Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 287430
Các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp như:
- A. Rễ, hoa, quả
- B. Rễ, quả, hạt
- C. Rễ, thân, lá
- D. Rễ, thân, cành
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 287431
Đáp án nào sau đây liệt kê đúng các bộ phận cấu tạo nhụy?
- A. Bầu noãn, vòi nhụy, đầu nhụy
- B. Bầu noãn, noãn, chỉ nhị
- C. Noãn, vòi nhụy, hạt phấn
- D. Túi phấn, noãn, chỉ nhị
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 287435
Đáp án nào sau đây liệt kê đúng các bộ phận cấu tạo hoa lưỡng tính?
- A. Đài, tràng, nhị, chỉ nhị
- B. Đài, tràng, nhụy, nhị
- C. Đài, tràng, bao hoa, nhị
- D. Đài, tràng, bao hoa, nhụy
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 287436
Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ?
- A. Vì khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây
- B. Vì có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan
- C. Vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan
- D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 287437
Cây nào dưới đây có cánh hoa màu tím ?
- A. Cúc họa mi
- B. Quỳnh
- C. Sưa
- D. Tất cả đáp án đều đúng
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 287438
Cây nào dưới đây có cánh hoa màu trắng ?
- A. Quỳnh
- B. Bằng lăng
- C. Phượng vĩ
- D. Lục bình
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 287439
Cấu tạo chồi lá và chồi hoa có đặc điểm gì khác nhau:
- A. Chồi hoa không có mô phân sinh ngọn và mầm lá, chỉ có mầm hoa, ngược lại ở chồi lá.
- B. Chồi hoa có mô phân sinh ngọn và mầm hoa còn chồi lá thì không.
- C. Chồi lá có mầm lá và không có mầm hoa, ngược lại ở chồi hoa.
- D. Chồi lá có mô phân sinh ngọn và không có mầm hoa và ngược lại ở chồi hoa.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 287440
Bộ phận nào của hoa về sau phát triển thành quả
- A. Bầu nhụy
- B. Vòi nhụy
- C. Đầu nhụy
- D. Noãn
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 287441
Chồi hoa phát triển thành bộ phận nào của cây?
- A. Ngọn cây
- B. Cành mang lá
- C. Cành mang hoa
- D. Thân phụ
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 287442
Bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là
- A. Tràng
- B. Nhị
- C. Nhụy
- D. Nhị và nhụy
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 287443
Cây nào dưới đây thuộc nhóm thực vật không có hoa?
- A. thông
- B. mía
- C. sung
- D. tre
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 287444
Cây nào dưới đây thuộc nhóm thực vật có hoa?
- A. tùng
- B. thông
- C. tre
- D. rêu
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 287445
Bộ phận quan trọng nhất của hoa là:
- A. tràng hoa, đài hoa
- B. đài hoa, nhụy hoa
- C. nhị hoa, tràng hoa
- D. nhị và nhụy hoa
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 287446
Hoocmôn ra hoa có tên gọi là gì?
- A. Xitôkinin
- B. Carôtenôit
- C. Florigen
- D. Phitôcrôm
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 287448
Hoa có những bộ phận chính là
- A. Bao hoa,nhị và nhụy
- B. Cánh hoa,nhị và nhụy
- C. Tràng hoa, đài hoa,nhị,nhụy
- D. Đài hoa,cuống hoa và tràng hoa
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 287449
Các bộ phận của nhụy hoa là:
- A. Đầu nhụy, vòi nhụy, noãn
- B. Đầu nhụy, vòi nhụy, hạt phấn
- C. Đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy. Trong bầu nhụy có chứa noãn
- D. Bầu nhụy, hạt phấn, noãn
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 287450
Phần sặc sỡ nhất của các loài hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có tên gọi là gì?
- A. Nhuỵ
- B. Nhị
- C. Tràng
- D. Đài
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 287451
Bao hoa gồm có hai thành phần, đó là
- A. tràng và nhị
- B. đài và tràng
- C. nhị và nhuỵ
- D. đài và nhuỵ
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 287452
Tế bào sinh dục đực của cây lưỡng tính có ở đâu?
- A. Trong không bào của cánh hoa
- B. Trong bao phấn của nhị
- C. Trong noãn của nhuỵ
- D. Trong đài hoa
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 287453
Bộ phận nào của hoa thường có khả năng quang hợp?
- A. Nhuỵ
- B. Nhị
- C. Tràng
- D. Đài
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 287454
Thế nào hoa đơn tính?
- A. Hoa có tràng, nhị, nhuỵ
- B. Hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ
- C. Hoa có đủ cả nhị và nhuỵ
- D. Hoa có nhị, nhuỵ, đài
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 287455
Trong một bông hoa đơn tính không thể xuất hiện đồng thời hai bộ phận nào sau đây?
- A. Nhị và nhuỵ
- B. Đài và tràng
- C. Đài và nhuỵ
- D. Nhị và tràng
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 287457
Cơ quan sinh sản chủ yếu của hoa đực là gì?
- A. Tràng
- B. Nhuỵ
- C. Nhị
- D. Đài
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 287458
Thụ phấn là hiện tượng cần nhưng chưa đủ của thụ tinh, vì sao?
- A. Có thụ phấn thì mới có thụ tinh, nhưng hạt phấn phải nảy mầm thì mới xảy ra thụ tinh, có trường hợp xảy ra thụ phấn nhưng không xảy ra thụ tinh vì hạt phấn không nảy mầm
- B. Có thụ phấn thì mới có thụ tinh, nhưng hạt phấn phải nảy mầm thì mới xảy ra thụ tinh
- C. Có trường hợp xảy ra thụ phấn nhưng không xảy ra thụ tinh vì hạt phấn không nảy mầm
- D. Có sự liên quan giữa thụ phấn và thụ tinh để hình thành cơ thể mới
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 287459
Ở tế bào thực vật, thụ tinh là gì?
- A. Là hiện tượng tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái trong noãn để tạo thành hợp tử
- B. Là hiện tượng bầu phát triển thành quả chứa hạt
- C. Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
- D. Là sự kết hợp của hạt phấn với bầu để tạo thành quả
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 287460
Nhóm nào dưới đây gồm những loài hoa thụ phấn nhờ gió ?
- A. Cỏ may, bồ công anh, ngô
- B. Cam, bưởi, rong đuôi chồn
- C. Mít, cải, sen
- D. Chanh, bí đỏ, cà
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 287461
Cây nào dưới đây thụ phấn chủ yếu nhờ sâu bọ ?
- A. Bí ngô
- B. Bồ công anh
- C. Chò
- D. Rong đuôi chó
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 287463
Cây nào dưới đây không thụ phấn nhờ sâu bọ, cũng không thụ phấn nhờ gió ?
- A. Bồ công anh
- B. Ngô
- C. Cam
- D. Xương cá
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 287464
Khi nói về thụ tinh ở thực vật có hoa, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Thụ tinh ở thực vật có hoa là sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai giao tử đực và cá i (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
- B. Thụ tinh ở thực vật có hoa là sự kết hợp nhân của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
- C. Thụ tinh ở thực vật có hoa là sự kết hợp hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử.
- D. Thụ tinh ở thực vật có hoa là sự kết hợp của hai tinh tử với trứng trong túi phôi.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 287466
Hoa nở về đêm có đặc điểm nào thu hút sâu bọ
- A. Hoa màu đỏ
- B. Hoa màu trắng
- C. Có hương rất thơm
- D. Có chất dính
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 287467
Hạt trong quả do bộ phận nào phát triển thành
- A. Hạt phấn
- B. Noãn
- C. Vỏ noãn
- D. Nhụy
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 287468
Sau thụ tinh bộ phận phát triển thành quả là
- A. Hạt phấn
- B. Bầu nhụy
- C. Vòi nhụy
- D. Noãn
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 288784
So với dương xỉ, cây hạt trần có điểm nào ưu việt hơn?
- A. Có rễ thật
- B. Sinh sản bằng hạt
- C. Thân có mạch dẫn
- D. Có hoa và quả
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 288785
Cây nào dưới đây sinh sản bằng hạt ?
- A. Rêu
- B. Dương xỉ
- C. Thông
- D. Rau bợ
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 288786
Cây nào dưới đây không thuộc nhóm Hạt trần ?
- A. Sam trắng
- B. Kim giao
- C. Cau
- D. Hoàng đàn
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 288787
Cây nào dưới đây không thuộc nhóm Hạt trần ?
- A. Bách tán
- B. Vạn tuế
- C. Thông
- D. Cam
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 288788
Hạt trần khác Hạt kín ở đặc điểm
- A. Rễ
- B. Thân
- C. Hạt nằm lộ
- D. Bào tử
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 288789
Cơ quan sinh sản của thông là:
- A. Hoa, quả, hạt.
- B. Hoa, quả.
- C. Hạt
- D. Nón cái và nón đực
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 288790
Thân của cây thông thuộc loại:
- A. Thân gỗ.
- B. Thân cỏ
- C. Thân cột.
- D. Thân leo.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 288791
Nón đực của cây thông có màu gì?
- A. Màu đỏ
- B. Màu nâu
- C. Màu vàng
- D. Màu xanh lục