Trong ngành Cơ khí nói chung có rất nhiều công việc khác nhau, mỗi công việc đó đòi hỏi những kiến thức, kĩ năng khác nhau. Tuy thuộc vào năng lực của bản thân mà chúng ta cần lựa chọn công việc phù hợp với mình. Với nội dung của Bài 9: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí và đánh giá sự phù hợp của bản thân với ngành nghề đó.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đặc điểm một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí
- Ngành nghề cơ khí có mặt ở hầu hết các lĩnh vực từ nhà máy, xí nghiệp, gia công máy móc thiết bị, công trình đang thi công cho đến các hoạt động sản xuất và sửa chữa các loại vật dụng thiết yếu trong gia đình, các phương tiện tham gia giao thông, ...
- Ở Việt Nam, lĩnh vực cơ khí có một số nghề nghiệp phổ biến như kĩ sư cơ khí, kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí, thợ cơ khí và sửa chữa máy móc,...
Bảng 1. Giới thiệu khái quát đặc điểm một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí
(theo QÐ Số: 34/2020/QĐ-TTg về danh mục ngành nghề Việt Nam)
1.2. Một số yêu cầu của người lao động trong lĩnh vực cơ khí
- Để làm việc trong lĩnh vực cơ khí, người lao động phải biết sử dụng, vận hành các loại dụng cụ, thiết bị.
- Biết đọc bản vẽ, phân tích yêu cầu kĩ thuật, lập quy trình công nghệ và chế tạo, lắp ráp, sửa chữa các loại đồ gá, khuôn mẫu, máy móc thiết bị.
- Biết phân tích, giải quyết các vấn đề kĩ thuật chuyên môn.
- Biết sử dụng các phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng và chế tạo.
- Môi trường làm việc của công nhân ngành cơ khí nói chung là khắc nghiệt (môi trường nóng bức, nhiều tiếng ồn, công việc nặng nhọc,... ).
- Người lao động cần có sức khoẻ tốt.
- Cẩn thận, kiên trì, yêu thích công việc, đam mê máy móc và kĩ thuật.
- Có tinh thần hợp tác tốt, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao.
- Có phản ứng nhanh nhạy để xử li tinh huống trong quá trình lao động.
- Tuân thủ tuyệt đối an toàn lao động.
Hình 1. Kĩ sư cơ khí
1.3. Tìm hiểu về sự phù hợp của bản thân với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí
Dựa vào những sở thích và khả năng của mình, mỗi người có thể tìm hiểu về sự phù hợp của bản thân với những nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ khí.
Bảng 2. Tìm hiểu về sự phù hợp của bản thân đáp ứng với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí
Hình 2. Sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí thực hành
Bài tập minh họa
Bài 1: Nêu một số ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí?
Hướng dẫn giải
Ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí:
- Kĩ sư cơ khí;
- Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí;
- Kĩ thuật viên máy tự động;
- Kĩ thuật viên máy tàu thuỷ;
- Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc;
- Thợ lắp đặt máy móc;
- Kĩ thuật viên cơ khí hàng không.
Bài 2: Trình bày một số yêu cầu đối với người làm nghề trong lĩnh vực cơ khí?
Hướng dẫn giải
Các yêu cầu của người làm nghề trong lĩnh vực cơ khí:
- Biết sử dụng, vận hành các loại dụng cụ, thiết bị;
- Biết đọc bản vẽ và phân tích kĩ thuật;
- Biết giải quyết các vấn đề chuyên môn;
- Biết sử dụng phần mềm phục vụ lĩnh vực này;
- Có sức khoẻ, đam mê với công việc.
Luyện tập Bài 9 Công nghệ 8 Kết nối tri thức
Học xong bài này các em cần biết:
- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí, ...
- Nhận biết được sự phù hợp của bản thân đối với một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí, ...
3.1. Trắc nghiệm Bài 9 Công nghệ 8 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Biết sử dụng, vận hành các loại dụng cụ, thiết bị
- B. Biết đọc bản vẽ, phân tích yêu cầu kĩ thuật, lập quy trình công nghệ
- C. Biết phân tích, giải quyết vấn đề chuyên môn
- D. Cả 3 đáp án trên
-
- A. Cơ khí tạo ra các máy và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy
- B. Tạo năng suất cao
- C. Cơ khí giúp cho lao động và sinh hoạt của con người trở nên nhẹ nhàng
- D. Tất cả đều đúng
-
- A. Thợ luyện kim loại
- B. Thợ lắp đặt máy móc thiết bị
- C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
- D. Thợ kim hoàn
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 9 Công nghệ 8 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 8 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Khởi động trang 9 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 52 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá 1 trang 53 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá 2 trang 53 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 9 Công nghệ 8 Kết nối tri thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!