Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 477251
Bất kì công dân nào cũng có nghĩa vụ phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế,... - điều này thể hiện:
- A. công dân bình đẳng về quyền.
- B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
- C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
- D. quyền công dân gắn bó với nghĩa vụ công dân.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 477382
Trong trường hợp dưới đây, các em học sinh lớp 12B đã được hưởng quyền gì?
"Mặc dù hoàn cảnh gia đình khác nhau, sau khi có kết quả kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các bạn học sinh lớp 12B trường trung học phổ thông Y đều đăng kí tham gia tuyển sinh đại học theo nguyện vọng của bản thân".
- A. Quyền học tập.
- B. Quyền ứng cử.
- C. Quyền sở hữu tài sản.
- D. Quyền tự do ngôn luận.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 477383
Trong trường hợp dưới đây, anh T và chị V đã được hưởng những quyền gì?
"Anh T và chị V cùng nộp hồ sơ đăng kí thành lập công ty tư nhân. Sau khi xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh, xét thấy hồ sơ của hai cá nhân này đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho anh Kiên và chị Hạnh trong thời hạn quy định".
- A. Quyền bầu cử và ứng cử.
- B. Quyền tự do ngôn luận.
- C. Quyền tự do kinh doanh.
- D. Quyền sở hữu tài sản.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 477384
Ý nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng về nghĩa vụ của công dân?
- A. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- B. Lựa chọn loại hình bảo hiểm.
- C. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản.
- D. Hỗ trợ người già neo đơn.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 477385
Theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội. Quyền của công dân:
- A. luôn tách rời với nghĩa vụ công dân.
- B. không liên quan đến nghĩa vụ công dân.
- C. không tách rời với nghĩa vụ công dân.
- D. không có mối liên hệ với nghĩa vụ công dân.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 477386
Trong tình huống dưới đây, các bạn học sinh lớp 12A1 đã được hưởng các quyền gì?
"Mặc dù hoàn cảnh gia đình khác nhau, sau khi có kết quả kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các bạn học sinh lớp 12A trường trung học phổ thông X đều đăng kí tham gia tuyển sinh đại học theo nguyện vọng của bản thân".
- A. Quyền học tập.
- B. Quyền sở hữu tài sản.
- C. Quyền tự do ngôn luận.
- D. Quyền bầu cử.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 477387
Trong trường hợp dưới đây, các chủ thể đã được hưởng quyền gì?
"Anh K và chị H cùng nộp hồ sơ đăng kí thành lập công ty tư nhân. Sau khi xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh, xét thấy hồ sơ của hai cá nhân này đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho anh Kiên và chị Hạnh trong thời hạn quy định".
- A. Quyền bầu cử và ứng cử.
- B. Quyền tự do ngôn luận.
- C. Quyền tự do kinh doanh.
- D. Quyền sở hữu tài sản.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 477388
Trong tình huống dưới đây, việc cơ quan thuế tỉnh H từ chối đề nghị của bà V đã thể hiện điều gì?
"Ông N, bà M và bà V đều có cửa hàng bán quần áo may sẵn trên cùng một tuyến phố. Đến kì thu thuế, ông N và bà M đều thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. Riêng bà V luôn đề nghị cơ quan thuế ưu tiên cho chậm nộp thuế hằng tháng, vì bà là phụ nữ và kinh tế gia đình khó khăn hơn ông N và bà M. Đề nghị của bà V không được cơ quan thuế tỉnh H chấp thuận".
- A. Đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế của công dân.
- B. Đảm bảo bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.
- C. Đảm bảo bình đẳng trong thực hiện các quyền của công dân.
- D. Đảm bảo bình đẳng về quyền tự do kinh doanh của công dân.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 477389
Mọi công dân, không phân biệt nam hay nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật - đó là nội dung của quyền nào sau đây?
- A. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
- B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
- C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
- D. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 477390
Theo quy định của pháp luật, bất kì công dân nào đủ điều kiện đều phải nộp thuế nhằm thể hiện công dân bình đẳng về điều gì?
- A. danh dự cá nhân.
- B. phân chia quyền lợi.
- C. địa vị chính trị.
- D. nghĩa vụ pháp lí.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 477391
Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trước Nhà nước và xã hội khi thực hiện những nghĩa vụ nào sau đây?
- A. thành lập doanh nghiệp tư nhân.
- B. đóng góp quỹ bảo trợ xã hội.
- C. xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
- D. đầu tư các dự án kinh tế.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 477393
Theo quy định của pháp luật, công dân được hưởng quyền bình đẳng trước pháp luật khi thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?
- A. bảo vệ môi trường.
- B. đầu tư các dự án kinh tế.
- C. đóng góp quỹ bảo trợ xã hội.
- D. thành lập doanh nghiệp tư nhân.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 477395
Mọi công dân đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí là gì?
- A. bình đẳng trước pháp luật.
- B. ngang bằng về lợi nhuận.
- C. đáp ứng mọi sở thích.
- D. thỏa mãn tất cả nhu cầu.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 477396
Nhận định nào sau đây không phản ánh đúng với ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội?
- A. Là cơ sở đảm bảo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển.
- B. Giúp bảo vệ lợi ích của một nhóm thiểu số người trong xã hội.
- C. Tạo điều kiện để công dân được sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh.
- D. Tạo sự công bằng giữa mọi công dân, không bị phân biệt đối xử trong các lĩnh vực.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 477398
Tình huống nào dưới đây không vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
- A. Công ty K buộc chị M thôi việc trong thời gian đang nuôi con tám tháng tuổi.
- B. Cán bộ xã T không ghi tên vào anh B (18 tuổi) danh sách cử tri vì anh B không biết chữ.
- C. Dù vượt đèn đỏ, nhưng anh S không bị xử phạt vì anh là con chủ chủ tịch tỉnh H.
- D. Nhà nước ban hành một số chính sách ưu tiên đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 477399
Trong tình huống dưới đây, bạn học sinh nào đã thực hiện đúng quy định công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật?
"Năm nay M, N và K đều đủ 17 tuổi, đều thuộc diện đăng kí nghĩa vụ quân sự, theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự. M và N đã thực hiện xong việc đăng kí, còn K thì không tới đăng kí cho rằng: bố của K là nhà kinh doanh thành đạt, đã nộp nhiều tiền thuế cho Nhà nước, nên K được miễn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự".
- A. Bạn M và K.
- B. Bạn K và N.
- C. Bạn M và N.
- D. Cả 3 bạn M, N, K.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 477401
Quan điểm nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề: công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật?
- A. Pháp luật thừa nhận đặc quyền, đặc lợi của những người giàu có trong xã hội.
- B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ, như: nộp thuế, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ môi trường,…
- C. Mọi công dân nếu có đủ điều kiện theo quy định đều được hưởng các quyền công dân.
- D. Trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 477403
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về:
- A. từ bỏ sở hữu mọi tài sản.
- B. phủ nhận lời khai nhân chứng.
- C. về hành vi vi phạm của mình.
- D. thay đổi hiện trường gây án.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 477405
Mọi công dân khi vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong cùng một hoàn cảnh như nhau thì sẽ như thế nào?
- A. người có chức vụ cao hơn sẽ không bị xử lí.
- B. đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.
- C. người có tài sản nhiều hơn sẽ không bị xử lí.
- D. người có địa vị xã hội cao hơn sẽ không bị xử lí.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 477407
Tại một ngã tư có đèn tín hiệu giao thông, ông A (nhân viên) và ông B (thủ trưởng) cùng làm tại một cơ quan. Do mải nói chuyện, không chú ý nên cả hai ông đều điều khiển xe máy vượt đèn đỏ nhưng không gây tai nạn giao thông. Theo quy định của pháp luật, việc xử lí vi phạm của hai ông A và B sẽ diễn ra theo hướng nào?
- A. Cả hai ông A và B đều bị xử phạt hành chính như nhau.
- B. Ông B bị xử phạt hành chính nặng hơn do chức vụ cao hơn.
- C. Ông A bị xử phạt hành chính nặng hơn do cấp bậc thấp hơn.
- D. Ông B là thủ trưởng nên không bị xử phạt vi phạm hành chính.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 477410
Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: nam, nữ đều bình đẳng trong việc nào sau đây?
- A. tiếp cận nguồn vốn, thị trường.
- B. tham gia các hoạt động xã hội.
- C. lựa chọn ngành, nghề đào tạo.
- D. ứng cử vào các cơ quan, tổ chức.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 477414
Nội dung của quyền bình đẳng giới trong lao động là mọi công dân đều được thực hiện quyền lao động thông qua:
- A. nội dung thông cáo báo chí.
- B. lựa chọn việc làm phù hợp.
- C. kế hoạch điều tra nhân lực.
- D. chiến lược phân bố dân cư.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 477416
Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tham gia tuyển dụng là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?
- A. Chính trị.
- B. Văn hóa.
- C. Lao động.
- D. Giáo dục.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 477419
Trong trường hợp dưới đây, chủ thể nào đã không vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?
"Chị H đang làm việc tại công ty xuất nhập khẩu X. Chị luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao, có chuyên môn tốt và được đồng nghiệp quý mến. Nhưng khi khuyết trưởng phòng nhân sự, ông T (giám đốc công ty) đã không bổ nhiệm chị làm trưởng phòng nhân sự mà lại bổ nhiệm anh Q với lí do chị là nữ, tuổi còn trẻ".
- A. Chị H và anh Q.
- B. Chị H và ông T.
- C. Ông T và anh Q.
- D. Chị H, anh Q và ông T.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 477421
Trong tình huống dưới đây, hành vi của Hiệu trưởng trường mần non dân lập B đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?
"Trường mầm non dân lập B có nhu cầu mở rộng quy mô đào tạo, tăng thêm số lớp trong trường. Để đáp ứng nhu cầu này, nhà trường đã thông báo tuyển dụng thêm giáo viên. Đọc được thông báo, anh Q và chị M cùng nộp hồ sơ dự tuyển vào vị trí giáo viên mầm non của trường B. Tuy nhiên, bà K (hiệu trưởng) đã từ chối hồ sơ của anh Q với lý do: nghề này chỉ phù hợp với nữ giới".
- A. Chính trị.
- B. Văn hóa.
- C. Lao động.
- D. Giáo dục.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 477423
Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội là quy định pháp luật về bình đẳng giới về lĩnh vực nào?
- A. Chính trị.
- B. Kinh tế.
- C. Hôn nhân và gia đình.
- D. Văn hóa và giáo dục.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 477428
Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là: nam, nữ sẽ được bình đẳng trong việc:
- A. tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.
- B. tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội.
- C. tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.
- D. thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 477429
Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?
"Được biết Hội phụ nữ xã X thành lập đội công tác nhằm tuyên truyền, tư vấn cho cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, anh M và chị V đã đăng kí tham gia. Tuy nhiên, chị K (Hội trưởng Hội phụ nữ xã X) đã gạch tên anh M ra khỏi danh sách ứng viên vì chị cho rằng: công việc này không phù hợp với nam giới".
- A. Anh M.
- B. Chị K.
- C. Chị V và anh M.
- D. Anh M và chị K.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 477431
Trong tình huống dưới đây, hành vi của ông N đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?
"Anh V và chị T tự ứng cử đại biểu HĐND cấp xã. Biết được thông tin này, ông N (cán bộ xã Y) rất bức xúc. Ông N cho rằng: chị T là phụ nữ, không có đủ trình độ và năng lực để trở thành đại biểu HĐND, do đó, ông N đã nhiều lần tung tin đồn thất thiệt, làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của chị T".
- A. Chính trị.
- B. Kinh tế.
- C. Lao động.
- D. Văn hóa.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 477433
Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất và kinh doanh là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?
- A. Chính trị.
- B. Kinh tế.
- C. Văn hóa.
- D. Giáo dục.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 477434
Trong tình huống dưới đây, hành vi của anh B và chị A đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?
"Vợ chồng anh B, chị A đã có 2 con gái. Do không ép được chị A sinh thêm con thứ 3 với hi vọng có được con trai để “nối dõi tông đường”, anh B đã thường xuyên mắng nhiếc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị A. Bức xúc với hành vi bạo lực tinh thần của chồng, chị A bí mật rút tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng và thu xếp hành lí, đưa các con bỏ trốn".
- A. Lao động và công vụ.
- B. Huyết thống và gia tộc.
- C. Tài chính và việc làm.
- D. Hôn nhân và gia đình.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 477438
Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền làm chủ đất nước; tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?
- A. Chính trị.
- B. Kinh tế.
- C. Văn hóa.
- D. Giáo dục.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 477440
Theo quy định của pháp luật, các dân tộc trong cùng một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước:
- A. ấn định một nơi cư trú.
- B. cho phép sở hữu đất đai.
- C. áp đặt mức thu nhập.
- D. đầu tư phát triển kinh tế.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 477441
Trong tình huống dưới đây, anh B và anh A được hưởng quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?
"Anh A là người dân tộc Tày, anh B là người dân tộc Nùng; cả hai anh đều cùng sinh sống trên địa bàn của tỉnh H. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh A về quê nhà và được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án phục dựng các trò chơi dân gian của dân tộc mình; anh B được vay vốn ưu đãi để phát triển công ty của gia đình tại thành phố nơi anh đã sinh ra".
- A. Chính trị.
- B. Kinh tế.
- C. Văn hóa.
- D. Tín ngưỡng.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 477442
Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam được quyền tham gia vào các thành phần kinh tế; được tạo cơ hội, điều kiện để phát triển là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?
- A. Chính trị.
- B. Kinh tế.
- C. Văn hóa.
- D. Tín ngưỡng.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 477443
Biểu hiện nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều hưởng quyền bình đẳng về kinh tế?
- A. Chính sách phát triển kinh tế có sự phân biệt giữa dân tộc đa số và thiểu số.
- B. Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- C. Chỉ có dân tộc đa số được tham gia vào các thành phần kinh tế của đất nước.
- D. Nhà nước chỉ quan tâm đầu tư ở các vùng kinh tế phát triển, trung tâm đất nước.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 477444
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước và pháp luật:
- A. hợp nhất.
- B. bảo vệ.
- C. phân lập.
- D. hoán đổi.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 477445
Các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam sẽ được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là nội dung của quyền nào dưới đây?
- A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- B. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
- C. Quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo.
- D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 477446
Trong tình huống dưới đây, anh T và anh H cùng được hưởng bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực chính trị thông qua quyền nào?
"Anh H và anh T thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một huyện vùng cao. Anh H làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện còn anh T thực hiện dự án chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp sạch. Trong thời gian giữ chức danh Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, anh H đã đóng góp nhiều ý kiến để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở địa phương. Cùng thời điểm đó, do có uy tín, anh T được giới thiệu và trúng cử vào Hội đồng nhân dân xã".
- A. Thay đổi các chính sách xã hội.
- B. Thay đổi cơ cấu ngành kinh tế.
- C. Tham gia sửa đổi Luật đất đai.
- D. Tham gia vào bộ máy nhà nước.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 477447
Trong tình huống dưới đây, anh V và chị P cùng thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào?
"Anh V và chị P thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một xã vùng cao. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh V tham gia phát triển kinh tế gia đình, chị P nhận dạy ngoại ngữ miễn phí cho các em nhỏ vùng cao. Tại cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân về việc triển khai dự án tái định cư của chính quyền xã, anh V phát biểu về những bất cập của dự án còn chị P đã đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trên".
- A. Kinh tế.
- B. Chính trị.
- C. Văn hóa, đối ngoại.
- D. Quốc phòng, an ninh.