-
Câu hỏi:
Đốt cháy 90g quặng pirit sắt trong oxi dư được 60g sắt(III) oxít và 33,6l khí lưu huỳnh đioxit (đktc).
a. Tính khối lượng oxi tham gia phản ứng.
b. Xác định CTHH của quặng.
c. Hoàn thành PTPƯ.
Lời giải tham khảo:
a, nSO2 = 33,6 : 22,4 = 1,5 mol, nS = 1,5 mol
nFe2O3 = 60 : 160 = 0,375 (mol).
nFe= 0,375.2 = 0,75 (mol)
mSO2 = 1,5 . 64 = 96(g).
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mquặng + mO = mFe2O3 + mSO2
⇒ Khối lượng Oxi tham gia phản ứng :
mO = mFe2O3 + mSO2 - mquặng = 60 + 96 - 90 = 66(g)
b, Khối lượng lưu huỳnh trong SO2 :
mS = 1,5.32 = 48 gam
Khối lượng sắt trong Fe2O3 :
mFe = 0,375.56.2 = 42 gam
Ta thấy: mquặng= mFe+ mS=90 (g)
⇒ Quặng chỉ chứa Fe và S.
Gọi CTHH của Pirit sắt là FexSy:
x: y = mFe/56: mS/32 = nFe: nS = 1:2
Vậy CTHH của Pirit sắt là FeS2.
c, PTPƯ: 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC
- a. Trình bày hiểu biết của em về cấu tạo nguyên tử? Mol?b.
- a. Công thức hóa học của một chất là gì? Cho 5 ví dụ?b.
- Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học ? Thế nào là sự biến đổi chất? Phát biểu định luật bảo to
- Cân bằng các phản ứng hóa học sau :BaCl2 + Fe2(SO4)3 → BaSO4 + FeCl3Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2OKMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 +
- Đốt cháy 90g quặng pirit sắt trong oxi dư được 60g sắt(III) oxít và 33,6l khí lưu huỳnh đioxit (đktc).a.