YOMEDIA

40 câu trắc nghiệm chủ đề Sinh sản ở thực vật môn Sinh học lớp 11 năm 2019

45 phút 30 câu 275 lượt thi
ATNETWORK

Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 81427

    Sự hình thành giao tử đực ở cây có hoa diễn ra như thế nào? 

    • A. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn→ Tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực
    • B. Tế bào mẹ nguyên phân hai lần cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn→ Tế bào sinh sản nguyên phân1 lần tạo 2 giao tử đực
    • C. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 2 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn→ Tế bào sinh sản nguyen phân 1 lần tạo 2 giao tử đực
    • D. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → Mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn→ Tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo 2 giao tử đực
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 81428

    Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào?

    • A. Rêu, hạt trần. 
    • B. Rêu, quyết.
    • C. Quyết, hạt kín.         
    • D. Quyết, hạt trần.
  •  
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 81429

    Đa số cây ăn quả được trồng trọt mở rộng bằng:

    • A. Gieo từ hạt.     
    • B. Ghép cành.
    • C. Giâm cành.      
    • D. Chiết cành.
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 81430

    Sinh sản vô tính là:

    • A. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái
    • B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái
    • C. Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái
    • D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 81431

    Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành là vì:

    • A. dễ trồng và ít công chăm sóc
    • B. dễ nhân giống nhanh và nhiều
    • C. để tránh sâu bệnh gây hại
    • D. rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả..
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 81432

    Trong thiên nhiên cây tre sinh sản bằng:

    • A. Rễ phụ
    • B. Lóng
    • C. Thân rễ
    • D. Thân bò
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 81433

    Sinh sản bào tử là:

    • A. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể
    • B. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do nguyên phân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể
    • C. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và thể giao tử
    • D. Tạo ra thế hệ mới từ hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 81434

    Đặc điểm của bào tử là:

    • A. Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây đơn bội
    • B. Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây lưỡng bội
    • C. Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây đơn bội
    • D. Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 81435

    Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật?

    • A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi
    • B. Tạo được nhiều biế dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá
    • C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền
    • D. Là hình thức sinh sản phổ biến
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 81436

    Sinh sản hữu tính ở thực vật là:

    • A. Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
    • B. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
    • C. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
    • D. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
  • Câu 11: Mã câu hỏi: 81437

    Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì:

    • A. Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép
    • B. Để tập trung nước nuôi các cành ghép
    • C. Để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá
    • D. Loại bỏ sâu bệnh trên lá cây
  • Câu 12: Mã câu hỏi: 81438

    Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?

    • A. Phục chế những cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất
    • B. Nhân nhanh với số lượnglớn cây giống và sạch bệnh
    • C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền
    • D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống
  • Câu 13: Mã câu hỏi: 81439

    Đặc điểm của bào tử là:

    • A. Tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài
    • B. Tạo được ít cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài
    • C. Tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ gió, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài
    • D. Tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài
  • Câu 14: Mã câu hỏi: 81440

    Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tíng ở thực vật?

    • A. Có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường biến đổi
    • B. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn gống và tiến hoá
    • C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền
    • D. Là hình thức sinh sản phổ biến
  • Câu 15: Mã câu hỏi: 81441

    Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?

    • A. Phục chế giống cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất
    • B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh
    • C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền
    • D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền cung cấp cho chọn giống
  • Câu 16: Mã câu hỏi: 81442

    Sinh sản sinh dưỡng là:

    • A. Tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây
    • B. Tạo ra cây mới chỉ từ rễ của cây
    • C. Tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây
    • D. Tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây
  • Câu 17: Mã câu hỏi: 81443

    Thụ tinh ở thực vật có hoa là:       

    • A. Sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
    • B. Sự kết nhân của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử
    • C. Sự kết hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử
    • D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng trong túi phôi
  • Câu 18: Mã câu hỏi: 81444

    Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?

    • A. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân
    • B. 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân
    • C. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân
    • D. 2 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân
  • Câu 19: Mã câu hỏi: 81445

    Bộ nhiễm sắc thể có mặt trong sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa như thế nào?

    • A. Tế bào mẹ, đại bào tử mang 2n; tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n
    • B. Tế bào mẹ, đại bào tử mang, tế bào đối cực đều mang 2n; tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n
    • C. Tế bào mẹ mang 2n; đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n
    • D. Tế bào mẹ, đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm đều mang 2n; tế bào trứng, nhân  cực đều mang n
  • Câu 20: Mã câu hỏi: 81446

    Sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa diễn ra như thế nào?

    • A. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử → 1 đại bào tử sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 1 nhân cực
    • B. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử → mỗi đại bào tử t nguyên phân cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 2 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực
    • C. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử → 1 đại bào tử sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa 2 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực
    • D. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử → 1 đại bào tử sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực
  • Câu 21: Mã câu hỏi: 81447

    Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?

    • A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân
    • B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân
    • C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân
    • D. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân
  • Câu 22: Mã câu hỏi: 81448

    Tự thụ phấn là:

    • A. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài
    • B. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây
    • C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với cây khác loài
    • D. Sự kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác
  • Câu 23: Mã câu hỏi: 81449

    Ý nào không đúng khi nói về quả?

    • A. Quả là do bầu nhuỵ dày sinh trưởng lên chuyển hoá thành
    • B. Quả không hạt đều là quả đơn tính
    • C. Quả có vai trò bảo vệ hạt
    • D. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt
  • Câu 24: Mã câu hỏi: 81450

    Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là:

    • A. Sự kết hợp của nhân hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử
    • B. Sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ
    • C. Sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
    • D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi
  • Câu 25: Mã câu hỏi: 81451

    Thụ phấn chéo là:

    • A. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác loài
    • B. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây
    • C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài
    • D. Sự kết hợp giữa tinh tử và trứng của cùng hoa
  • Câu 26: Mã câu hỏi: 81452

    Ý nào không đúng khi nói về hạt?

    • A. Hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành
    • B. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi
    • C. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ
    • D. Mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ
  • Câu 27: Mã câu hỏi: 81453

    Bản chất của sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa là:

    • A. Sự kết hợp của nhân hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử
    • B. Sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ
    • C. Sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
    • D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi
  • Câu 28: Mã câu hỏi: 81454

    Bộ nhiễm sắc thể ở tế bào có mặt trong sự hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa như thế nào?

    • A. Tế bào mẹ 2n; các tiểu bào tử, tế bào sinh sản, tế bào ống phấn, các giao tử đều mang n
    • B. Tế bào mẹ, các tiểu bào tử, tế bào sinh sản, tế bào ống phấn đều mang 2n, các giao tử mang n
    • C. Tế bào mẹ, các tiểu bào tử 2n; tế bào sinh sản, tế bào ống phấn, các giao tử đều mang n
    • D. Tế bào mẹ, các tiểu bào tử, tế bào sinh sản2n; tế bào ống phấn, các giao tử đều mang n
  • Câu 29: Mã câu hỏi: 81455

    Bộ nhiễm sắc thể của các nhân ở trong quá trình thụ tinh của thực vật có hoa như thế nào?

    • A. Nhân của giao tử n, của nhân cực 2n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nôi nhũ 2n
    • B. Nhân của giao tử n, của nhân cực 2n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nôi nhũ 4n
    • C. Nhân của giao tử n, của nhân cực n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nôi nhũ 3n
    • D. Nhân của giao tử n, của nhân cực 2n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nôi nhũ 3n
  • Câu 30: Mã câu hỏi: 81456

    Thụ phấn là:

    • A. Sự kéo dài ống phấn trong vòi nhuỵ
    • B. Sự di chuyển của tinh tử trên ống phấn
    • C. Sự nảy mầm của hạt phấn trên núm nhuỵ
    • D. Sự rơi hạt phấn vào núm nhuỵ và nảy mầm
NONE

Đề thi nổi bật tuần

AANETWORK
 

 

ATNETWORK
ON