Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 454782
Trong thông tin dưới đây, việc những người con của cố GS. Nguyễn Lân đều lựa chọn nối tiếp nghề giáo thể hiện điều gì?
"Cố Giáo sư Nguyễn Lân là giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, học giả nổi tiếng của Việt Nam. Ông cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Nghị lực và lửa yêu nghề của Giáo sư Nguyễn Lân đã truyền lại cho 8 người con, tất cả đều hiếu học. Dù theo đuổi những chuyên ngành khác nhau nhưng cả 8 người con của cố Giáo sư Nguyễn Lân đều chọn nghề làm thầy cao quý, đó là thầy giáo".
- A. Tinh thần ham học hỏi của các con cố GS. Nguyễn Lân.
- B. Các con của cố GS. Nguyễn Lân đều là những người yêu nước.
- C. Các con của cố GS. Nguyễn Lân đã giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình.
- D. Tinh thần nhiệt huyết, không ngại khó khăn của các con cố GS. Nguyễn Lân.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 454784
Theo em, đâu không phải là hành động thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
- A. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
- B. Nghe theo lời dụ dỗ của kẻ xấu phá hoại truyền thống của gia đình.
- C. Quảng bá, giới thiệu nghề truyền thống của gia đình trên mạng xã hội.
- D. Dẫn khách du lịch đến tham quan làng nghề truyền thống của địa phương.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 454788
Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về việc giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ?
- A. Cần giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm thiết thực.
- B. Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống đẹp cần phát huy.
- C. Truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, sức mạnh.
- D. Chỉ những gia đình, dòng họ nổi tiếng mới có truyền thống tốt đẹp.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 454792
Trong tình huống dưới đây, T đã làm gì để giữ gìn truyền thống của gia đình mình?
"Nhà T ở Phú Nhi, Sơn Tây có truyền thống làm bánh tẻ. T rất hào hứng kể cho các bạn cùng lớp đại học nghe về quy trình làm ra một chiếc bánh tẻ gia đình mình. T mơ ước sau này có thể mở rộng cơ sở sản xuất và tăng cường quảng bá thương hiệu bánh tẻ của gia đình tới người tiêu dùng".
- A. Xấu hổ, không dám kể với bạn bè về nghề truyền thống của gia đình.
- B. Hào hứng giới thiệu và mơ ước được quảng bá hình ảnh về nghề truyền thống.
- C. Ghét bỏ gia đình khi gia đình muốn T tiếp nối sự nghiệp làm bánh tẻ.
- D. Cho rằng nghề làm bánh tẻ không có gì đánh để tự hào.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 454796
Những việc làm nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
- A. Làm tổn hại đến thanh danh gia đình, dòng họ.
- B. Tự ti vì nghề làm chiếu cói của gia đình, dòng họ.
- C. Tự hào và kế thừa nghề làm bánh lâu đời của gia đình mình.
- D. Xấu hổ vì nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống của gia đình.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 454798
Truyền thống gia đình và dòng họ được hiểu là những gì sau đây?
- A. công việc mà gia đình đang làm.
- B. nghề nghiệp được gia đình làm nhiều nhất.
- C. công việc nhà nông được truyền lại từ ông bà.
- D. giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 454801
Những hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
- A. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
- B. Sa ngã vào các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma túy…
- C. Gây gổ, đánh nhau, bắt nạt bạn cùng lớp.
- D. Nói xấu, bêu xấu người khác.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 454804
Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của việc giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ?
- A. Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống.
- B. Góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc.
- C. Giữ gìn được truyền thống đẹp của dòng họ, gia đình.
- D. Khiến bản thân chúng ta tự mãn với những thành tựu mà gia đình đạt được.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 454810
Theo em, bà H đã làm gì để giữ truyền thống làm nghề nón cho gia đình và quê hương mình trong tình huống dưới đây?
"Bà H (làng Chuông, xã Phương Trung) miệt mài với từng công đoạn để làm nên những chiếc nón lá. Bà H cho biết, khi mới 6 tuổi bà đã biết khâu nón một cách thành thạo. Dấu vết nghề nón in hằn trên từng ngón tay của bà qua những vết kim đã đen màu theo thời gian. “Từ khi mới chỉ 4 -5 tuổi, tôi đã được mẹ cho làm quen với các công đoạn của nghề làm nón lá. Đến nay đã gần 50 năm gắn bó với nghề”, bà cho biết".
- A. Học nghề làm nón từ mẹ.
- B. Yêu quí và gắn bó với nghề làm nón lá.
- C. Chán ghét và bỏ công việc làm nghề nón.
- D. A và B đều đúng.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 454814
Câu tục ngữ: “Giấy rách phải giữ lấy lề” khuyên chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn phẩm chất tốt đẹp gì sau đây?
- A. tình yêu thương, nhân ái.
- B. lòng tốt bụng, tâm hồn hướng thiện.
- C. truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- D. tinh thần yêu quê hương, đất nước.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 455693
Em sẽ nhận được gì khi yêu thương người khác?
- A. Nhận lại tình yêu thương từ người đó.
- B. Được mọi người cho tiền.
- C. Bị ghét bỏ, tẩy chay.
- D. Bị bố mẹ mắng vì bao đồng.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 455694
Câu tục ngữ: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” nói về điều gì sau đây?
- A. tình yêu thương con người.
- B. tinh nhần trượng nghĩa.
- C. lòng yêu nước nồng nàn.
- D. tình mẫu tử thiêng liêng.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 455695
Theo em, bài học có thể rút ra từ câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” là gì?
- A. Hãy trân trọng những người thân xung quanh mình.
- B. Hãy phát huy tinh thần yêu nước.
- C. Hãy bao bọc, che chở, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
- D. Hãy đoàn kết vì đoàn kết là sức mạnh to lớn.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 455697
Hành động của H, mẹ H và mọi người xung quanh trong tình huống dưới đây đã thể hiện điều gì?
"Trên đường mẹ chở H đi học về, gặp một xe chở bia bị tai nạn, những lon bia rơi hết ra mặt đường. H thấy người dân xung quanh hô hào nhau chạy đến giúp đỡ bác lái xe. H và mẹ cũng giúp đỡ bác".
- A. Sự vô cảm, thờ ơ của con người.
- B. Tình thần đoàn kết của con người.
- C. Sự giúp đỡ, lòng yêu thương con người.
- D. Lòng kính trọng của con người.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 455699
Hành động của các thầy cô giáo và bạn cùng trường với M trong tình huống dưới đây đã thể hiện điều gì?
"Hoàn cảnh gia đình M rất khó khăn, ba mẹ M mất sớm, em ở với bà nội. Vì bà đã lớn tuổi và già yếu nên M đã xin nghỉ học để đi bán báo kiếm tiền nuôi hai bà cháu. Sau khi biết được hoàn cảnh của M, nhà trường, thầy cô và bạn bè đã quyên góp giúp đỡ M để em có thể tiếp tục đến trường".
- A. Lòng yêu thương, chia ngọt sẻ bùi.
- B. Tình cảm gia đình, máu mủ.
- C. Tinh nhần yêu nước.
- D. Tình thần đoàn kết.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 455700
Theo em, hành động nào dưới đây không phải là biểu hiện của yêu thương con người?
- A. Quan tâm, giúp đỡ người khác.
- B. Làm những điều tốt đẹp cho người khác.
- C. Động viên, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.
- D. Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 455701
Theo em, hành động nào dưới đây là biểu hiện của tình yêu thương con người?
- A. Lợi dụng tình trạng bão, lũ để trục lợi từ quyên góp từ thiện.
- B. Thờ ơ, vô cảm với những khó khăn, họa nạn của người khác.
- C. Gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy để tránh phải chịu trách nhiệm.
- D. Cảm thông, chia sẻ với những khó khăn, đau thương của người khác.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 455702
Theo em, nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về giá trị của tình yêu thương con người?
- A. Là tình cảm quý giá và là truyền thống quý báu của dân tộc.
- B. Yêu thương người khác để nhằm lấy sự tin tưởng rồi trục lợi cá nhân.
- C. Làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng và ngày càng tốt đẹp hơn.
- D. Giúp mỗi cá nhân biết sống đẹp hơn, sẵn sàng làm điều tốt đẹp vì người khác.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 455703
Theo em, câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không nói về tình yêu thương con người?
- A. Lá lành đùm lá rách.
- B. Chị ngã em nâng.
- C. Thương người như thể thương thân.
- D. Học thầy không tày học bạn.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 455704
Theo em, đâu là hành động không thể hiện yêu thương con người?
- A. Giúp đỡ bà cụ qua đường.
- B. Tham gia hiến máu tình nguyện.
- C. Quyên góp sách vở cho các bạn học sinh khó khăn.
- D. Làm bài tập hộ bạn.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 455705
Theo em, hành động nào dưới đây không phải là biểu hiện của siêng năng, kiên trì?
- A. Thường xuyên giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.
- B. Chăm chỉ học hành để đạt được mục tiêu học tập.
- C. Tự giác, cần cù lao động.
- D. Bỏ dở khi gặp bài tập khó.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 455708
Để rèn luyện tính siêng năng và kiên trì trong học tập, em cần làm những gì sau đây?
- A. đi học đều, chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập.
- B. giành toàn bộ thời gian để học tập, không cần giải trí, tập thể dục thể thao.
- C. đi học thêm một cách tràn lan để nhanh chóng tiến bộ trong học tập.
- D. nhờ bạn làm bài hộ trong kì kiểm tra để đạt điểm cao.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 455709
Câu tục ngữ: “Thua keo này, bày keo khác” nói về điều gì sau đây?
- A. đức tính kiên trì, khi gặp bại trong cuộc sống nhưng vẫn không nản chí.
- B. sức mạnh của tình yêu thương giúp con người vượt qua mọi khó khăn.
- C. tinh thần yêu lao động, miệt mài học tập – nghiên cứu.
- D. sự mưu mô, thủ đoạn, trục lợi của con người.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 455711
Có ý kiến cho rằng: "Siêng năng kiên trì là nguồn gốc và điều kiện để dẫn đến thành công". Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
- A. Đồng ý. Vì: chỉ có siêng năng chúng ta mới hoàn thành được công việc.
- B. Đồng ý. Vì: cần siêng năng, kiên trì, không ngại khó khăn mới có thế thành công.
- C. Không đồng ý. Vì: chỉ cần có nhiều tiền thì sẽ thành công mà không cần cố gắng.
- D. Không đồng ý. Vì: chỉ cần thông minh và mưu mẹo, khôn ngoan thì sẽ thành công.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 455712
Theo em, hành động của Q trong tình huống dưới đây thể hiện điều gì?
"Q muốn có điểm cao trong kì thi sắp tới mà vẫn muốn đi du lịch cùng gia đình. Vì vậy Q đã nhắn tin trao đổi với A, hứa trả tiền cho A để A cho chép bài".
- A. Sự lười biếng.
- B. Sự chăm chỉ, nỗ lực trong học tập.
- C. Sự cố gắng để đạt điểm cao.
- D. Tình đoàn kết giữa bạn bè trong lớp.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 455714
Theo em, sự siêng năng được hiểu là gì?
- A. chia sẻ, cảm thông với những đau thương, mất mát của người khác.
- B. thực hiện mục tiêu đến cùng, dù gặp khó khăn cũng không nản chí.
- C. giúp đỡ người khác khi học gặp khó khăn, họa nạn.
- D. tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó của con người.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 455715
Theo em, hành động nào dưới đây không phải là biểu hiện của siêng năng, kiên trì?
- A. Đi học đều, chăm chỉ, phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập.
- B. Chăm chỉ làm việc, không ngại khó khăn, không nản chí.
- C. Làm việc một cách thường xuyên, liên tục.
- D. Giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, họa nạn.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 455717
Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người như thế nào trong cuộc sống?
- A. đủ sức mạnh để vượt qua những mất mát, đau thương.
- B. có chỗ dựa về tinh thần để vượt qua chông gai, thử thách.
- C. tăng tình yêu thương, gắn bó với nhau.
- D. thành công, hạnh phúc trong cuộc sống.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 455718
Câu tục ngữ nào dưới đây bàn về đức tính siêng năng và kiên trì của con người?
- A. Có công mài sắt có ngày nên kim.
- B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- C. Lá lành đùm lá rách.
- D. Đói cho sạch, rách cho thơm.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 455719
Câu tục ngữ: “Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững” nói về đức tính nào sau đây?
- A. đức tính siêng năng, kiên trì.
- B. tình yêu thương con người.
- C. tính cẩu thả, lười biếng trong lao động.
- D. tinh thần hào sảng, trượng nghĩa.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 455721
Hành động nào sau đây là biểu hiện của tôn trọng sự thật?
- A. Nhận xét, đánh giá các sự kiện, hiện tượng,… không đúng với thực tế.
- B. Trốn trách, đùn đẩy trách nhiệm khi phạm sai lầm.
- C. Nói dối bạn bè và người thân.
- D. Người dân cung cấp đúng thông tin cho cơ quan điều tra.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 455722
Câu tục ngữ nào dưới đây bàn về việc tôn trọng sự thật?
- A. Tức nước vỡ bờ.
- B. Phép vua thua lệ làng.
- C. Tích tiểu thành đại.
- D. Ăn ngay nói thẳng.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 455723
Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về việc tôn trọng sự thật?
- A. Thuốc đắng giá tật – sự thật mất lòng.
- B. Nói phải củ cải cũng nghe.
- C. Ăn ngay, nói thật mọi tật mọi lành.
- D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 455725
Trong tình huống dưới đây, nếu là chị gái của M, em nên làm gì?
"M ăn trộm tiền của mẹ để chơi game. Hành động của M bị chị gái bắt gặp. M khóc lóc xin lỗi chị gái và xin chị đừng nói với mẹ".
- A. Khuyên nhủ M nhưng cũng nói chuyện với mẹ để mẹ bảo ban em.
- B. Giấu diếm mẹ, bao che cho em gái.
- C. Tiêu số tiền đó cùng em gái và coi như không biết chuyện gì.
- D. Ghét bỏ và đánh M vì tội ăn trộm.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 455726
Trong tình huống dưới đây, hành động của N và H đã thể hiện điều gì?
"N và H nhìn thấy mặt tên trộm đã trộm tài sản nhà bác A. Hai bạn quyết định đến đồn công an để trình báo sự việc".
- A. Tôn trọng sự thật.
- B. Tinh thần yêu nước.
- C. Tình yêu thương.
- D. Tình đoàn kết.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 455727
Người tôn trọng sự thật được hiểu là người như thế nào?
- A. bịa đặt, vu khống, nói xấu về người khác.
- B. công nhận cái có thật, đã và đang diễn ra trong thực tế.
- C. cương quyết bảo vệ ý kiến cá nhân đến cùng.
- D. giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, họa nạn.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 455728
Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của tôn trọng sự thật?
- A. Nói đúng sự thật với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.
- B. Người dân nói thật, cung cấp đúng thông tin với những người có trách nhiệm.
- C. Nhận xét, đánh giá đúng sự thật, dù có thể không có lợi cho mình.
- D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 455729
Việc tôn trọng sự thật sẽ giúp chúng ta như thế nào trong cuộc sống?
- A. hiểu rõ về sự việc từ đó có cái nhìn đúng để giải quyết tốt công việc.
- B. vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt đến thành công.
- C. có thêm sức mạnh để vượt qua những đau thương, mất mát.
- D. lấy được niềm tin của người khác, từ đó có thể trục lợi cho bản thân.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 455730
Theo em, người tôn trọng sự thật là người như thế nào?
- A. kiên trì vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
- B. luôn nỗ lực vươn lên để đạt được ước mơ.
- C. thẳng thắn, trung thực, được mọi người tin tưởng.
- D. mưu mô, xảo quyệt, không được mọi người tin tưởng.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 455731
Hành động nào dưới đây là biểu hiện của việc tôn trọng sự thật?
- A. Luôn làm theo số đông, không có chính kiến riêng.
- B. Kiên quyết bảo vệ quan điểm cá nhân dù quan điểm đó là sai.
- C. Nói dối, che dấu sự thật để thu lợi bất chính cho bản thân.
- D. Đánh giá đúng sự thật dù không có lợi thế cho mình.