YOMEDIA
NONE

Công nghệ 6 Bài 14: Thực hành: Cắm hoa


Nguồn gốc các dạng cắm  hoa bắt đầu từ sự quan sát chúng trong thiên nhiên. Dáng vẻ tự nhiên và đặc thù của mỗi loài khác nhau, có loài mọc thẳng  đứng hoặc nghiêng, có loài mọc rủ xuống ven suối, hồ n­ước, như­ng có loài trải rộng bò ngang trên mặt đất, từ đó mà có những dạng cắm hoa khác nhau .

Nội dung bài học mới dưới đây sẽ chúng ta thực hành cắm hoa theo các dạng thẳng đứng, dạng nghiêng và tỏa tròn. Mời các em cùng theo dõi Bài 14: Thực hành: Cắm hoa

 

ADSENSE
 

Tóm tắt lý thuyết

I. CẮM HOA DẠNG THẲNG ĐỨNG

1. Dạng cơ bản

a)  Sơ đồ cắm hoa

  • Quy ước về góc độ cắm các cành hoa vào bình cắm

                           Bình thấp                                          Bình cao                  

  • Cành cắm thẳng đứng là cành 0°;

  • Cành cắm ngang miệng bình về 2 phía là cành 90°.

  • Góc độ cắm của 3 cành chính ở dạng cắm thẳng đứng trong bình cao và bình thấp :

    • Cành  thường nghiêng khoảng 10-15° hoặc thẳng đứng.

    • Cành  thường nghiêng 45°.

    • Cành  thường nghiêng 75° về phía đối diện.

  • Có thể dùng hoa hoặc cành lá làm cành chính.

b) Quy trình cắm hoa :

  • Vật liệu, dụng cụ: Cành thông nhỏ hoặc lá măng làm cành chính, hoa đồng tiền làm cành phụ, bình thấp, mút xốp hoặc bàn chông (đế ghim)

  • Cắm cành  , dài khoảng 1,5(D+h), nghiêng khoảng 10-15° (hình a) ;

  • Cắm cành  , dài khoảng 2/3 cành  , nghiêng khoảng 45° (hình b) ;

  • Cắm cành , dài khoảng 2/3 cành  , nghiêng khoảng 75° (hình c)

  • Cắm các cành T có độ dài khác nhau xen vào cành chính và điểm thêm cành lá nhỏ che kín miệng bình

2. Dạng vận dụng

a) Thay đổi góc độ các cành chính

  • Góc độ cắm của các cành chính so với dạng cơ bản

    • Cành  thẳng đứng 00;

    • Cành  nghiêng 50

    • Cành  thẳng đứng

  • Vật liệu, dụng cụ cắm hoa :

    • Lá cây lưỡi hổ, hoa đồng tiền, cành thủy trúc, giỏ mây, dao, kéo, mút xốp

    • Có thể thay bằng lá đinh lăng, lá cau cảnh,...

    • Có thể thay hoa bằng hoa cúc, hoa hồng, hoa thược dược,...

b)  Bỏ bớt môt hoặc hai cành chính

II. CẮM HOA DẠNG NGHIÊNG

1. Dạng cơ bản

a) Sơ đồ cắm hoa 

  • Góc độ cành chính ở dạng nghiêng là 45°

  • Ở dạng thẳng cành chính nghiêng từ 10-15° còn ở dạng nghiêng thì cành chính có độ nghiêng là 45°

b) Quy trình cắm hoa 

  • Vật liệu, dụng cụ: hoa hồng, lá dương xỉ ; bình thấp, đế ghim hoặc mút xốp.

  • Quy trình cắm hoa :

    • Cắm cành  , dài khoảng 1,5 (D+h), nghiêng 45° (h.2.29a) ;

    • Cắm cành  , dài khoảng 2/3 cành  , nghiêng 15°, hơi ngả ra phía sau (h. 2.29b) ;

    • Cắm cành , dài khoảng 2/3 cành  , nghiêng 75°, hơi ngả ra phía trước (h.2.29c) ;

    • Cắm các cành phụ T gồm hoa, lá xen vào cành chính và che kín miệng bình 

2. Dạng vận dụng

a) Thay đổi góc độ của các cành chính

  • Góc độ cắm của các cành chính so với dạng cơ bản.

    • Cành nghiêng 75°

    • Cành  nghiêng 45°

    • Cành  nghiêng 5-7°

      => So với dạng cơ bản các cành có độ nghiêng lớn hơn nhiều.

  • Vật liệu, dụng cụ cắm hoa.

    • 7 bông hoa đồng tiền, 1 nhánh lá cau cảnh, bình thấp hình vuông, mút xốp, dao, kéo 

    • Có thể thay bằng hoa hồng, hoa cúc, lá măng, lá dương sỉ,...

a) Bỏ bớt một hoặc hai cành chính, thay đôi độ dài của cành chính

  • Vật liệu, dụng cụ :

    • 2 nhánh hoa lan ;

    • 1 nhánh lá cau cảnh ;

    • 1 nhánh lá măng ;

    • Bình cao, hình tròn.

  • Quy trình cắm hoa :

    • Cắm cành  có chiều dài = 2(D+h), nghiêng 75°;

    • Cắm cành  có chiều dài = 3/4 cành , nghiêng 45° ;

    • Đệm lá cau cảnh phía sau và đệm lá măng che kín miệng bình.

III. CẮM HOA DẠNG TOẢ TRÒN

1. Sơ đồ cắm hoa

  • Ở dạng cắm hoa toả tròn, độ dài của các cành chính đều bằng nhau nhưng màu hoa khác nhau để cắm xen kẽ làm bình hoa thêm rực rỡ.

  • Các cành phụ cắm xen vào các cành chính và ở dưới toả ra xung quanh.

2. Quy trình cắm hoa

  • Vật liệu, dụng cụ

    • Nhiều loại hoa, có màu sắc hài hoà như màu trắng, vàng sẫm, vàng nhạt ; hoặc tương phản như màu trắng, tím, đỏ... ;

    • Lá măng, lá dương xỉ, hoa cúc kim...

    • Bình cắm thấp, mút xốp...

  • Quỵ trình cắm hoa :

    • Cắm một cành cúc màu vàng nhạt làm cành  chính giữa bình, có chiều dài = D.

    • Cắm 4 cành cúc màu sẫm làm cành  có chiều dài = D, chia bình làm 4 .phần.

    • Cắm 4 cành cúc màu nhạt làm cành  có chiều dài = D xen giữa cành cúc màu sẫm ;

    • Cắm các cành cúc màu trắng xen kẽ màu vàng sẫm và vàng nhạt xung quanh bình.

    • Cắm thêm lá dương xỉ, hoa cúc kim... vào khoảng trống giữa các hoa, lá và ở dưới toả ra xung quanh.

IV. CẮM HOA DẠNG TỰ DO

  • Tự chọn số lượng hoa và chiều dài cành hoa cần cắm.

  • Thực hiện cắm hoa dạng tự do không nhất thiết phải tuân theo đầy đủ nguyên tắc cắm hoa cơ bản mà có thế bớt một số cành chính, thay đổi độ dài, góc độ cắm của các cành...

Một số dạng cắm hoa tự do

Lời kết

Sau khi học xong bài Thực hành: Cắm hoa, các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:

  • Nêu đ­ược quy ư­ớc về góc độ cắm các cành hoa và nêu đ­ược quy trình cắm hoa dạng thẳng đứng, dạng nghiêng và tỏa tròn.

  • Thao tác đư­ợc theo quy trình cắm hoa dạng thẳng đứng, dạng nghiêng và tỏa tròn.

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Bài 14 Công nghệ 6 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Bài 14 Công nghệ 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu các em có thắc mắc về các nội dung của bài học thì nhớ đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp để được hỗ trợ.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học trước:

>> Bài trước: Bài 13: Cắm hoa trang trí

>> Bài sau: Ôn tập chương II - Trang trí nhà ở

Chúc các em học tốt!

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF