Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 475219
Theo pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đã có:
- A. công cụ để thực hiện tội phạm.
- B. đối tượng tố cáo nặc danh.
- C. hồ sơ đề nghị vay vốn ưu đãi.
- D. quyết định điều động nhân sự.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 475222
Trong tình huống dưới đây, hành vi của bà K và anh T đã vi phạm quyền nào của công dân?
"Phát hiện anh T phá khóa vào nhà mình để trộm tài sản, anh B đã giữ anh T trong nhà kho của gia đình. Biết chuyện, bà K là mẹ anh T đến nhà anh B xin lỗi và thỏa thuận bồi thường. Do gia đình anh B đi vắng, thấy cửa không khóa nên bà K đã tự ý vào nhà tìm kiếm anh T".
- A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
- C. Bất khả xâm phạm về tài sản.
- D. Được pháp luật bảo hộ về thân thể.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 475226
Chủ thể nào đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân trong tình huống dưới đây?
"Sáng thứ Bảy, H đến nhà K chơi. Sau khi H ra về, ông C là bố của K tìm điện thoại nhưng không thấy. Ông C cho rằng H đã lấy điện thoại đó, nên đã quyết định sang nhà H để khám xét. Ông T (bố H) không đồng ý cho ông C vào nhà, nhưng ông C cứ xông thẳng vào nhà lục lọi đồ đạc để tìm chiếc điện thoại của mình".
- A. Bạn H.
- B. Bạn K.
- C. Ông C.
- D. Ông T.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 475229
Tình huống nào dưới đây là không vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân?
- A. Anh T phá cửa nhà anh K, kịp thời đưa bé V đang leo trèo ở lan can ban công xuống.
- B. Bạn A tự ý mở cổng một nhà người dân ven đường để vào nhặt quả bóng mình làm rơi.
- C. Ông T khoá cửa phòng trọ, ngăn cản không cho anh T vào vì chậm đóng tiền thuê nhà.
- D. Nghi ngờ chị P lấy trộm đồ của mình, chị V đã vào phòng của chị P để lục lọi đồ đạc.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 475233
Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ không dẫn đến hậu quả nào sau đây?
- A. Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- B. Gây tổn hại sức khỏe, tính mạng đối với người bị xâm phạm.
- C. Là nhân tố duy nhất dẫn đến mất ổn định an ninh chính trị.
- D. Gây tổn hại về uy tín, danh dự,… đối với người bị xâm phạm.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 475236
Trong tình huống dưới đây, những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của mỗi công dân?
"Anh N là nhân viên bưu chính đã liên lạc với khách hàng là anh K để giao bưu phẩm. Vì đang đi vắng nên anh K nhờ anh N giao bưu phẩm cho chị Y là hàng xóm nhận hộ. Khi sang nhà chị Y để nhận lại bưu phẩm, anh K phát hiện chị Ý đã mở bưu phẩm của mình nên rất tức giận và vô ý đẩy chị Y ngã khiến chị bị thương".
- A. Anh K.c
- B. Anh N và anh K.
- C. Chị Y.
- D. Chị Y và anh K.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 475239
Trường hợp nào sau đây không vi phạm quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm của công dân?
- A. Anh M đột nhập vào nhà ông B, bị ông B khống chế rồi áp giải lên trụ sở công an.
- B. Nghi ngờ anh C lấy trộm xe máy của mình, ông K đã bắt giam anh C để tra hỏi.
- C. Do bị mất trộm đồ nên anh H (chủ cửa hàng) đã giữ nhân viên T lại để tra hỏi.
- D. Anh Q bắt và cháu A về giam giữ tại nhà để ép bố mẹ cháu M phải trả nợ.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 475241
Theo quy định pháp luật, công dân sẽ có hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe khi nào?
- A. thực hiện tố cáo nặc danh.
- B. theo dõi phạm nhân vượt ngục.
- C. đánh người gây thương tích.
- D. mạo danh lực lượng chức năng.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 475243
Anh B, anh X, anh Y và anh C cùng là bảo vệ tại một nông trường cao su. Một lần, phát hiện anh Y lấy trộm mủ cao su của nông trường đem bán, anh C đã giam anh Y tại nhà kho với mục đích tống tiền và nhờ anh X canh giữ. Ngày hôm sau, anh B đi ngang qua nhà kho, vô tình nhìn thấy anh Y bị giam, trong khi anh X đang ngủ. Anh B định bỏ đi vì sợ liên lụy nhưng anh Y đã đề nghị anh B tìm cách giải cứu mình và hứa sẽ không báo cáo cấp trên việc anh B tổ chức đánh bạc nên anh B đã giải thoát cho anh Y. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
- A. Anh C, anh X và anh Y.
- B. Anh C và anh X.
- C. Anh C và anh Y.
- D. Anh C, anh X và anh B.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 475245
Theo quy định pháp luật, công dân có hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi nào?
- A. giam, giữ người trái pháp luật.
- B. điều tra hiện trường gây án.
- C. truy đuổi kẻ gian.
- D. theo dõi nhân chứng.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 475247
Mọi hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của mỗi công dân đều sẽ:
- A. bị tuyên án tù chung thân.
- B. bị phạt cải tạo không giam giữ.
- C. phải chịu trách nhiệm pháp lí.
- D. phải tham gia lao động công ích.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 475250
Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
"Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa gia đình ông H và anh K, ông H đã khóa trái cửa phòng thuê và giam anh K trong suốt 4 giờ. Anh K gọi điện báo công an đến thì ông H mới mở khóa phòng. Khi anh T (công an phường X) yêu cầu ông H lên phường làm việc thì ông không đi, vì cho rằng mình không làm gì sai phạm".
- A. Ông H và anh K.
- B. Anh K và anh T.
- C. Ông H và anh T.
- D. Ông H, anh K và anh T.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 475252
Những người có hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ:
- A. bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- B. không phải chịu trách nhiệm pháp lí.
- C. bị phạt tù trong mọi trường hợp vi phạm.
- D. bị phạt kỉ luật trong mọi trường hợp vi phạm.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 475254
Nghi ngờ anh V tổ chức cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép, ông M là công an viên đã đến nhà anh đưa giấy triệu tập. Sau đó cùng anh V về trụ sở công an để lấy lời khai. Mặc dù anh V đã cung cấp bằng chứng ngoại phạm nhưng ông M vẫn ép buộc anh V phải ở tại trụ sở hai ngày để phục vụ công tác điều tra. Ông M đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
- A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- B. Được pháp luật bảo hộ về danh tính.
- C. Được pháp luật bảo hộ về thông tin.
- D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 475256
Bất kì có hành vi bịa đặt để hạ uy tín của người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về điều gì?
- A. danh dự, nhân phẩm.
- B. tính mạng, sức khỏe.
- C. năng lực thể chất.
- D. tự do thân thể.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 475258
Theo quy định pháp luật, công dân có hành vi đe dọa giết người là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về điều gì?
- A. tư cách pháp nhân.
- B. hoàn cảnh xuất thân.
- C. tính mạng, sức khỏe.
- D. thân thế, sự nghiệp.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 475259
Mọi công dân thực hiện hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác đều sẽ bị:
- A. bắt giữ khẩn cấp.
- B. xét xử lưu động.
- C. tước bỏ nhân quyền.
- D. xử lí theo pháp luật.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 475260
Hành vi nào sau đây không thuộc nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?
- A. Tham gia phục vụ trong Công an nhân dân.
- B. Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân.
- C. Tham gia bảo vệ an ninh vùng biên giới.
- D. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 475262
Quan điểm nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
- A. Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.
- B. Lan truyền các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia.
- C. Tham gia dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
- D. Ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 475264
Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã không thực hiện đúng với nghĩa vụ của công dân về việc bảo vệ Tổ quốc?
"Ông Q, ông K và anh V thường trú ở một tỉnh miền núi giáp biên giới. Cả 3 người cùng là thành viên của đội tự quản địa phương. Một lần, ông, ông K và anh V vào rừng tuần tra thì tình cờ phát hiện một nhóm người khả nghị đang chôn giấu nhiều vũ khí nên đã bí mật quan sát, đánh dấu vị trí. Sau đó, ông Q đề nghị cả nhóm cùng lên đồn biên phòng trên địa bàn để trình báo lại sự việc; tuy nhiên, ông K và anh Vkhông đồng ý, đồng thời can ngăn ông Q vì lí do sợ bị trả thù. Bấp chấp sự can ngăn, ông Q vẫn tới đồn biên phòng để trình báo".
- A. Ông Q và anh V.
- B. Ông K và anh V.
- C. Ông Q và ông K.
- D. Ông Q, ông K và anh V.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 475267
Việc làm nào sau đây là thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?
- A. Tham gia giữ gìn các di sản văn hoá ở địa phương.
- B. Tham gia tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự.
- C. Tham gia tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.
- D. Tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 475268
Quan điểm nào sau đây không phản ánh đúng quyền của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
- A. Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
- B. Tham gia thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.
- C. Lan truyền các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia.
- D. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 475271
Bảo vệ Tổ quốc không gồm việc làm nào sau đây?
- A. Tham gia nghĩa vụ quân sự.
- B. Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
- C. Góp ý cho các chính sách phát triển kinh tế.
- D. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 475274
Việc công dân tham gia nghĩa vụ quân sự là thực hiện quyền nào dưới đây?
- A. Quyền tự do.
- B. Quyền lập hội.
- C. Quyền dân chủ.
- D. Quyền bình đẳng.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 475285
Trong trường hợp dưới đây, bạn K đã thực hiện tốt quyền dân chủ nào?
"Sau khi tìm hiểu các quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự, K nhận thấy mình có đầy đủ các điều kiện nên đã quyết định đi khám nghĩa vụ quân sự. Khi có kết quả trúng tuyển, K đã xin phép bố mẹ cho bảo lưu kết quả học tập để tham gia nghĩa vụ quân sự".
- A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
- B. Quyền bảo vệ Tổ quốc.
- C. Quyền bầu cử và ứng cử.
- D. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 475288
Ý nào sau đây không đúng với hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc?
- A. Có thể gây nguy hại đến chủ quyền quốc gia.
- B. Xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.
- C. Gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
- D. Là nhân tố duy nhất gây mất trật tự an toàn xã hội.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 475293
Đối với các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về việc bảo vệ Tổ quốc, mỗi chúng ta cần làm gì?
- A. học tập, noi gương.
- B. khuyến khích, cổ vũ.
- C. lên án, ngăn chặn.
- D. thờ ơ, vô cảm.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 475295
Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc?
"Ông Đ lập một nhóm kín trên mạng xã hội tập hợp những người có tư tưởng bất mãn với chính quyền và tổ chức họp bàn kế hoạch, chuẩn bị vũ khí, công cụ hỗ trợ dự kiến tổ chức một cuộc bạo loạn với mục đích gây mất trật tự xã hội, an ninh chính trị nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam. Nhóm người này thường xuyên hội họp, bàn bạc kế hoạch tại nhà riêng của ông Đ tại xã X vào sáng chủ nhật hàng tuần. Anh K, chị V là hàng xóm của ông Đ. Nhận thấy những dấu hiệu khả nghi, anh K và chị V đã bí mật trình báo tới lực lượng công an xã X".
- A. Anh K và chị V.
- B. Công an xã X.
- C. Ông Đ và đồng phạm.
- D. Ông Đ, anh K và chị V.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 475296
Quan điểm nào sau đây là không đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc?
- A. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
- B. Chỉ bảo vệ Tổ quốc khi đất nước xảy ra chiến tranh.
- C. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của công dân.
- D. Bảo vệ Tổ quốc là quyền cơ bản và cao quý của công dân.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 475297
Trong trường hợp dưới đây, bà M đã thực hiện quyền khiếu nại của mình như thế nào?
"Bà M được chính quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 300 m2 đất nhưng sau khi tiến hành đo đạc, gia đình bà phát hiện diện tích đất thực tế không đủ 300 m2 theo quy định. Do tuổi cao, sức yếu, bà M đã uỷ quyền cho con gái làm đơn khiếu nại và thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến sự việc gửi đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét, giải quyết để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình".
- A. Tự mình tiến hành khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.
- B. Uỷ quyền cho người khác khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- C. Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính.
- D. Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 475302
Nhận định nào sau đây không đúng với ý nghĩa của các quy định pháp luật về quyền khiếu nại của công dân?
- A. Là nhân tố duy nhất giúp ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- B. Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân.
- C. Thể hiện quyền làm chủ của công dân trong hoạt động quản lí nhà nước.
- D. Góp phần xây dựng và phát triển một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 475305
Công dân trình báo cho cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức là thực hiện quyền gì?
- A. truy cứu.
- B. tố cáo.
- C. khiếu nại.
- D. xét xử.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 475308
Theo quy định pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong tình huống nào?
- A. Phát hiện việc khai thác cát trái phép.
- B. Phải kê khai tài sản cá nhân.
- C. Bị truy thu thuế chưa thỏa đáng.
- D. Nhận quyết định điều chuyển công tác.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 475312
Theo quy định pháp luật, công dân có quyền đề nghị cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định điều động công tác đối với mình là thực hiện quyền gì?
- A. trình báo.
- B. kháng nghị.
- C. tố cáo.
- D. khiếu nại.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 475315
Theo quy định pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong tình huống nào sau đây?
- A. Phát hiện tù nhân trốn trại.
- B. Chứng kiến bắt cóc con tin.
- C. Bị phần tử khủng bố đe dọa tính mạng.
- D. Nhận quyết định kỉ luật chưa thỏa đáng.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 475318
Nhận định nào sau đây không đúng với quyền của công dân về khiếu nại?
- A. Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.
- B. Nhận văn bản trả lời về việc thụ lí hoặc quyết định giải quyết khiếu nại.
- C. Nhận thông tin về quá trình giải quyết khiếu nại bao gồm cả bí mật nhà nước.
- D. Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 475320
Công dân có quyền khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo đúng quy định của:
- A. Bộ luật Hình sự.
- B. Luật tố tụng dân sự.
- C. Luật hành chính công.
- D. Luật Tố tụng hành chính.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 475324
Mọi hành vi vi phạm đến quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo đều sẽ:
- A. bị phạt cải tạo không giam giữ.
- B. phải chịu trách nhiệm pháp lí.
- C. phải bồi thường thiệt hại.
- D. bị phạt tù chung thân.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 475326
Hành vi vi phạm đến quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo sẽ không gây ra hậu quả nào sau đây?
- A. Ảnh hưởng đến tinh tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý nhà nước.
- B. Có thể gây tình trạng mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- C. Có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự… của công dân.
- D. Mọi chủ thể có hành vi vi phạm đều phải bồi thường và bị kết án tù.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 475329
Trong tình huống dưới đây, những chủ thể nào đã có hành vi vi phạm quyền tố cáo của công dân?
"Anh A gửi đơn tố cáo nặc danh (không ghi rõ họ tên, địa chỉ) bịa đặt việc trưởng phòng H nhận hối lộ, sử dụng bằng cấp giả nhằm xúc phạm danh dự, hạ uy tín của trưởng phòng H cạnh tranh vị trí trong đợt bổ nhiệm tiếp theo. Nhưng trên thực tế trưởng phòng H không thực hiện hành vi trên, bằng cấp của anh H là thật. Việc tố cáo của anh A đã ảnh hưởng đến sự đoàn kết của tập thể, ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm anh H của tổ chức và xúc phạm danh dự của anh H".
- A. Anh H.
- B. Anh A.
- C. Cả anh H và anh A đều vi phạm.
- D. Không có chủ thể nào vi phạm.