Để thực hiện một bữa ăn hợp lí (bữa ăn thường ngày hay bữa ăn liên hoan) cần phải tính toán và lập kế hoạch triển khai để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như: Ăn món gì? Ăn như thế nào? Món ăn nào ăn trước? Món nào ăn sau? Món nào ăn kèm với món nào? Vì vậy , chúng ta cần phải biết cách xây dựng thực đơn.
Nội dung Bài 23: Thực hành xây dựng thực đơn dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thể tự thực hành ứng dụng trong bữa ăn thường ngày hay bữa ăn liên hoan. Mời các em cùng theo dõi bài học.
Tóm tắt lý thuyết
I. Thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày của gia đình:
1. Giá trị dinh dưỡng của thực đơn
-
Số lượng món: Từ 3 đến 5 món
-
Chọn đủ các thức ăn của các nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể trong một ngày.
-
Đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng:
-
Đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng
-
2. Đặc điểm của các thành viên trong gia đình.
-
Tuổi tác, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp, hoạt động, sở thích về ăn uống của các thành viên trong gia đình cần được quan tâm khi xây dựng thực đơn.
-
Chúng ta sẽ thấy thú vị và ngon miệng khi thức ăn dọn lên bàn với đầy đủ các yếu tố cần thiết; trình bày đẹp mắt, hương vị thơm ngon, hợp vệ sinh, đầy đủ chất dinh dưỡng, hợp ý thích.
-
Cần xây dựng thực đơn một cách hợp lí, thay đổi món ăn phù hợp để đảm bảo ngon miệng, tránh nhàm chán, kiểm soát được sự cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn, đồng thời tiết kiệm được thời gian mua sắm thực phẩm, tiết kiệm được các chi phí có liên quan.
-
Tóm lại, thực đơn cần được thiết lập sao cho phù hợp, có giá trị sử dụng tốt.
II. Thực đơn dùng cho các bữa liên hoan, chiêu đãi
Tùy theo hoàn cảnh và điều kiện vật chất sẵn có, kết hợp với tính chất của bữa liên hoan mà chuẩn bị thực đơn phù hợp.
1. Đối với bữa ăn tự phục vụ
-
Trong bữa ăn này thực đơn sẽ gồm nhiều món ăn khác nhau, kể cả món tráng miệng và đồ uống được bày trên một chiếc bàn lớn.
-
Các đồ dùng như: dao, thìa, dĩa (nĩa), bát (chén)…được bày sẵn trên bàn ở vị trí dễ lấy, khách tự chọn món ăn tùy theo sở thích.
2. Đối với bữa ăn có người phục vụ
-
Trong bữa ăn này, thực đơn được ấn định trước.
-
Tùy theo từng trường hợp cụ thể: số người ăn, kinh phí… mà thực đơn này sẽ chỉ rõ: số món, cấu trúc của món, cách phục vụ bữa ăn.
a. Số lượng món: Từ 5→ 7 món
b. Cấu trúc của món:
-
Món khai vị
-
Món ăn sau khai vị
-
Món ăn chính giàu đạm
-
Món rau canh hoặc lẩu
-
Món tráng miệng
-
Đồ uống
Lời kết
Sau khi học xong bài Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình, các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:
-
Hiểu rõ các loại thực đơn dùng trong ăn uống.
-
Biết cách xây dựng thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày, các bữa liên hoan, chiêu đãi…
-
Thực hiện một số loại thực đơn dùng trong liên hoan, chiêu đãi và có khả năng vận dụng vào nhu cầu thực tế.
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 6 Bài 23 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.
Nếu các em có thắc mắc về các nội dung của bài học thì nhớ đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp để được hỗ trợ.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học trước:
>> Bài trước: Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn
>> Bài sau: Bài 24: Thực hành: Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số rau, củ, quả
Chúc các em học tốt!