YOMEDIA
NONE

Bài 3: Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ


Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 3: Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ sau đây để tìm hiểu về đặc điểm môi trường tự nhiên xã hội vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, đặc điểm vùng văn hóa châu tổ Bắc Bộ.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Đặc điểm môi trường tự nhiên xã hội vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ

  • Lâu nay, khi xem xét văn hóa ở châu thổ Bắc Bộ, người ta thường đặt xứ Nghệ - Tĩnh ra ngoài và xếp thành một vùng riêng. GS. Đinh Gia Khánh trong các vùng văn hóa Việt Nam cũng đặt riêng vùng vân hóa Nghệ - Tĩnh bên cạnh vùng văn hóa đồng bàng miễn Bắc ngoài việc tách riêng vùng văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, PGS, TS. Ngô Đức Thịnh không tách riêng vùng văn hóa Nghệ - Tĩnh mà quan niệm rằng đông bằng Bắc Bộ bao gồm lưu vực của sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã.
  • Thực ra, tách vừng văn hóa Nghệ - Tĩnh ra khỏi vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, cũng có cơ sở khoa học của nó, nhưng nếu nhập chung vào ít nhất như ý kiến của PGS, TS. Ngô Đức Thịnh, cũng có cái lí của nó.
  • Chúng tôi cho rằng, Nghệ - Tĩnh, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, chỉ rõ sác thái riêng khi đặt chứng vào bối cảnh lớn hơn của vùng văn hóa lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, nói cách khác, đó là những tiểu vùng văn hóa, một mặt mang tính chất của châu thổ Bắc Bộ, một mặt có những nét riêng. Do vậy, khi nói vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ là nói tới vùng văn hóa thuộc địa phận các tỉnh Hà Tây, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình; thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; phần đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Cũng cần nói thêm về Nghệ An, Hà Tĩnh, ngay từ thời kì Vân Lang - Âu Lạc, thậm chí ngược lên xa hơn, Nghệ An - Hà Tĩnh vẫn gắn bó với Bắc Bộ. Hình như việc tách ra theo địa giới hành chính để có khu Bốn, chỉ có thời chống Pháp, chống Mĩ mà thôi.
  • Như vậy, vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ nằm giữa lưu vực những dòng sông Hồng, sông Mã. Đây là vùng văn hóa đúng như PGS, TS. Ngô Đức Thịnh nhận xét: "Trong các sắc thái phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ như là một vùng văn hóa độc đáo và đặc sắc."
  • Dẫn đến điều này là một hệ quả, một tổng hòa các quan hệ của nhiều vấn đề khác nhau. Trước hết là những đặc điểm của môi trường tự nhiên Bắc Bộ.
  • Về vị trí địa lí vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính: Tây - Đông và Bắc Nam. Vị trí này khiến cho nó trở thành vị trí tiền đến để tiến tới các vùng khác trong nước và Đông Nam Á, là mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cá bọn xâm lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam Á. Nhưng cũng chính vị trí  địa lí này tạo điều kiện cho cư dân có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
  • Về mặt địa hình, châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp vả bằng phẳng, dóc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10 - 15m giảm dần đến độ cao mặt biển Toàn vùng cũng như trong mỗi vùng, địa hình cao thấp không đều, tại vùng có địa hình cao vẫn có núi thấp như Gia Lương (Bắc Ninh), có núi Thiên Thai, nhưng vẫn là vùng trũng, như Nam Định, Hà Nam là vùng thấp nhưng vẫn có núi như Chương Sơn, núi Đọi v.v...
  • Mặt khác, khí hậu vùng Bắc Bộ thật độc đáo, khác hẳn những đồng hàng khác. Đây là vùng duy nhát ở Việt Nam có một mùa đông thực sự với ba tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18 độ C, do đó mà có dạng khí hậu bốn mùa với mồi mùa tương đối rõ nét khiến vùng này cày được vụ lúa ít hơn các vùng khác. Hơn nữa, khí hậu vùng này lại rất thất thường, gió mùa đông Bắc vừa lạnh vừa ẩm, rát khó chịu, gió mùa hè nóng và ẩm.
  • Một đặc điểm nữa là môi trường nước, đồng bằng Bắc Bộ có một mạng lưới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5 - 1,0km/km2, gồm các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, cùng các mương máng tưới tiêu dày đặc. Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mưa nên thủy chế các dòng sông, nhất là sông Hống cũng có hai mùa rõ rệt: mùa cạn, dòng chảy nhỏ, nước trong và mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục ngoài khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống Chính yếu tb nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lí ứng xử củng như sinh hoạt cộng đồng của CƯ dân trong khu vực, tạo nên nến văn minh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vưc, vừa có cái riêng độc đáo của mình.
  • Trong khi đó, đất đai ở Bắc Bộ không phải là nhiều, dân cư lại đông. Vì thế, để tận dụng thời gian nhàn rỗi của vòng quay mùa vụ, người nông dân đã làm thêm nghề thủ công, ở đồng bàng sông Hồng, trước đây, người ta đã từng đếm được hàng trăm nghề thủ công, có một số làng phát triển thành chuyên nghiệp với những người thợ có tay nghề cao. Một số nghề đã rất phát triển, có lịch sử phát triển lâu đời như nghề gốm, nghề dệt, luyện kim, đúc đồng v.v...
  • Mặt khác những người nông dân này lại sống thành làng. Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt. Nó là kết quả của các công xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn. Các vương triều phong kiến đã chụp xuống công xả nông thôn ấy tổ chức hành chính của mình và nó trở thành các làng xã, Tiến trình lịch sử đã' khiên cho làng Việt Bắc Bộ là một tiểu xã hội trống lúa nước, một xã hội của các tiểu nông, nói như PGS. Nguyễn Từ Chi một biển tiểu nông tư hữu". Về mặt sở hữu ruộng đất, suốt thời phong kiến, ruộng công, đất công nhiều là đặc điểm của làng Việt Bắc Bộ. Do vậy, quan hệ giai cấp ở đây "nhạt nhòa" - chữ dùng của PGS. Nguyễn Từ Chi, chưa phá vỡ tính cộng đồng, tạo ra một lối sống ngưng đọng của nền kinh tế tự cấp tự túc, một tâm lí bình quân, ảo tưởng vẽ sự "bằng vai, bàng về" như kiểu câu tục ngữ "giàu thì cơm ba bữa, khó thì đỏ lửa ba lần".
  • Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê, không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu thể chung như đình làng, chùa làng v.v..., mà còn là sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức đảm bảo cho những quan hệ này là các hương ước, khoán ước của làng xã. Các hương ước, hay khoán ước này là những quy định khá chặt chẽ về mọi phương diện của làng từ lãnh thổ làng đến sử dụng đất đai, từ quy định vễ sản xuất và bảo vệ môi trường đến quy định vẽ tổ chức làng xã, ý thức cộng đồng làng xã, vì thế trở thành một sức mạnh tinh thần không thể phủ nhận. Nhưng cũng vì thế mà cá nhân, vai trò cá nhân bị coi nhẹ.
  • Chính những đặc điểm ấy của làng Việt Bắc Bộ sẽ góp phần tạo ra những đặc điểm riêng của vùng văn hóa Bắc Bộ.

2. Đặc điểm vùng văn hóa châu tổ Bắc Bộ

  • Như đã trình bày ở trên, Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt. Vì thế, cũng là nơi sinh ra các nền văn hóa lớn, phát triển nối tiếp lẫn nhau: Văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt và văn hóa Việt Nam. Từ trung tâm này, văn hóa Việt lan truyền vào Trung Bộ rồi Nam Bộ, sự lan truyền ấy, một mặt chứng tố sức sống mãnh liệt của ván hóa Việt, một mật chứng tò sự sáng tạo của người dân Việt. Trong tư cách ấy, văn hóa châu thổ vùng Bắc Bộ có những nét đặc trưng của văn hóa Việt, nhưng lại có những nét riêng của vùng này.
  • Trước tiên là sự ứng xù với thiên nhiên. Hàng ngàn năm lịch sử, người dân Việt đã chinh phục thiên nhiên, tạo nên một diện mạo, đồng bàng như ngày nay, bằng việc đào mương, đắp bờ, đắp đê. Biết bao cây sô đê cũng được tạo dựng dọc các triển sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Nói cách khác, đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình là kết quả của sự chinh phục thiên nhiên của người Việt. Trong văn hóa đời thường, sự khác biệt giữa văn hóa Bắc Bộ và các vùng khác trong cả nước chính được tạo ra từ sự thích nghi với thiên nhiên này. Nhà ở của cư dân Việt Bắc Bộ thường là loại nhà không có chái, hình thức nhà vì kèo phát triển. PGS, PTS. Nguyễn Khác Tụng đã thống kê được 10 loại nhà vì kèo khác nhau, sử dụng vật liệu nhẹ là chủ yếu nhưng cũng tiếp thu kĩ thuật và sử dụng các vật liệu bền như xi măng, sát thép. Người nông dân Bắc Bộ thường muốn xây dựng ngôi nhà của mình theo kiểu bến chác, to đẹp, tuy nhiên vẫn hòa hợp với cảnh quan. Thường là người Việt Bắc Bộ muốn trồng cây cối quanh nơi cư trú, tạo ra bóng mát cho ngôi nhà.
  • Ăn uống của cư dân Việt trên châu thổ Bắc Bộ vẫn như mô hình bữa ăn của người Việt trên các vùng đất khác: cơm + rau + cá, nhưng thành phần cá ở đây chủ yếu hướng tới các loại cá nước ngọt. Hải sản đánh bắt ở biển chủ yếu giới hạn ở các làng ven biển, còn các làng ở sâu trong đồng bằng, hải sản chưa phải là thức ăn chiếm ưu thế. Cư dân đô thị, nhất là Hà Nội, ít dùng đồ biển hơn cư dân ở các đô thị phía Nam'" như Huế, Nha Trang, Sài Gòn. Thích ứng với khí hậu ở châu thổ Bắc Bộ, người Việt Bắc Bộ có chú ý tăng thành phần thịt và mỡ, nhất là mùa đông lạnh, để giữ nhiệt năng cho cơ thể. Các gia vị có tính chất cay, chua, đáng, quen thuộc với cư dân Trung Bộ, Nam Bô lại không có mặt trong bữa ăn của người Việt Bắc Bộ nhiều lắm.
  • Cách mặc của người dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn, thích ứng với thiên nhiên châu thổ Bắc Bộ đó là màu nâu đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá tọa, áo cánh màu nâu. Đàn bà củng chiếc váy thẩm, chiếc áo nâu khi đi làm. Ngày hội hè, lễ tốt thi trang phục này có khác hơn: đàn bà với áo dài mớ ba mớ bảy, đàn ông với chiếc quần tráng, áo dài the, chít khăn đen. Ngày nay, y phục của người Việt Bắc Bộ đã có sự thay đổi khá nhiều.
  • Mặt khác, nói tới văn hóa ở châu thổ Bắc Bộ là nói tới một vùng văn hóa có một bề dày lịch sử cũng như mật độ dày đặc của các di tích văn hóa.
  • Các di tích khảo cổ, các di sàn văn hóa hữu thể tồn tại ở khắp các địa phương đền, đình, chùa, miếu v.v . , có mặt ở hầu khắp các địa bàn, tận các làng quê. Nhiều di tích nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài như đền Hùng, khu vực Cổ Loa, Hoa Lư, Lam Sơn, phố Hiến, chùa Dâu, chùa Hương, chùa Tây Phương, đình Tây Đằng v.v...
  • Cùng với các di sản văn hóa hữu thể, các di sản văn hóa vô thể của đồng bằng Bắc Bộ cũng khá đa dạng và phong phú.
  • Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ có thể coi như một loại mỏ với nhiều khoáng sản quý hiếm. Từ thần thoại đến truyền thuyết, từ ca dao đến tục ngữ, từ truyện cười đến truyện trạng mỗi thế loại đẽu có một tầm dày dận, mang nét riêng của Bắc Bộ, chẳng hạn truyện trạng ở Bốc Bộ như truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn v.v... sử dụng các hình thức câu đố, câu đối, nói lái, chơi chữ nhiêu hơn truyện trạng ở các vùng khác. Có những thể loại chì ở Bắc Bộ mới tồn tại, kiểu như thần thoại Ca dao xứ Bắc trau chuốt, tia gọt hơn ca dao Nam Bộ. Các thể loại thuộc nghệ thuật biểu diễn dân gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét. Đó là hát quan họ, hát xoan, hát trống quân, hát chấu văn, hát chèo, múa rối v.v...
  • Đáng kể nhất là những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân Việt Bắc Bộ. Mọi tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ các Ông tổ nghề v.v.., có mặt trên hầu khắp các làng quê Bắc Bộ. Các tín ngưỡng này tiềm ẩn trong tâm thức con người và tồn tại trong lễ hội - một 240 loại sinh hoạt văn hóa tổng hợp. Mật độ hội hè ở Bắc Bộ khá dày đặc ở các làng nghề theo vòng quay thiên nhiên và mùa vụ. Có thể kể đến hàng trâm, hãng ngàn lễ hội khác nhau của các làng nghề Bắc Bộ nếu theo quy mô có thể chia thành hội làng, hội vùng, hội của cả nước, nếu theo thời gian, có thể chia ra thành lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa thu. Dù thuộc loại nào, khởi nguyên, các lễ hội ấy đều là các hội làng của cư dân nông nghiệp, nói khác đi là các lễ hội nông nghiệp. Tiến trình lịch sử đã lắng đọng ở đây những lớp văn hóa, khiến cho trôn lát cắt đồng đại, khó nhận ra gương mặt ban đầu của lễ hội nông nghiệp. Tuy nhiên, những trò diễn trong các lễ hội vẫn gợi lại các nghi lễ nông nghiệp. Chẳng hạn như các lễ thức thò Mẹ Lúa, cầu mưa, thờ thần mặt trôi, các trò diễn mang tỉnh chất phồn thực như múa gà phủ, múa các vật biểu trưng âm vật, dương vật vv... Chính vì vậy mà lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ có thể ví như một bảo tàng văn hóa tổng hợp lưu giữ khá nhiều các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp. Với cư dân ở làng quê Việt Bắc Bộ, lễ hội là "môi trường cộng cảm văn hóa", " cộng mệnh" - chữ dùng của PGS, PTS, Ngô Đức Thịnh - về mặt tâm linh.
  • Cùng với văn hóa dân gian, vùng châu thổ Bắc Bộ theo GS. Đinh Gia Khánh còn là "nơi phát sinh nền văn hóa Bắc học". Sự phát triển của giáo dục, truyền thống trọng người có chữ trở thành nhân tố tác động tạo ra một tầng lớp trí thức ở Bắc Bộ. Thời tự chủ, Thăng Long với vai trò là một kinh đô cũng đảm nhận vị trí một trung tâm giáo dục. Năm 1078, Văn Miếu đã xuất hiện, năm 1076 đã có Quốc Tử Giám, chế độ thi cử để kén chọn người hiến tài v.v..., đã tạo ra cho xứ Bắc một đội ngủ trí thức đồng đảo, trong đó có nhiều danh nhân văn hóa tầm cỡ trong nước, ngoài nước. GS. Đinh Gia Khánh nhận xét: "Trong thời kỉ Đại Việt, số người đi học, thi đỗ ở vùng đồng bằng mien Bắc tính theo tỉ lệ dân sổ thì cao hơn rẫt nhiều so với các nơi khác, Trong lịch sử 850 năm ( 1065-1915) khoa cử dưới các triều vua, cả nước có 56 trạng nguyên thỉ người là ở vùng đồng bặng miền Bắc"Thời thuộc Pháp, Hà Nội là nơi có các cơ sở giáo dục, khoa học, thu hút các trí thức mọi vùng. Ở thôi hiện đại, PGS, TS, Ngô Đức Thịnh nhận xét: "Với đội ngữ trí thức mới, không những ở đây là nơi đầu mối các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học (80% các viện nghiên cứu và 64% các trường đại học), mà đội ngũ trí thức cũng tập trung đông đảo nhất, chiếm 57% tổng số trí thức cả nước".
  • Chính sự phát triển của giáo dục ở đây tạo ra sự phát triển của văn hóa bác học, bởi chủ thể sáng tạo nền văn hóa bác học này chính là đội ngũ trí thức được sinh ra từ nền giáo dục ấy. Đội ngữ này, tiếp nhận vốn văn hóa dân gian, vốn văn hóa Bắc học Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây, tạo ra dòng văn hóa bác học. Xin đơn cử, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ chính là sản phẩm được tạo ra từ quá trình sáng tạo của trí thức, thể hiện rõ đặc điểm này.
  • Nói đến văn hóa bác học, không thể không kể đến văn học nghệ thuật. Những tác giả như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương v.v..., đều trưởng thành và gắn bó với vùng văn hóa này.
  • Hơn nữa, nói tới vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, là nói tới một vùng văn hóa mà quá trình tiếp biến văn hóa "diễn ra lâu dài hơn cả và với nội dung phong phú hơn cả" Thực ra, quá trình tiếp biến văn hòa là đặc điểm chung của văn hóa Việt Nam, hay nói như J.Feray là sự không chối từ, nhưng ở châu thổ Bắc Bộ, nhận xét của GS. Đinh Gia Khánh là nhận xét đúng. Thời tiền sử và sơ sử, thời tự chủ, việc tiếp thu văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ trên địa bàn Bắc Bộ, có những nét riêng do vị thế địa - văn hóa, địa chính trị của nó quyết định. Thời thuộc Pháp, đồng bằng Bắc Bộ cũng là một trong những vùng chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây đậm nét hơn cả. Có thể đơn cử sự tiếp nhận Phật giáo của cư dân Việt Bắc Bộ. Là một tôn giáo sinh ra ở Ấn Độ vào Bắc Bộ, Phật giáo đã chịu ảnh hưởng của các tín ngưỡng dân gian bản địa, đã bản địa hóa thành Phật giáo dân gian. Sự phát triển của Phật giáo ở Bắc Bộ, vì thế sẽ khác với Phật giáo ở Nam Bộ.
  • Đồng thời với đặc điểm Bắc Bộ là cội nguồn văn hóa của các vùng Trung Bộ, Nam Bộ, và từ vùng đất cội nguồn này, văn hóa Việt phát triển ở mọi vùng khác. Vai trò hướng đạo của vùng văn hóa Bắc Bộ cũng rát rõ, khi đặt trong tương quan với các vùng văn hóa khác.
  • Cuối cùng, đề cập đến vừng văn hóa Bắc Bộ là đề cập trên nét lớn, còn vùng văn hóa này có thể chia thành nhiều tiểu bang văn hóa khác nhau, tuy nhiên đặc thù của các tiểu vùng văn hóa này không làm phá vỡ những đặc điểm chung của toàn vùng. PGS, TS. Ngô Đức Thịnh chia ra các tiểu vùng sau: tiểu vùng Đất Tổ - Phú Thọ, tiểu vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh, tiểu vùng Thăng Long - Hà Nội, tiểu vùng Hải Đông, tiểu vùng Hưng Yên - Hưng Nhân, tiểu vùng Hà - Nam - Ninh, tiểu vùng Duyên Hải, tiểu vùng lưu vực sông Mã Ngoài ra là tiểu vùng Nghệ - Tĩnh.
  • Tóm lại, vùng châu thổ Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, nơi khai sinh của các vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng Long - Hà Nội. Đây là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiễu giá trị truyền thống hơn cả. Trên đường đi tới xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sác dân tộc, vùng văn hóa này vẫn có những tiềm năng nhất định.
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON