YOMEDIA
NONE

Công nghệ 8 Kết nối tri thức Bài 6: Vật liệu cơ khí


Bộ nồi, chảo nấu ăn ở gia đình chúng ta thường được làm bằng vật liệu kim loại do tính dẫn nhiệt của nó. Vậy vật liệu kim loại là gì, ngoài vật liệu kim loại còn có vật liệu nào khác thì chúng ta cùng tìm hiểu trong Bài 6: Vật liệu cơ khí trong chương trình SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái quát về vật liệu cơ khí

- Vật liệu cơ khí bao gồm các nguyên vật liệu dùng trong ngành cơ khí để tạo nên các sản phẩm.

- Vật liệu cơ khí rất đa dạng và phong phú.

- Vật liệu cơ khí có các tính chất cơ bản như: tính chất vật lí, tính chất hoá học và tính chất công nghệ.

- Ví dụ:

Các chi tiết của xe đạp được làm từ các vật liệu: Khung xe được làm từ sắt, vành xe được làm từ hợp kim nhôm, lốp xe được làm từ cao su; tay nắm được làm từ chất dẻo nhiệt rắn...

Xe đạp

Hình 1. Xe đạp

1.2. Các loại vật liệu cơ khí thông dụng 

Căn cứ vào tính chất vật liệu cơ khí chia làm hai nhóm: vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại.

1.2.1. Vật liệu kim loại

Sơ đồ phân loại vật liệu kim loại

Hình 2. Sơ đồ phân loại vật liệu kim loại

- Kim loại đen

+ Thành phần chủ yếu của kim loại đen là sắt và carbon. 

+ Dựa vào tỉ lệ carbon, kim loại đen được chia thành hai loại chính là gang (tỉ lệ carbon ≥ 2,14%) và thép (tỉ lệ carbon <2,14%).

Một số vật liệu kim loại đen

Hình 3. Một số kim loại đen

- Kim loại màu

+ Ngoài kim loại đen, các kim loại còn lại chủ yếu là kim loại màu. 

+ Kim loại màu thường được sử dụng dưới dạng hợp kim.

Một số vật liệu kim loại màu

Hình 4. Một số vật liệu kim loại màu

1.2.2. Vật liệu phi kim loại

Các vật liệu phi kim loại được dùng phổ biến trong cơ khí là chất dẻo, cao su.

- Chất dẻo:

+ Là sản phẩm được tổng hợp từ các chất hữu cơ như dầu mỏ, than đá, khí đốt, ... 

+ Gồm 2 loại: chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn (chất dẻo được hoá rắn sau khi ép dưới áp suất và nhiệt độ).

Một số loại chất dẻo

Hình 5. Một số loại chất dẻo

- Cao su:

+ Là loại vật liệu phi kim loại, cao su 

+ Gồm hai loại: cao su có nguồn gốc từ tự nhiên và cao su nhân tạo.

- Ngoài ra còn có các vật liệu khác như thuỷ tinh, gốm,...

Vật liệu cao su

Hình 6. Vật liệu cao su

Bài tập minh họa

Bài 1: Vật liệu kim loại được chia thành mấy loại?

 

Hướng dẫn giải

Vật liệu kim loại được chia làm 2 loại:

- Kim loại đen:

+ Thép.

+ Gang.

- Kim loại màu:

+ Đồng và hợp kim của đồng.

+ Nhôm và hợp kim của nhôm.

 

Bài 2: Nêu đặc điểm và ứng dụng của các vật liệu gang, thép, hợp kim đồng, hợp kim nhôm?

 

Hướng dẫn giải

Luyện tập Bài 6 Công nghệ 8 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần biết: 

- Nhận biết được một số vật liệu cơ khí thông dụng.

- Xác định và tìm hiểu các thông tin ứng dụng thực tiễn liên quan đến vật liệu cơ khí.

3.1. Trắc nghiệm Bài 6 Công nghệ 8 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 6 Công nghệ 8 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 8 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 34 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 34 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 1 trang 35 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 2 trang 35 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 36 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Thực hành trang 36 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 36 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 6 Công nghệ 8 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON