Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 336774
Ở những nơi vỏ Trái Đất bị đứt gãy, các dòng mac-ma theo các khe nứt của vỏ Trái Đất, phun trào lên bề mặt (cả trên lục địa và đại dương) tạo thành gì?
- A. núi lửa.
- B. động đất.
- C. thủy triều.
- D. vòi rồng.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 336779
Hoàn thành câu sau: “Trong khi di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Mảng Âu-Á và mảng Phi sẽ ………., mảng Bắc Mỹ và mảng Âu-Á sẽ……..”
- A. tách xa nhau, xô vào nhau.
- B. xô vào nhau, tách xa nhau.
- C. xô vào nhau, xô vào nhau.
- D. tách xa nhau, tách xa nhau.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 336781
Khi xảy ra động đất, hành động nào sau đây không phù hợp?
- A. Không đi cầu thang máy.
- B. Chui xuống gầm bàn.
- C. Trú ở góc nhà.
- D. Tìm cách chạy ra khỏi nhà.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 336793
Trên bề mặt Trái Đất được chia ra bao nhiêu đai áp cao và bao nhiêu đai áp thấp?
- A. 2 đai áp cao và 2 đai áp thấp
- B. 2 đai áp cao và 3 đai áp thấp
- C. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp
- D. 4 đai áp thấp và 3 đai áp cao
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 336795
Quá trình tạo núi là kết quả tác động nào?
- A. nhanh, liên tục và hỗ trợ nhau của nội và ngoại lực.
- B. lâu dài, phụ thuộc từng giai đoạn của nội và ngoại lực.
- C. lâu dài, liên tục và đồng thời của nội và ngoại lực.
- D. nhanh chóng nhưng hỗ trợ nhau của nội và ngoại lực.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 336796
Khi có núi lửa phun trào, người dân sống ở gần khu vực núi lửa cần làm gì?
- A. Gia cố nhà cửa thật vững chắc.
- B. Nhanh chóng sơ tán khỏi khu vực.
- C. Chuẩn bị gấp các dụng cụ để dập lửa.
- D. Đóng cửa ở yên trong nhà, tuyệt đối không ra khỏi nhà.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 336798
Đường đồng mức càng gần thì địa hình có đặc điểm như thế nào?
- A. địa hình càng dốc
- B. địa hình càng thoải
- C. địa hình bằng phẳng
- D. địa hình gồ ghề
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 336800
Loại gió nào thổi từ áp áp cao cận chí tuyến đến áp thấp ôn đới?
- A. Gió Mậu dịch
- B. Gió Tín phong
- C. Gió Tây ôn đới
- D. Gió Đông cực
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 336802
Lớp ô- dôn nằm ở tầng nào của khí quyển?
- A. tầng đối lưu
- B. tầng cao
- C. tầng tầng khuếch tán
- D. tầng bình lưu
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 336804
Khoáng sản có thể được chia thành mấy nhóm?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 336806
Đơn vị đo khí áp là gì?
- A. độ rích-te
- B. mi-li-ba (mb)
- C. ki-lô-mét
- D. Hertz (Hz)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 336808
Vùng ven bờ lục địa của đại dương nào sau đây có rất nhiều núi lửa hoạt động?
- A. Bắc Băng Dương.
- B. Đại Tây Dương.
- C. Thái Bình Dương.
- D. Ấn Độ Dương.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 336809
Sấm sét và cầu vồng là hiện tượng thời tiết xuất hiện ở tầng nào?
- A. tầng đối lưu
- B. tầng cao
- C. tầng tầng khuếch tán
- D. tầng bình lưu
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 336810
Trong ngày 22-12, nửa cầu nào ngả nhiều về phía Mặt Trời?
- A. Nửa cầu Nam.
- B. Bằng nhau.
- C. Nửa cầu Bắc.
- D. Xích đạo.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 336811
Gió Mậu dịch còn có tên gọi khác là gì?
- A. Gió mùa Đông Bắc
- B. Gió Tây ôn đới
- C. Gió Đông cực
- D. Gió Tín phong
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 336812
Là vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500m so với mực nước biển…là nói đến dạng địa hình nào?
- A. Núi
- B. Đồi
- C. Cao nguyên
- D. Đồng bằng
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 336814
Nếu nội sinh lớn hơn ngoại sinh thì có hiện tượng gì?
- A. làm di chuyển các mảng kiến tạo
- B. bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn
- C. bề mặt Trái Đất bằng phẳng hơn
- D. các lớp đất đá bị uốn lên, đứt gãy
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 336815
Vật chất nóng chảy trong lớp man-ti gọi là gì?
- A. Mac-ma
- B. Dung nham
- C. Ba-dan
- D. Núi lửa
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 336816
Độ dày 5 – 70 km là của lớp nào?
- A. Nhân
- B. Manti
- C. Vỏ Trái Đất
- D. Nhân và Manti
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 336817
Cấu tạo bên trong Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài là gì?
- A. Nhân – Manti – Vỏ Trái Đất.
- B. Vỏ Trái Đất – Manti – Nhân.
- C. Manti – Nhân – Vỏ Trái Đất.
- D. Nhân – Vỏ Trái Đất – Manti.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 336819
Đứng đầu nhà nước cổ đại Ai Cập là ai?
- A. Tể tướng.
- B. Pha-ra-ông.
- C. Tướng lĩnh.
- D. Tu sĩ.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 336820
Những thành thị đầu tiên của người Ấn được xây dựng ở đâu?
- A. Lưu vực sông Ấn.
- B. Lưu vực sông Hằng.
- C. Miền Đông Bắc Ấn.
- D. Miền Nam Ấn.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 336821
Tác phẩm nào dưới đây được coi là bộ “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội Ấn Độ cổ đại?
- A. Sử thi Ra-ma-ya-na.
- B. Sử thi Ma-ha-bha-ra-ta.
- C. Truyện cổ tích các loài vật.
- D. Nghìn lẻ một đêm.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 336822
Con sông nào có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ai Cập?
- A. Sông Ti-grơ.
- B. Sông Hằng.
- C. Trường Giang.
- D. Sông Nin.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 336823
Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hoá?
- A. Xây dựng vườn treo Ba-bi-lon.
- B. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.
- C. Ướp xác bằng nhiều loại thảo dược.
- D. Sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 336824
Nhà nước đầu tiên của người Trung Quốc xuất hiện ở đâu?
- A. Đồng bằng Hoa Bắc.
- B. Đồng bằng Hoa Nam.
- C. Lưu vực Trường Giang.
- D. Lưu vực Hoàng Hà.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 336825
Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?
- A. Nhà Hạ.
- B. Nhà Thương.
- C. Nhà Chu.
- D. Nhà Tần.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 336826
Vườn treo ba-bi-lon là công trình kiến trúc của quốc gia cổ đại nào?
- A. Ai Cập.
- B. Lưỡng Hà.
- C. Ấn Độ.
- D. Trung Quốc.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 336827
Nhà nước Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại được hình thành ở đâu?
- A. Lưu vực các dòng sông lớn.
- B. Ven đồi núi.
- C. Trong thung lũng.
- D. Miền trung du.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 336828
Hai con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Lưỡng Hà là sông nào?
- A. Sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phrát.
- B. Sông Ấn và sông Hằng.
- C. Hoàng Hà và Trường Giang.
- D. Sông Nin và sông Ti-gơ-rơ.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 336829
Chữ viết phổ biến nhất của cư dân Ấn Độ cổ đại là gì?
- A. Chữ Hán
- B. Chữ hình nêm.
- C. Chữ Nôm.
- D. Chữ Phạn
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 336830
Tần Thủy Hoàng đã thống nhất Trung Quốc bằng gì?
- A. Chiến tranh đánh bại các nước khác.
- B. Thu phục các nước khác bằng hòa bình.
- C. Luật pháp
- D. Tư tưởng, tôn giáo.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 336831
Quan sát logo của Tổ chức Văn hóa,Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), em hãy cho biết: Logo đó ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào của Hy Lạp cổ đại?
- A. Đấu trường Cô-li-dê.
- B. Vườn treo Ba-bi-lon.
- C. Đền Pác-tê-nông.
- D. Kim tự tháp Kê-ốp.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 336832
Thành tựu văn hóa nào của người Hy Lạp, La Mã cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay?
- A. Chữ Phạn.
- B. Vạn Lí Trường Thành.
- C. Phát minh ra La bàn.
- D. Chữ số La Mã, định luật Pi-ta-go.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 336833
Trong xã hội Ấn Độ cổ đại có mấy đẳng cấp?
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 336834
Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á hình thành từ khi nào?
- A. Thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.
- B. Thế kỉ VI TCN đến thế kỉ VI.
- C. Thế kỉ V TCN đến thế kỉ V.
- D. Thế kỉ IV TCN đến thế kỉ IV.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 336835
Nền tảng kinh tế của Hy Lạp và La Mã cổ đại là gì?
- A. Nông nghiệp.
- B. Thủ công nghiệp.
- C. Chăn nuôi gia súc.
- D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 336836
Tặng phẩm quan trọng nhất mà sông Nin đem đến cho Ai Cập đó là gì?
- A. Những đồng bằng phù sa màu mỡ.
- B. Phát triển sản xuất nông nghiệp.
- C. Làm đường giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế.
- D. Phát triển du lịch.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 336837
Tại sao các công trình kiến trúc ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại thường đồ sộ?
- A. Thể hiện sức mạnh của thần thánh.
- B. Thể hiện sức mạnh của đất nước.
- C. Thể hiện sức mạnh và uy quyền của nhà vua.
- D. Thể hiện tinh thần đoàn kết các dân tộc.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 336838
Khu vực Đông Nam Á cổ được biết đến là gì?
- A. Con đường hàng hải
- B. Cái nôi của nền văn minh lúa nước và là quê hương của nhiều loại gia vị, hương liệu nổi tiếng.
- C. Nơi có trữ lượng mưa lớn nhiều nhất châu Á.
- D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm.