Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 337297
Cho đoạn chương trình sau:
Var g:text;
I:integer;
Begin
Assign(g, ‘C:\DLA.txt’);
Rewrite(g);
For i:=1 to 10 do
If i mod 2 <> 0 then write(g, i);
Close(g);
Readln
End.
Sau khi thực hiện chương trình trên, nội dung của tệp ‘DLA.txt’ gồm những phần tử nào?
- A. 1; 3; 5; 7; 9
- B. 1; 3; 5; 9
- C. 2; 4; 6; 8; 10
- D. 4; 6; 8; 10
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 337298
Trong Turbo Pascal, để lưu chương trình ta dùng phím.
- A. Nhấn F2
- B. Shift + F2
- C. Ctrl+F2
- D. Alt + F2
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 337299
Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về biên dịch và thông dịch ?
- A. Chương trình dịch của ngôn ngữ lập trình bậc cao gọi là biên dịch còn thông dịch là chương trình dịch dùng với hợp ngữ
- B. Một ngôn ngữ lập trình có thể có cả chương trình thông dịch và chương trình biên dịch;
- C. Thông dịch lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh còn biên dịch phải dịch trước toàn bộ chương trình sang mã nhị phân thì mới có thể thực hiện được;
- D. Biên dịch và thông dịch đều kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 337303
Phát biểu nào dưới đây chắc chắn sai ?
- A. Chương trình dịch cho phép chuyển chương trình viết bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó sang chương trình trên ngôn ngữ máy để máy có thể thực hiện được mà vẫn bảo toàn được ngữ nghĩa của chương trình nguồn;
- B. Chương trình dịch giúp người lập trình có thể lập trình trên một ngôn ngữ lập trình gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, do đó giảm nhẹ được nỗ lực lập trình, tăng cường hiệu suất lập trình;
- C. Chương trình dịch giúp tìm ra tất cả các lỗi của chương trình;
- D. Một ngôn ngữ lập trình có thể có cả chương trình thông dịch và chương trình biên dịch;
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 337304
Hãy chọn phương án ghép đúng . Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ
- A. cho phép thể hiện các dữ liệu trong bài toán mà các chương trình sẽ phải xử lí;
- B. dưới dạng nhị phân để máy tính có thể thực hiện trực tiếp;
- C. diễn đạt thuật toán để có thể giao cho máy tính thực hiện;
- D. có tên là “ngôn ngữ thuật toán” hay còn gọi là “ngôn ngữ lập trình bậc cao” gần với ngôn ngữ toán học cho phép mô tả cách giải quyết vấn đề độc lập với máy tính;
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 337305
Cho các phát biểu sau.
I) Một ngôn ngữ lập trình bậc cao có thể có nhiều chương trình dịch khác nhau;
II) Chương trình dịch của ngôn ngữ lập trình bậc cao gọi là biên dịch còn thông dịch là chương trình dịch dùng với hợp ngữ;
III) Mọi người sử dụng máy tính đều phải biết lập chương trình;
IV) Nếu chương trình nguồn có lỗi cú pháp thì chương trình đích cũng có lỗi cú pháp.
Hãy chọn đáp án đúng.
- A. I đúng; II, III, IV sai
- B. I, II, III đúng; IV sai
- C. I, II, III, IV sai
- D. I, II, III, IV đúng
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 337308
Chương trình viết bằng chương trình bậc cao không có những đặc điểm nào trong các đặc điểm sau:
- A. Không phụ thuộc vào loại máy, chương trình có thể thực hiện trên nhiều máy
- B. Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nâng cấp.
- C. Kiểu dữ liệu và cách tổ chức dữ liệu đa dạng, thuận tiện cho mô tả thuật toán
- D. Máy tính có thể hiểu và thực hiện trực tiếp chương trình này.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 337309
Trong Turbo Pascal, xác định tên đúng trong các tên sau:
- A. 10pro
- B. Bai tap_1
- C. Baitap
- D. ngay sinh
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 337310
Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có các thành phần cơ bản là.
- A. Bảng chữ cái, bảng số học, cú pháp.
- B. Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa.
- C. Các ký hiệu, bảng chữ cái, cú pháp.
- D. Bảng chữ cái, qui ước, bảng số học.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 337311
Hãy chọn biểu diễn hằng đúng trong các biểu diễn sau:
- A. begin
- B. 58,5
- C. 65
- D. 1024
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 337312
Trong NN lập trình Pascal, khẳng định nào trong các khẳng định sau là sai?
- A. Phần tên chương trình không nhất thiết phải có
- B. Phần thân chương trình có thể có hoặc không
- C. Phần khai báo có thể có hoặc không
- D. Phần thân chương trình nhất thiết phải có
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 337313
Hãy chọn biểu diễn tên đúng trong Pascal?
- A. AB_234
- B. 100ngan
- C. Bai tap
- D. ‘*****’
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 337385
Biến là …
- A. Là đại lượng có giá trị không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình
- B. Là đại lượng có giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
- C. Tên không cần theo nguyên tắc đặt tên
- D. Không cần khai báo trước khi sử dụng
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 337386
Để khai báo biến n thuộc kiểu số nguyên ta viết
- A. var n: real;
- B. var n: boolean;
- C. var n: char;
- D. var n: integer;
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 337387
Sau khi thi hành đoạn chương trình sau , thì biến x viết ra mà hình có giá trị là bao nhiêu ?.
A:= 4 ; B: = 1; X:= 2 ;
IF A + B > 6 THEN X := X + A + B else X := 2; WRITE (X);
- A. 2
- B. 7
- C. 5
- D. 0
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 337390
Để biểu diễn x3 ta có thể viết
- A. sqrt(sqr x*x);
- B. sqrt (x*x*x);
- C. sqr(x)*x;
- D. sqr(sqrt(x*x*x));
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 337393
Trong Pascal phép toán div, mod là
- A. Phép chia cho cả số nguyên và số thực
- B. Phép chia chỉ đối với số nguyên
- C. Phép chia chỉ đối với số thực
- D. Cả 3 câu trên đều sai
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 337395
Hãy chọn kết quả đúng của đoạn chương trình sau.
s := 0; for i:= 1 to 10 do s:=s + i; Write(s);
- A. 49
- B. 45
- C. 50
- D. 55
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 337396
Khi chạy chương trình với lệnh Write(3:2); sẽ được kết quả là:
- A. 3
- B. 3.00
- C. 3.5+01
- D. 3.75E+01
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 337398
Xét đoạn chương trình sau.
for i:=1 to 10 do
if (i mod 3 = 0) or (i mod 5 = 0) then write(i:3);
- A. 3 5 7 9 10
- B. 1 3 5 7 9
- C. 2 4 6 8 10
- D. 3 5 6 9 10
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 337401
Tệp f có dữ liệu 5 9 15 để đọc 3 giá trị trên từ tệp f và ghi các giá trị này vào 3 biến x, y, z ta sử dụng câu lệnh:
- A. Read(f, ‘x’, ‘y’, ‘z’);
- B. Read(f, x, y, z);
- C. Read(‘x’, ‘y’, ‘z’);
- D. Read(x, y, z);
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 337404
Câu lệnh dùng thủ tục đọc có dạng:
- A. Read( );
- B. Read( , );
- C. Read( );
- D. Read( , );
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 337408
Giả sử trên thư mục gốc của đĩa C có tệp f đã có nội dung sẵn. Khi thực hiện thủ tục Rewrite(f);
- A. Nội dung mới sẽ được ghi tiếp theo phía dưới tệp đã có sẵn
- B. Nội dung trong tệp f sẽ hiện ra trên màn hình
- C. Nội dung trong tệp cũ vẫn còn nguyên
- D. Nội dung trong tệp cũ sẽ bị xoá để chuẩn bị ghi dữ liệu mới
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 337409
Giả sử a = 5; b = 9; c = 15; để ghi các giá trị trên vào tệp f có dạng là 5 9 15 ta sử dụng thủ tục ghi:
- A. Write(a, ‘ ’, b, ‘ ’, c);
- B. Write(f, a,b,c);
- C. Write(f, a, ‘ ’, bc);
- D. Write(f, a ‘’, b‘’, c);
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 337410
Trong NNLT Pascal, chương trình sau có kết quả gì?
If (5 mod 2=0) then write (‘Sai’)
Else write (‘Dung’);
- A. Sai
- B. Dung
- C. ‘Sai’
- D. ‘Dung’
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 337413
Để nhập giá trị biến a từ bàn phím , ta viết :
- A. Write(Nhap a = ) ; Readln(a);
- B. Write(‘ Nhap a = ‘ ); Readln(a);
- C. Read( ‘Nhap a = ‘); Writeln(a);
- D. Writeln(‘Nhap a = ‘ , a);
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 337416
Lệnh nào sau đây dùng để in giá trị biến thực M ra màn hình có 2 chữ số thập phân và với độ rộng là 5?
- A. write (M,5,2);
- B. rite (M:2:5);
- C. writeln (M:2:5);
- D. write (M:5:2);
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 337417
Hãy chọn kết quả đúng của đoạn chương trình sau.
s:=1; for i:= 10 downto 3 do s:=s + 1; Write(s);
- A. 6
- B. 7
- C. 8
- D. 9
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 337420
Với i là biến kiểu thực( i=3) Khi chạy đoạn chương trình với lệnh Write(i:5:2); sẽ được kết quả là:
- A. 3.0
- B. 3.00
- C. 3.5+01
- D. 3.75E+01
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 337421
Lệnh Write( ‘5 x 4 = ‘ , 5*4 ) ; viết gì ra màn hình :
- A. 5 x 4 = 20
- B. 5 x 4 = 5*4
- C. 20 = 20
- D. 20 = 5 * 4
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 337447
Để thoát khỏi Turbo Pascal.
- A. Nhấn tổ hợp phím Alt + X
- B. Nhấn tổ hợp phím Alt + F4
- C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X
- D. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F4
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 337448
Câu lệnh nào sau đây dùng để nhập một số từ bàn phím vào biến x
- A. Writeln(‘Nhập x = ’);
- B. Writeln(x);
- C. Readln(x);
- D. Read(‘x’);
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 337449
Trong Turbo Pascal, đang ở cửa sổ chương trình nguồn muốn xem lại màn hình Output
- A. Nhấn tổ hợp phím Alt + F5
- B. Nhấn tổ hợp phím Alt + F7
- C. Nhấn tổ hợp phím Alt + F6
- D. Nhấn tổ hợp phím Alt + F8
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 337452
Với lệnh nào sau đây dùng để in giá trị M(M kiểu số thực) ra màn hình với độ rộng là 5 và có 2 chữ số phần thập phân ?
- A. Write(M:5);
- B. Writeln(M:2);
- C. Writeln(M:2:5)
- D. Write(M:5:2);
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 337455
Để nhập dữ liệu vào từ bàn phím cho 2 biến a,b ta dùng lệnh?
- A. Writeln(a,b);
- B. Readln(a,b);
- C. Write(a;b);
- D. Readln(a;b);
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 337456
Trong Turbo Pascal, để thoát khỏi chương trình:
- A. Nhấn tổ hợp phím Alt + X;
- B. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + E;
- C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X;
- D. Nhấn tổ hợp phím Alt + E;
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 337459
Đoạn chương trình sau làm công việc gì? (Chọn phương án đúng nhất)
While a <> 2*b do
Begin a:=a+1; b:=b+1;
End;
- A. Trong khi a ≠ 2b thì lặp lại việc tăng a, b, n lên 1 đơn vị
- B. Lặp lại việc tăng a, b lên 1 đơn vị cho đến khi a ≠ 2
- C. Lặp lại việc tăng a, b lên 1 đơn vị cho đến khi a = 2b
- D. Lặp lại việc tăng a, b lên 1 đơn vị cho đến khi a > 2b
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 337462
Đoạn chương trình sau làm công việc gì? (Chọn phương án đúng nhất)
While a < (b+25) do readln(a,b);
- A. Lặp lại việc nhập a,b cho đến khi a < b+25
- B. Lặp lại việc nhập a,b cho đến khi a> b+25
- C. Lặp lại việc nhập a,b cho đến khi a ≥ b+ 2
- D. Lặp lại việc nhập a,b cho đến khi a ≤ b+25
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 337463
Đoạn chương trình sau cho kết quả trên màn hình là gì với i là biến số nguyên:
For i := 1 to 100 do if i mod 9 = 0 then write(i, ‘ ’);
- A. 1 2 3 4 5 6 … 100
- B. 91827364554637281
- C. 9 18 27 36 45 54 63 72 81 90 99
- D. 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 337465
Đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì ?
i := 0 ; while i <> 0 do write(i, ‘ ’) ;
- A. Đưa ra màn hình 10 chữ số 0
- B. Không đưa ra thông tin gì;
- C. Lặp vô hạn việc đưa ra màn hình số 0
- D. Đưa ra màn hình một chữ số 0