YOMEDIA
NONE

Bài 7: Văn hóa và phát triển


Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 7: Văn hóa và phát triển sau đây để tìm hiểu về những hằng số của văn hóa Việt Nam, văn hóa và phát triển, tương lai phát triển văn hóa Việt Nam.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Những hằng số của văn hóa Việt Nam

  • Do vị trí địa lí của mình, Việt Nam có một vị thế địa văn hóa, địa chính trị khá đặc biệt. Vị thế ấy tạo điều kiện cho văn hóa Việt Nam đón nhận nhiều luồng giao lưu văn hóa khác nhau. Có thể đó là luồng văn hóa đến từ lục địa Trung Hoa, có thể đó lại là luồng văn hóa đến từ Ấn Độ, nhưng cũng có khi là luống văn hóa đến từ trời Tây hay bên kia bờ biển Thái Bình Dương xa xôi. Tuy vậy, nét đặc biệt của văn hóa Việt Nam lại là "sự không chối từ" - chữ dùng của J.Frây. Cởi mở trong việc tiếp nhận văn hóa nước ngoài, tiếp thu tinh hoa của mọi nền văn hóa làm giàu cho văn hóa của mình, đó là một hằng số của văn hóa Việt Nam. 
  • Mặt khác, thiên nhiên Việt Nam tà điểm xuất phát của văn hóa Việt Nam. Văn hóa là sự thích nghi và biến đổi tự nhiên. Thiên nhiên đạt ra trước con người những thử thách, những thành tố. Văn hóa là sản phầm của con người, là sự phản ứng, là sự trả lời của con người trước những thách đố của tự nhiên. Văn hóa cổ truyền Việt Nam vừa là sự hòa điệu, vừa là sự đấu tranh với thiên nhiên. Có lẽ, đấy cũng là một nét hằng xuyên của văn hóa Việt Nam.
  • Nhìn ở phương diện xã hội, nông dân, nông nghiệp lúa nước và xóm làng là ba nhân tố cơ bản của nền văn minh thôn dã Việt Nam. Diễn trình lịch sử của văn hóa Việt Nam đi qua thời gian, trong không gian là trên cơ sở ba nhân tố cơ bản này. Nói khác đi, nét hằng xuyên của văn hóa Việt Nam được tạo ra từ ba nhân tố nãy.
  • Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia đa tộc người. Nền văn hóa của Việt Nam được tạo ra từ nên văn hóa của 54 tộc người trên đất nước Việt Nam. Không gian văn hóa Việt Nam vừa đa dạng, vừa thống nhất. Đây cũng chính là một hằng số của văn hóa Việt Nam. Nhiều nhân tố, nhiều vấn đề của văn hóa Việt Nam đễu chịu sự chi phối của nét hằng xuyên này.

2. Văn hóa và phát triển

Trước đây, người ta vẫn quan niệm văn hóa là lĩnh vực đứng ngoài kinh tế; bởi họ quan niệm rằng, văn hóa là lĩnh vực không sinh lợi sự phát triển, tăng trưởng của hàng loạt nước trên thế giới, đã khiến loài người phải nhận thức lại vai trò của văn hóa. Năm 1988, tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã tuyên bố để mở đầu thập kỉ thế giới phát triển văn hóa, nhấn mạnh:

  • "Kinh nghiệm của hai thập kỉ vừa qua cho thấy trong mọi xã hội ngày nay bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào, hoặc xu hướng chính trị và kinh tế não, văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền nhau".
  • "Nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng "tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều".

Xuất phát từ bài học kinh nghiêm của dân tộc, tiếp nhận thành tựu trí tuệ của thời đại, Đảng và Nhà nước ta củng đã có những nhận thức mới về vai trò của văn hóa trong phát triển: "Kinh tế và văn hóa gắn liền với nhau hết sức chặt chẽ, kinh tế không tự minh phát triển nếu thiếu nên tảng văn hóa và văn hóa không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Phát triển trên cơ sở kết hợp hài hòa kinh tế và văn hóa là sự phát triển năng động, có hiêu quả và vững chắc nhất”.

Nghị quyết kỉ họp thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương khóa VII đã khẳng định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Kì họp thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã ra nghị quyết xây dựng và phát triền nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết đã chi ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam, sau khi phân tích thực trạng của văn hóa Việt Nam hiện nay.

3. Tương lai phát triển văn hóa Việt Nam

  • Từ Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứ VI, qua đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam, đã đề ra và thực hiện một đường lối đối mới toàn diện để đạt được mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và vân minh". Mục tiêu ấy là kết hợp cả mấy nhân tố kinh tế, xã hội và văn hóa trong quá trình phát triển. Tương lai của văn hóa Việt Nam, phải được đặt trong quá trình ấy, mà xem xét.
  • Đường lối đổi mới của Đảng ta đã khẳng định cơ chế thị trường đang là điều kiện và phương tiện cho sự phát triển của đất nước. Thực tế, cơ chế này đã đem lại những thành quả to lớn và còn tiếp tục mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển kinh tế. Thế nhưng, mặt trái của nó cho ta thấy nhiều hiện tượng tiêu cực không thể xem thường, nhất là trên góc nhìn văn hóa học.
  • Mặt khác, từ quan điểm chiến lược, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, việc mở rộng quan hệ với bên ngoài là tất yếu. Trong thời đại ngày nay, không có một dân tộc nào có thể tách rời, sống biệt lập với thế giới. Riêng với văn hóa, tiến bộ của khoa học công nghệ thông tin lại càng đặt ra việc phát triển văn hóa không thể tách rời với văn hóa thế giới. Hàng số của văn hóa Việt Nam là mở cửa đón nhận truyền thống văn hóa bốn phương, tiếp nhận cái tốt, cái thích hợp, loại bỏ cái xấu, không thích hợp. Vì thế, nếu mất bản sác dân tộc thì cũng mất văn hóa và khi đã mát văn hóa thị cũng mất dân tộc.
  • Mục tiêu của chúng ta là xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tương lai phát triển của văn hóa Việt Nam chính là ở phương diện ấy.
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON