Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 315695
Hãy chọn phương án ghép phù hợp nhất. Ngôn ngữ lập trình là gì ?
- A. phương tiện để soạn thảo văn bản trong đó có chương trình
- B. ngôn ngữ Pascal hoặc C
- C. phương tiện diễn đạt thuật toán để máy tính thực hiện công việc
- D. phương tiện diễn đạt thuật toán
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 315696
Phát biểu nào dưới đây chắc chắn sai ?
- A. Lập trình là viết chương trình;
- B. Lập trình và chương trình là hai khái niệm tương đương, đều là cách mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình
- C. Chương trình được tạo thành từ tổ hợp các câu lệnh và các khai báo cần thiết về biến, hằng, hàm, …
- D. Chương trình chưa chắc là đã đúng nếu cho kết quả đúng với rất nhiều bộ dữ liệu vào
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 315697
Khai báo nào sau đây là đúng về tên chuẩn ?
- A. Tên chuẩn là tên do người lập trình đặt
- B. Tên chuẩn là tên đã được NNLT qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác
- C. Tên chuẩn là tên đã được NNLT qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại
- D. Tên chuẩn là các hằng hay biến
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 315699
Khái niệm nào sau đây là đúng về tên dành riêng ?
- A. Tên dành riêng là tên do người lập trình đặt
- B. Tên dành riêng là tên đã được NNLT qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác
- C. Tên dành riêng là tên đã được NNLT qui định đúng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại
- D. Tên dành riêng là các hằng hay biến
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 315701
Phát biểu nào sau đây chắc chắn sai?
- A. Để giải bài toán bằng máy tính phải viết chương trình mô tả thuật toán giải bài toán đó
- B. Mọi người sử dụng máy tính đều phải biết lập chương trình
- C. Máy tính điện tử có thể chạy các chương trình
- D. Một bài toán có thể có nhiều thuật toán để giải
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 315703
Hợp ngữ là ngôn ngữ
- A. Mà máy tính có thể thực hiện được trực tiếp không cần dịch
- B. Có các lệnh được viết bằng kí tự nhưng về cơ bản mỗi lệnh tương đương với một lệnh máy. Để chạy được cần dịch ra ngôn ngữ máy
- C. Mà các lệnh không viết trực tiếp bằng mã nhị phân
- D. Không viết bằng mã nhị phân, được thiết kế cho một số loại máy có thể chạy trực tiếp dưới dạng kí tự
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 315705
Hãy chọn phương án ghép sai. Ngôn ngữ lập trình bậc cao là ngôn ngữ
- A. Thể hiện thuật toán theo những quy ước nào đó không phụ thuộc vào các máy tính cụ thể
- B. Mà máy tính không hiểu trực tiếp được, chương trình viết trên ngôn ngữ bậc cao trước khi chạy phải dịch sang ngôn ngữ máy
- C. Có thể diễn đạt được mọi thuật toán
- D. Sử dụng từ vựng và cú pháp của ngôn ngữ tự nhiên (tiếng Anh)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 315707
Phát biểu nào không đúng trong các phát biểu dưới đây?
- A. Chương trình dịch cho phép chuyển chương trình viết bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó sang chương trình trên ngôn ngữ máy để máy có thể thực hiện được mà vẫn bảo toàn được ngữ nghĩa của chương trình nguồn
- B. Chương trình dịch giúp người lập trình có thể lập trình trên một ngôn ngữ lập trình gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, do đó giảm nhẹ được nỗ lực lập trình, tăng cường hiệu suất lập trình
- C. Chương trình dịch giúp tìm ra tất cả các lỗi của chương trình
- D. Một ngôn ngữ lập trình có thể có cả chương trình thông dịch và chương trình biên dịch
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 315710
Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về biến?
- A. Biến là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện
- B. Biến là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
- C. Biến có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau
- D. Biến có thể đặt hoặc không đặt tên gọi
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 315712
Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về hằng?
- A. Hằng là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện
- B. Hằng là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
- C. Hằng có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau
- D. Hằng được chương trình dịch bỏ qua
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 315714
Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về tên?
- A. Tên gọi là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện
- B. Tên gọi là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
- C. Tên gọi có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau
- D. Tên gọi do người lập trình tự đặt theo quy tắc do từng ngôn ngữ lập trình xác định
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 315716
Trong tin học, hằng là đại lượng
- A. Có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
- B. Có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
- C. Được đặt tên
- D. Có thể thay đổi giá trị hoặc không thay đổi giá trị tùy thuộc vào bài toán
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 315718
Các thành phần của ngôn ngữ lập trình là
- A. Chương trình thông dịch và chương trình biên dịch
- B. Chương trình dịch, bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa
- C. Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa
- D. Tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người lập trình định nghĩa
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 315720
Khái niệm nào sau đây là đúng về tên dành riêng
- A. Tên dành riêng là tên do người lập trình đặt
- B. Tên dành riêng là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác
- C. Tên dành riêng là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định đúng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại
- D. Tên dành riêng là các hằng hay biến
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 315721
Khai báo nào sau đây là đúng về tên chuẩn?
- A. Tên chuẩn là tên do người lập trình đặt
- B. Tên chuẩn là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác
- C. Tên chuẩn là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại
- D. Tên chuẩn là các hằng hay biến
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 315724
Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất?
- A. Biến dùng trong chương trình phải khai báo
- B. Biến được chương trình dịch bỏ qua
- C. Biến có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau
- D. Biến là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 315725
Từ khóa USES dùng để:
- A. Khai báo tên chương trình
- B. Khai báo hằng
- C. Khai báo biến
- D. Khai báo thư viện
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 315726
Phần thân chương trình bắt đầu bằng ….và kết thúc bằng …?
- A. BEGIN…END.
- B. BEGIN…END
- C. BEGIN…END,
- D. BEGIN…END;
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 315727
Xét chương trình Pascal dưới đây:
PROGRAM vi_du;
BEGIN Writeln ('Xin chao cac ban');
Writeln('Moi cac ban lam quen voi Pascal');
END.
Chọn phát biểu sai?
- A. Khai báo tên chương trình là vi du
- B. Khai báo tên chương trình là vi_du
- C. Thân chương trình có hai câu lệnh
- D. Chương trình không có khai báo hằng
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 315729
Khai báo nào sau đây đúng?
- A. Var x, y: Integer;
- B. Var x, y=Integer;
- C. Var x, y Of Integer;
- D. Var x, y := Integer;
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 315732
Danh sách các biến là một hoặc nhiều tên biến, các tên biến được viết cách nhau bởi:
- A. Dấu chấm phẩy (;)
- B. Dấu phẩy (,)
- C. Dấu chấm (.)
- D. Dấu hai chấm (:)
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 315733
Trong Pascal, cú pháp để khai báo biến là:
- A. Var < Danh sách biến > = < Kiểu dữ liệu >;
- B. Var < Danh sách biến > : < Kiểu dữ liệu >;
- C. < Danh sách biến > : < Kiểu dữ liệu >;
- D. Var < Danh sách biến >;
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 315736
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khóa Var dùng để
- A. Khai báo hằng
- B. Khai báo thư viện
- C. Khai báo biến
- D. Khai báo tên chương trình
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 315737
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hằng và biến khác nhau cơ bản như thế nào?
- A. Hằng và biến là hai đại lượng mà giá trị đều có thể thay đổi được trong quá trình thực hiện chương trình
- B. Hằng không cần khai báo còn biến phải khai báo
- C. Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình, biến là đại lượng có giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
- D. Hằng và biến bắt buộc phải khai báo
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 315738
Hãy chọn phương án đúng. Biểu thức: 25 mod 3 + 5 / 2 * 3 có giá trị là
- A. 8.0;
- B. 15.5;
- C. 15.0;
- D. 8.5;
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 315739
Những biểu thức nào sau đây có giá trị TRUE ?
- A. ( 20 > 19 ) and ( ‘B’ < ‘A’ );
- B. ( 4 > 2 ) and not( 4 + 2 < 5 ) or ( 2 >= 4 div 2 );
- C. ( 3 < 5 ) or ( 4 + 2 < 5 ) and ( 2 < 4 div 2 );
- D. 4 + 2 * ( 3 + 5 ) < 18 div 4 * 4 ;
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 315740
Biểu thức nào sau kiểm tra "n là một số nguyên dương chẵn"?
- A. (n>0) and (n mod 2 = 0)
- B. (n>0) and (n div 2 = 0)
- C. (n>0) and (n mod 2 <> 0)
- D. (n>0) and (n mod 2 <> 0)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 315741
Đoạn chương trình sau sẽ hiển thị kết quả:
Begin
Writeln ('Day la lop TIN HOC');
End.
- A. 'Day la lop TIN HOC'
- B. Không chạy được vì có lỗi
- C. Day la lop TIN HOC
- D. "Day la lop TINHOC"
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 315743
Cho x là biến thực đã được gán giá trị 12.41235. Để thực hiện lên màn hình nội dung “x=12.41” cần chọn câu lệnh nào sau đây ?
- A. Writeln(x);
- B. Writeln(x:5);
- C. Writeln(x:5:2);
- D. Writeln(‘x=’ ,x:5:2);
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 315744
Cho x, y, z là ba biến nguyên. Cách nhập giá trị nào sau đây là sai khi muốn nhập giá trị 3, 4, 5 cho ba biến này từ bàn phím bằng câu lệnh readln(x,y,z); ?
- A. Gõ 3, 4, 5 sau đó nhấn phím Enter (giữa hai số liên tiếp gõ dấu phẩy);
- B. Gõ 3, 4, 5 sau đó nhấn phím Enter (giữa hai số liên tiếp gõ một dấu cách);
- C. Gõ 3 sau đó nhấn phím Enter rồi gõ 4 sau đó nhấn phím Enter rồi gõ 5 sau đó nhấn phím Enter;
- D. Gõ 3 sau đó nhấn phím Tab rồi gõ 4 sau đó nhấn phím Tab rồi gõ 5 sau đó nhấn phím Enter;
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 315747
Cho S là biến có kiểu xâu (String) và y là biến kiểu thực. Trong các cách sau đây, khi thực hiện câu lệnh readln(S,y) nhập giá trị cho S = ‘ Tran Van Thong’ và y = 7.5 từ bàn phím, cách nhập nào đúng ?
- A. Gõ “Tran Van Thong 7.5” sau đó nhấn Enter;
- B. Gõ “Tran Van Thong” sau đó nhấn phím Enter rồi gõ “7.5” sau đó nhấn phím Enter;
- C. Gõ “Tran Van Thong 7,5” sau đó nhấn phím Enter;
- D. Gõ “Tran Van Thong ” rồi gõ dấu phẩy rồi gõ “7.5” sau đó nhấn phím Enter;
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 315748
Để đưa ra màn hình giá trị của biến a kiểu nguyên và biến b kiểu thực ta dùng lệnh
- A. Write(a:8:3, b:8);
- B. Readln(a,b);
- C. Writeln(a:8, b:8:3);
- D. Writeln(a:8:3, b:8:3);
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 315750
Trong Turbo Pascal, để thoát khỏi phần mềm
- A. Nhấn tổ hợp phím Alt + X
- B. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + E
- C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X
- D. Nhấn tổ hợp phím Alt + E
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 315751
Trong Turbo Pascal, đang ở cửa sổ chương trình nguồn muốn xem lại màn hình Output:
- A. Nhấn tổ hợp phím Alt + F5
- B. Nhấn tổ hợp phím Alt + F7
- C. Nhấn tổ hợp phím Alt + F6
- D. Nhấn tổ hợp phím Alt + F8
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 315752
Trong Turbo Pascal, muốn biên dịch chương trình ta dùng tổ hợp phím:
- A. Alt + F9
- B. Ctrl + F9
- C. Alt + F6
- D. Alt + F8
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 315753
Để nhập giá trị cho 2 biến a và b ta dùng lệnh :
- A. Write(a,b);
- B. Real(a,b);
- C. Readln(a,b);
- D. Read(‘a,b’);
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 315754
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, với câu lệnh như sau (a là một biến kiểu số thực):
a :=2345 ;
Writeln('a = ', a:8:3);
Sẽ ghi ra màn hình?
- A. a = 2.345
- B. a = 2.345E+01
- C. Không đưa ra gì cả
- D. a = 2345.000
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 315756
Để in giá trị lưu trong 2 biến a và b ra màn hình ta dùng lệnh:
- A. Write(a,b);
- B. Real(a,b);
- C. Readln(a,b);
- D. Read(‘a,b’);
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 315758
Cho x là biến đã khai báo kiểu thực. Sau khi thực hiện hai câu lệnh sau
X:= 10;
Writeln (x:7:2);
thì kết quả dạng nào sẽ xuất hiện trên màn hình trong những dạng kết quả sau ?
- A. 10;
- B. 10.00
- C. 1.000000000000000E+001;
- D. _ _ 10.00;
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 315760
Vòng lặp While – do kết thúc khi nào
- A. Khi một điều kiện cho trước được thỏa mãn
- B. Khi đủ số vòng lặp
- C. Khi tìm được Output
- D. Tất cả các phương án