YOMEDIA
NONE

Bài 1: Mệnh đề toán học


Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 1: Mệnh đề toán học sau đây để tìm hiểu về định nghĩa, các phép toán, dấu ký lượng của mệnh đề.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Định nghĩa.

Một mệnh đề toán học là một phát biểu chỉ lấy một trong hai giá trị đúng hoặc sai. Tính đúng sai của mệnh đề toán học gọi là chân trị (giá trị chân lý) của mệnh đề. Một mệnh đề toán học được ký hiệu là p, q, r...

Ví dụ:

  • “Mặt trời mọc ở hướng tây” là một mệnh đề toán học.
  • “Công ty A kinh doanh rất hiệu quả” không phải là một mệnh đề toán học.
  • “Sản phẩm của hãng B rất được ưa chuộng” không phải là một mệnh đề toán học.
  • “Với mọi \(a,b \in R\) ta có \({(a + b)^2} = {a^2} + 2ab + {b^2}\) ” là một mệnh đề toán học đúng.

2. Các phép toán.

2.1 Mệnh đề tương đương:

Hai mệnh đề p và q được gọi là tương đương với nhau nếu chúng có cùng chân trị. Ký hiệu: p ⇔ q

2.2 Giao:

Giao của hai mệnh đề p và q, ký hiệu là \(p \wedge q\) (đọc là “ p và q ”) là một mệnh đề mà chỉ đúng khi p và q cùng đúng.

Ví dụ:

 

\(p:x > 3,q:x \le 7\)

\(p \wedge q:(x > 3) \wedge (x \le 7) \Leftrightarrow 3 < x \le 7\)

Ta có: \((i)\,p \wedge p \Leftrightarrow p\)

\((ii)\,p \wedge q \Leftrightarrow q \wedge p\)

\((iii)\,p \wedge (q \wedge r) \Leftrightarrow (p \wedge q) \wedge r\)

(iv) Nếu q là một mệnh đề đúng thì: \(p \wedge q \Leftrightarrow p\)

2.3 Hợp

Hợp của hai mệnh đề p và q, ký hiệu là \(p \vee q\)(đọc là “ p hay q”), là một mệnh đề mà chỉ sai khi p, q cùng sai.

Ví dụ:

\(\begin{array}{l} p:{x^2} + 2x - 8 = 0,q:{x^2} = 1\\ p \vee q:{x^2} + 2x - 8 = 0 \vee {x^2} = 1 \end{array}\)

Ta có: 

\(\begin{array}{l} (i)\,p \vee p \Leftrightarrow p\\ (ii)\,p \vee q \Leftrightarrow q \vee p\\ (iii)\,(p \vee q) \vee r \Leftrightarrow p \vee (q \vee r) \end{array}\)

(iv) Nếu q là một mệnh đề toán học sai thì: \(p \vee q \Leftrightarrow p\)

Ví dụ:

\(\begin{array}{l} {x^3} + {x^2} - 2 = 0 \vee {x^2} < 0 \Leftrightarrow {x^3} + {x^2} - 2 = 0\\ {x^2} - x - 2 \le 0 \wedge {x^2} \ge 0 \Leftrightarrow {x^2} - x - 2 \le 0 \end{array}\)

Tính chất:

\(\begin{array}{l} (i)\,\,p \wedge (q \vee r) \Leftrightarrow (p \wedge q) \vee (p \wedge r)\\ (ii)\,\,p \vee (q \wedge r) \Leftrightarrow (p \vee q) \wedge (p \vee r) \end{array}\)

Ví dụ:

\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} x \le 5\\ x < 1 \vee 2 < x \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \le 5\\ x < 1 \end{array} \right. \vee \left\{ \begin{array}{l} x \le 5\\ 2 < x \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow x < 1 \vee 2 < x \le 5 \end{array}\)

2.4 Mệnh để suy dẫn

 Cho hai mệnh đề p, q. Mệnh đề “nếu p thì q” hay “p suy ra q" ký hiệu“p ⇔ q là một mệnh đề chỉ sai khi p đúng q sai.

Ví dụ:

p : mặt trời mọc ở hướng tây

q : tôi là tổng thống

p ⇒ q : nếu mặt trời mọc ở hướng tây thì tôi là tổng thống (mệnh đề này đúng vì p sai)

2.5 Phủ định:

Phủ định của mệnh đề, ký hiệu là ~p, là một mệnh đề có chân trị ngược với chân trị của p.

Ví dụ:

\(\begin{array}{l} p:1 < x < 2\\ \sim p:x \le 1 \vee 2 \le x\\ p:{A^2} < 0, \sim p:{A^2} \ge 0 \end{array}\)

Ta có:

\(\begin{array}{l} (i) \sim ( \sim p) \Leftrightarrow p\\ (ii)\, \sim (p \wedge q) \Leftrightarrow \sim p\, \vee \sim q\\ (iii) \sim (p \vee q) \Leftrightarrow \sim p\,\, \wedge \sim q\\ (iv)\,\, \sim (p \Rightarrow q) \Leftrightarrow p\, \wedge \sim q\\ (v)p \Rightarrow q \Leftrightarrow \, \sim p \vee q \end{array}\)

Chú ý: Các tính chất ở phần trên có thể chứng minh bằng cách dùng bảng chân trị.

Ví dụ: Chứng minh: \( \sim (p \Rightarrow q) \Leftrightarrow p \wedge \sim q\)

Giải:

p q ~p p⇒q \(p \wedge \sim q\) \( \sim (p \Rightarrow q)\)
Đ Đ S Đ S S
Đ S Đ S Đ Đ
S Đ S Đ S S
S S Đ Đ S S

3. Dấu ký lượng

Mệnh đề “mọi x , x có tính chất p” được ký hiệu là “ \(\forall x\) , p”. Phủ định của nó là “\(\exists x, \sim p\)”, đọc là “tồn tại x mà x không có tính chất p”.

Ví dụ: Phủ định của mệnh đề “\(\forall a,b{(a + b)^2} = {a^2} + {b^2}\)” là mệnh đề “\(\exists a,b{(a + b)^2} \ne {a^2} + {b^2}\)”.

Mệnh đề “tồn tại x, x có tính chất p” ký hiệu “\(\exists x,p\)" và phủ định của nó là: “\(\forall x, \sim p\)” đọc là “mọi x, x không có tính chất p”.

Ví dụ: Phủ định của mệnh đề “\(\exists x,{x^2} < 0\) ” là mệnh đề “\(\forall x,{x^2} \ge 0\)”.

NONE

Bài học cùng chương

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON