Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 440190
Quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm?
- A. Ba nhóm cơ bản.
- B. Bốn nhóm cơ bản.
- C. Sáu nhóm cơ bản.
- D. Mười nhóm cơ bản.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 440191
Chọn định nghĩa đúng về quyền trẻ em?
- A. những lợi ích mà trẻ em được hưởng để sống và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
- B. tất cả những gì trẻ em mong muốn.
- C. tất cả những điều trẻ em yêu cầu người lớn phải làm cho mình.
- D. trẻ em được tự do quyết định mọi việc theo sở thích của mình.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 440192
Căn cứ xác định công dân của một nước?
- A. Giấy nộp thuế
- B. Giấy tạm trú
- C. Quốc tịch
- D. Giấy nhà đất
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 440193
Hành vi nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối việc thực hiện quyền trẻ em?
- A. Tiến hành phổ cập giáo dục đối với học sinh Trung học cơ sở.
- B. Thu hẹp các khu vui chơi giải trí của trẻ em để xây dựng nhà ở.
- C. Xét xử qua loa với những vụ bạo hành trẻ em.
- D. Yêu cầu trẻ phải vâng lời người lớn một cách vô điều kiện.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 440194
Hành vi nào dưới đây thể hiện sự thiếu trách nhiệm gia đình đối với việc thực hiện quyền trẻ em?
- A. Nuôi ăn mặc đầy đủ nhưng luôn để các em ở nhà một mình.
- B. Lắng nghe ý kiến cá nhân của các em.
- C. Đưa đi kiểm tra và khám sức khoẻ định kì.
- D. Không cho phép các em bỏ học để đi làm.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 440195
Quyền nào dưới đây không phải là quyền cơ bản của trẻ em?
- A. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể.
- B. Quyền được chăm sóc sức khoẻ.
- C. Quyền tự do vui chơi, giải trí thoả thích.
- D. Quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 440196
Theo Hiến pháp 2013, công dân Việt Nam không có nghĩa vụ nào dưới đây?
- A. Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
- B. Tuân theo Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam.
- C. Tham gia bảo vệ an ninh Quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
- D. Có nghĩa vụ tuyệt đối trung thành với luật pháp quốc tế.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 440197
Theo Hiến pháp 2013, công dân Việt Nam không có quyền nào dưới đây?
- A. Có nơi ở hợp pháp.
- B. Tự do đi lại và cư trú trong nước.
- C. Tiếp cận mọi thông tin liên quan đến bí mật quốc gia.
- D. Tự do ngôn luận.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 440198
Công dân là cá nhân, con người cụ thể, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của _____.
- A. một quốc gia.
- B. nhiều quốc gia.
- C. một số quốc gia lớn.
- D. toàn thế giới.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 440200
Biểu hiện nào dưới đây không phải là biểu hiện của tiết kiệm?
- A. Luôn tắt điện và khoá vòi nước khi không dùng đến.
- B. Quần áo mặc liên tục một đến hai tuần mới giặt để tiết kiệm nước.
- C. Chỉ mua sắm những vật dụng thật sự cần thiết.
- D. Lấy đồ ăn ở chỗ công cộng, chỉ lấy vừa đủ dùng
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 440201
Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tiết kiệm?
- A. Tập trung cất giữ tiền mà không chi tiêu.
- B. Sử dụng đồ vật của người khác, bảo quản đồ vật của mình.
- C. Tiết kiệm tiền, phung phí sức khoẻ và thời gian.
- D. Tận dụng thời gian để học tập và hoàn thiện bản thân.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 440202
Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lý, đúng mức _______.
- A. tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
- B. của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
- C. các nguồn điện năng, nước ngọt, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
- D. các đồ vật quý hiếm, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 440203
Ngạt và nhiễm độc khí dẫn tới từ vong là hậu quả của tình huống nguy hiểm nào dưới đây?
- A. Đuối nước.
- B. Điện giật.
- C. Sét đánh.
- D. Hoả hoạn.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 440204
Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
- A. Tình huống nguy hiểm.
- B. Ô nhiễm môi trường.
- C. Nguy hiểm tự nhiên.
- D. Nguy hiểm từ xã hội.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 440205
Nội dung nào dưới đây là cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng?
- A. đối mặt và suy nghĩ tích cực.
- B. vấn đề thể chất, tập trung vào hơi thở.
- C. yêu thương bản thân.
- D. Tất cả các phương án đều đúng.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 440206
Người tiết kiệm là người như thế nào?
- A. Có lối sống ích kỉ, tích cách keo kiệt, bủn xỉn.
- B. Mua bất cứ thứ gì mình thích dù không sử dụng đến.
- C. Mua nhiều váy áo đẹp, hiện đại để trưng diện, sống ảo.
- D. Biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và người khác.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 440207
Câu tục ngữ “buôn tàu, bán bè không bằng ăn dè hà tiện” phản ánh về đức tính gì ở con người?
- A. Siêng năng, chăm chỉ.
- B. Tiết kiệm.
- C. Kiên trì.
- D. Thương yêu con người.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 440208
Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền dân sự của công dân Việt Nam?
- A. Quyền tự do đi lại và cư trú.
- B. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.
- C. Quyền tự do kinh doanh.
- D. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 440209
Nhóm quyền bảo vệ bao gồm những quyền nào?
- A. được sống và được đáp ứng nhu cầu cơ bản để tồn tại.
- B. nhằm bảo vệ trẻ em khỏi phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bóc lột, xâm hại.
- C. được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện.
- D. được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 440210
Gia đình có trách nhiệm thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em?
- A. Khai sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em.
- B. Chủ động thực hiện quyền trẻ em để phát triển và bảo vệ bản thân.v
- C. Quản lí, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
- D. Xây dựng và thực hiện các chính sách về quyền trẻ em.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 440211
Nhóm quyền sống còn là gì?
- A. những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật.
- B. những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và bị xâm hại.
- C. những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ,...
- D. những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 440212
Tổ chức nào dưới đây là tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em?
- A. UNICEF.
- B. UNESCO.
- C. WTO.
- D. WHO.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 440213
Theo quy định của Luật Trẻ em Việt Nam năm 2016, trẻ em là người dưới bao nhiêu?
- A. 16 tuổi.
- B. 17 tuổi.
- C. 18 tuổi.
- D. 19 tuổi.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 440214
Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của quyền trẻ em?
- A. Là cơ sở để trẻ tự bảo vệ mình.
- B. Cho phép trẻ em làm những gì mình thích.
- C. Giúp cho trẻ được sống an toàn, hạnh phúc.
- D. Tạo đều kiện trẻ em được phát triển toàn diện.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 440215
Công dân bình đẳng trước pháp luật là gì?
- A. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
- B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tuỳ theo địa bàn sinh sống.
- C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
- D. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 440216
Là học sinh, em cần tránh làm gì để trở thành một công dân tốt?
- A. Học tập và làm việc, học theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại.
- B. Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân.
- C. Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường.
- D. Phê phán, chê bai những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 440217
Công dân Việt Nam có quyền và phải thực hiện .......... đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ …?
- A. nghĩa vụ.
- B. luật pháp.
- C. bảo vệ.
- D. giám sát.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 440218
Ngày Quốc Khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày nào?
- A. 2/9.
- B. 30/4.
- C. 27/2.
- D. 8/3.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 440219
Thành ngữ nào sau đây nói về tính tiết kiệm?
- A. Cơm thừa gạo thiếu.
- B. Vung tay quá trán.
- C. Góp gió thành bão.
- D. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 440220
Để tránh được nguy cơ đuối nước, các em không nên làm gì?
- A. Tránh xa vùng cảnh báo nguy hiểm và chấp hành nghiêm các chỉ dẫn của lực lượng cứu hộ.
- B. Bơi theo nhóm để được trợ giúp kịp thời khi gặp phải sự cố và không được bơi xa bờ.
- C. Tự ý ra ao, hồ, sông, suối, bãi biển chơi một mình.
- D. Học bơi và học các cách ứng phó khi bị đuối nước.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 440221
Tình huống không nguy hiểm trong thực tế cuộc sống?
- A. Tham gia đá bóng ở trường trong ngày hội thể thao.
- B. Bị người lạ mặt rủ đi chơi, đe dọa chở đi mất.
- C. Mưa to, sấm chớp dữ dội hoặc mưa đá.
- D. Bị chuột rút khi đang bơi hoặc thấy người khác bị đuối nước.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 440222
Câu nói: Cơm thừa gạo thiếu nói đến điều gì dưới đây?
- A. Lãng phí, thừa thãi.
- B. Cần cù, siêng năng.
- C. Trung thực, thẳng thắn.
- D. Tiết kiệm.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 440223
Khi K đang ngồi xem ti vi một mình trong phòng khách vừa bật điều hòa vừa quạt trần thì A đến rủ đi đá bóng. Thấy vậy, K liền cùng bạn A chạy đi chơi mà không tắt các thiết bị điện trong nhà. Nếu là bạn A em sẽ khuyên bạn K điều gì?
- A. Tắt tất cả các phương tiện, thiết bị dùng điện khi không cần thiết.
- B. Đồng ý với bạn, để vậy lát đi đá bóng về không cần bật nữa.
- C. Khuyên bạn tắt ti vi, nhưng vẫn để điều hòa lát đá bóng về cho mát.
- D. Không nói gì vì đó là việc của bạn, mình không quan tâm.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 440224
Công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
- A. người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định.
- B. người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam.
- C. người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
- D. trẻ em sinh trên lãnh thổ Việt Nam, có cha mẹ là người Việt Nam.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 440225
Ở Việt Nam quốc tịch của một người được ghi nhận vào giấy tờ nào sau đây?
- A. Căn cước công dân.
- B. Giấy khi sinh.
- C. Hộ chiếu.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 440226
Vào buổi sáng sớm hai vợ chồng bà A đi tập thể dục. Đi được một đoạn thì thấy tiếng trẻ khóc. Hai vợ chồng bà A nghĩ đấy là đứa trẻ nhà hàng xóm, nên đi tiếp, nhưng càng lại gần cái làn phía trước thì tiếng trẻ khóc to hơn, bà nhìn vào thì thấy một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Thương đứa bé không ai chăm sóc nên hai vợ chồng bà A đã bế về nhà, làm các thủ tục nhận bé làm con nuôi hợp pháp. Trong trường hợp này, em bé là người mang quốc tịch nào?
- A. Mang quốc tịch giống vợ chồng bà A.
- B. Không có quốc tịch vì không biết bố mẹ đẻ là ai.
- C. Có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.
- D. Để sau lớn em bé đó tự quyết định quốc tịch của mình.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 440227
Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền bảo vệ của trẻ em?
- A. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục.
- B. Quyền được bảo vệ để không bị bắt cóc.
- C. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 440228
Việt Nam là nước thứ mấy ở châu Á phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?
- A. Thứ hai.
- B. Thứ nhất.
- C. Thứ tư.
- D. Thứ ba.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 440229
Trường THPT X, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ thu hút đông đảo các bạn học sinh tha gia vào những dịp chào mừng kỉ niệm các ngày lễ lớn. Các hoạt động học sinh được tham gia đó nói đến nhóm quyền nào?
- A. Nhóm quyền bảo vệ.
- B. Nhóm quyền phát triển.
- C. Nhóm quyền sống còn.
- D. Nhóm quyền tham gia.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 440230
T (13 tuổi) là một cô bé xinh xắn, hát rất hay và múa rất khéo. Vì vậy, T thường được thầy cô và bạn bè cử đi tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, của huyện. Tuy nhiên, bố mẹ của T không cho phép bạn tham gia những hoạt động văn nghệ đó vì cho rằng những hoạt động văn nghệ đó là vô bổ, sẽ làm ảnh hưởng đến việc học của T... Em có suy nghĩ gì về hành động của bố mẹ T trong tình huống này?
- A. Bố mẹ chỉ muốn tốt cho con, vì vậy T nên nghe theo.
- B. Bố mẹ T nói đúng, các hoạt động đó rất mất thời gian.
- C. Hành động của bố mẹ T là sai vi phạm quyền trẻ em.
- D. T nên nghe theo lời bố mẹ dành thời gian cho việc học.