéc-bi
- C. Anh tuyên chiến với Đức
- D. Thái tử Áo - Hung bị ám sát
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 403738
Tác gia văn học duy nhất của phương Đông thời Cận đại đã đoạn giải Nôbel là ai?
- A. Tago
- B. Lỗ Tấn
- C. Murakami
- D. Nguyễn Du
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 403739
Sự kiện nào đánh dấu Campuchia chính thức bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp?
- A. Pháp sáp nhập Campuchia vào Liên bang Đông Dương
- B. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm ra khỏi Campuchia
- C. Pháp gây áp lực buộc vua Nô-rô-đôm chấp nhận quyền bảo hộ
- D. Vua Nô-rô-đôm kí với Pháp Hiệp ước năm 1884
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 403740
Ý nào không phản ánh đúng mục đích thành lập của hai khối quân sự đối đầu (Liên minh và Hiệp ước) đầu thế kỉ XX?
- A. Để lôi kéo đồng minh.
- B. Để tăng cường chạy đua vũ trang.
- C. Giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm thế giới tư bản.
- D. Ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 403741
Bản giao hưởng số 3, số 5, số 9 là tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn nhạc nào thời kì cận đại?
- A. Mô-da (Người Áo)
- B. Bét-tô-ven (Người Áo)
- C. Mô-da (Người Đức)
- D. Bét-tô-ven (Người Đức)
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 403742
Sau một thời gian hoạt động, Đảng quốc đại có sự phân hóa thành các nhóm phái nào?
- A. Phái ôn hòa và phái bạo lực
- B. Phái ôn hòa và phái dân chủ
- C. Phái ôn hòa và phái cực đoan
- D. Phái dân chủ và phái cấp tiến
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 403743
Coóc-nây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nền văn học nào?
- A. Nền hài kịch Pháp
- B. Nền bi kịch cổ điển Pháp
- C. Truyện ngụ ngôn Pháp
- D. Tiểu thuyết Pháp
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 403744
Điểm nổi bật trong chính sách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở khu vực Mĩ Latinh là
- A. Thiết lập chế độ thống trị phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc
- B. Thi hành chính sách thực dân mới, trao quyền cho người bản xứ
- C. Lôi kéo lực lượng tay sai, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc
- D. Thành lập các tổ chức chính trị, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 403746
Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là
- A. Không dựa vào lực lượng nhân dân
- B. Chưa được chuẩn bị kĩ về mọi mặt
- C. Những người lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm
- D. Sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu do Từ Hi Thái hậu đứng đầu
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 403747
Nhân tố nào được xem là “chìa khóa” của cuộc Duy tân ở Nhật Bản từ năm 1868?
- A. Giáo dục
- B. Quân sự
- C. Kinh tế
- D. Chính trị
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 403749
Đâu là điểm hạn chế trong mục tiêu đấu tranh của Trung Quốc Đồng minh hội?
- A. Chưa coi trọng nhiệm vụ đấu tranh giai cấp
- B. Chưa coi trọng nhiệm vụ chống phong kiến
- C. Chưa chú ý đến quyền lợi của nhân dân lao động
- D. Chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 403750
Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
- A. Mang tính tự phát, giai cấp lãnh đạo thỏa hiệp với Pháp
- B. Lực lượng quân Pháp ở Đông Dương rất mạnh, đủ sức đàn áp phong trào
- C. Thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh
- D. Chưa có sự đoàn kết, phối hợp đấu tranh
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 403752
Mĩ đưa ra và thực hiện học thuyết Mơn - rô (1823) nhằm mục đích gì?
- A. Ngăn chặn các nước châu Âu tái thiết lập thuộc địa ở châu Mĩ để Mĩ có thể độc chiếm khu vực này
- B. Tiếp tục bành trướng ở khu vực Mĩ Latinh
- C. Đoàn kết với các nước châu Mĩ để cùng phát triển
- D. Lấy danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mĩ nhằm biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của đế quốc Mĩ
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 403753
Vấn đề cơ bản nào giữa các nước đế quốc vẫn chưa giải quyết được khi chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc?
- A. Mâu thuẫn giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
- B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa
- C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các dân tộc thuộc địa
- D. Mâu thuẫn giữa phe Liên minh và phe Hiệp ước
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 403754
Nhiệm vụ chủ yếu của các nhà văn, nhà thơ hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật là gì?
- A. Phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội
- B. Đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột
- C. Phản ánh đời sống của nhân dân lao động
- D. Bảo vệ những người nghèo khổ
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 403756
Vì sao có thể khẳng định: Chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược các nước phương Đông ở nửa sau thế kỉ XIX là hành động tất yếu?
- A. Do sự giàu có về tài nguyên của các nước phương Đông
- B. Do sự khủng hoảng của chế độ phong kiến ở phương Đông
- C. Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công, thuộc địa khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc
- D. Do phương Đông có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công giá rẻ
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 403757
Sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ trong cao trào 1905- 1908 đã hòa vào xu thế chung nào của châu Á đầu thế kỉ XX?
- A. Thời kì giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị
- B. Thời kì đấu tranh dân tộc
- C. Phong trào dân tộc ở Châu Á
- D. Thời kì giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính trị
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 403759
Bài thơ “Con cáo và chùm nho” là sáng tác của ai?
- A. La phông- ten
- B. Coóc- nây
- C. Mô-li-e
- D. Xéc-van-téc
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 403761
Cuộc cải cách của Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế được lịch sử Nhật Bản gọi là gì?
- A. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ nhất ở Nhật Bản.
- B. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Nhật Bản.
- C. Cuộc cải cách kinh tế lần thứ nhất ở Nhật Bản.
- D. Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất ở Nhật Bản.