Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 129154
Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là
- A. nước
- B. ion khoáng
- C. nước và ion khoáng
- D. Saccarôza và axit amin
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 129155
Lực không đóng vai trò trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:
- A. lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước)
- B. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước)
- C. lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn
- D. lực hút của quả đất tác động lên thành mạch gỗ
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 129156
Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động
- B. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ
- C. Mạch gỗ vận chuyển đường glucôzơ, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác
- D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây thì vận chuyển các chất từ lá xuống rễ
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 129157
Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?
- A. Lá
- B. Rễ
- C. Thân
- D. Hoa
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 129158
Thoát hơi nước có những vai trò nào sau đây?
(1) Tạo lực hút đầu trên.
(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng.
(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.
Phương án trả lời đúng là:
- A. (1), (3) và (4)
- B. (1), (2) và (3)
- C. (2), (3) và (4)
- D. (1), (2) và (4)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 129159
Ở thực vật sống trên cạn, lá thoát hơi nước qua con đường nào sau đây?
- A. Qua thân, cành và lớp cutin bề mặt lá
- B. Qua thân, cành và khí khổng
- C. Qua khí khổng và lớp cutin
- D. Qua khí khổng không qua lớp cutin
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 129160
Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?
- A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh
- B. Vận tốc lớn và được điều chỉnh
- C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh
- D. Vận tốc bé và được điều chỉnh
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 129161
Đặc điểm của con đường thoát hơi nước qua khí khổng ở thực vật là:
- A. lượng nước thoát ra nhỏ, có thể điều chỉnh được sự đóng mở của khí khổng
- B. lượng nước thoát ra lớn, có thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở của khí khổng
- C. lượng nước thoát ra nhỏ, không thể điều chỉnh được sự đóng mở của khí khổng
- D. lượng nước thoát ra lớn, không thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở của khí khổng
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 129165
Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là
- A. nhiệt độ
- B. ánh sáng
- C. hàm lượng nước
- D. ion khoáng
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 129166
Tế bào khí khổng ở lá đóng – mở rất nhanh khi mất nước hoặc trương nước nhờ có cấu tạo:
- A. Thành trong dày, thành ngoài dày
- B. Thành trong dày, thành ngoài mỏng
- C. Thành trong mỏng, thành ngoài mỏng
- D. Thành trong mỏng, thành h ngoài dày
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 129167
Cây trong vườn có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn cây trên đồi vì:
(1) Cây trong vườn được sống trong môi trường có nhiều nước hơn cây ở trên đồi.
(2) Cây trên đồi có quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn.
(3) Cây trong vườn có lớp cutin trên biểu bì lá mỏng hơn lớp cutin trên biểu lá của cây trên đồi.
(4) Lớp cutin mỏng hơn nên khả năng thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn.
Phương án trả lời đúng là:
- A. (2), (3), (4)
- B. (1), (2), (4)
- C. (2), (4)
- D. (1), (3), (4)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 129169
Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất:
- A. bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng
- B. bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm
- C. cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn
- D. sử dụng tiết kiệm nguồn nước
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 129170
Nhận định nào không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của một số nhân tố tới sự thoát hơi nước?
- A. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước
- B. Vào ban đêm, cây không thoát hơi nước vì khí khổng đóng lại khi không có ánh sáng
- C. Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước
- D. Một số ion khoáng cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do nó điều tiết độ mở của khí khổng
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 129171
Khi nói về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1)- Nguyên tố khoáng thiết yếu có thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.
(2)- Thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kì sống.
(3)- Nguyên tố khoáng thiết yếu trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.
(4)- Thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu cây thường được biểu hiện ra thành những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá.
Phương án trả lời đúng là:
- A. 4
- B. 3
- C. 1
- D. 2
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 129172
Các nguyên tố đại lượng (đa lượng) gồm:
- A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe
- B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn
- C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu
- D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 129173
Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
- A. Sắt, Molipden
- B. Phôtpho, Kali
- C. Hiđrô, Lưu huỳnh
- D. Nitơ, Magie
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 129174
Khi nói về tiêu hóa ở động vật có cơ quan tiêu hóa dạng túi, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) ruột khoang, giun dẹp có túi tiêu hóa là khoang cơ thể thông với môi trường qua một lỗ vừa nhận thức ăn, vừa thải bã.
(2) thực hiện tiêu hóa ngoại bào ( trong lòng túi ) và tiêu hóa nội bào ( tiêu hóa trong tế bào trên thành túi tiêu hóa).
(3) có nhiều tế bào tuyến trên thành túi tiết enzim tiêu hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể sử dụng được.
(4) hoạt động tiêu hóa thức ăn chỉ xảy ra theo phương thức tiêu hóa ngoại bào.
(5) Enzim tiêu hóa được bài tiết từ Lizôxôm.
Các phát biểu đúng là:
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 129175
Ý nào không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?
- A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng
- B. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học
- C. Dịch tiêu hoá được hoà loãng
- D. Ống tiêu hoá phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo sự chuyển hoá về chức năng
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 129176
Điểu nào sau đây đúng khi nói về cơ quan tiêu hóa dạng ống?
- A. Enzim tiêu hóa được bài tiết từ Lizôxôm
- B. Hoạt động tiêu hóa thức ăn chỉ xảy ra theo phương thức tiêu hóa ngoại bào
- C. Ống tiêu hóa thông với môi trường qua một lỗ vừa nhận thức ăn, vừa thải bã
- D. Các tế bào bài tiết dịch tiêu hóa luôn nằm ngay trên thành của ống tiêu hóa
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 129177
Thứ tự nào sau đây đúng với thứ tự từ trước về sau của một đoạn ống tiêu hóa của chim?
- A. Thực quản → dạ dày tuyến → diều → dạ dày cơ
- B. Diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → thực quản
- C. Thực quản → diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ
- D. Diều → thực quản → dạ dày tuyến → dạ dày cơ
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 129178
Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa cùa người
- A. miệng → ruột non → thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn
- B. miệng → thực quán → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn
- C. miệng → ruột non → dạ dày → hầu → ruột già → hậu môn
- D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 129179
Phân áp O2 và CO2 trong tế bào so với ngoài cơ thể như thế nào?
- A. Trong tế bào, phân áp O2 thấp còn CO2 cao so với ngoài cơ thể
- B. Phân áp O2 và CO2 trong tế bào thấp hơn so với ngoài cơ thể
- C. Trong tế bào, phân áp O2 cao còn CO2 thấp so với ngoài cơ thể
- D. Phân áp O2 và CO2 trong tế bào cao hơn so với ngoài cơ thể
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 129180
Côn trùng có hình thức hô hấp nào?
- A. hô hấp bằng mang
- B. Hô hấp bằng phổi
- C. Hô hấp bằng hệ thống ống khí
- D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 129181
Nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào vì:
- A. Một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang
- B. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản
- C. Vì một lượng O2 đã ô xy hoá các chất trong cơ thể
- D. Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào màu trước khi ra khỏi phổi
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 129182
Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư vì phổi thú có:
- A. khối lượng lớn hơn
- B. cấu trúc phức tạp hơn
- C. có kích thước lớn hơn
- D. có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 129183
Chim hô hấp nhờ:
- A. phổi
- B. hệ thống túi khí và phổi
- C. mang
- D. qua bề mặt cơ thể
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 129184
Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có:
- A. máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình
- B. tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa
- C. máu đến các cơ quan nhanh, đáp ứng nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất
- D. máu lưu thông liên tục trong mạch kín
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 129185
Khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn kín, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Có hệ mao mạch nối giữa hệ động mạch và hệ tĩnh mạch.
(2) Trao đổi chất với tế bào qua hệ mao mạch.
(3) Sắc tố hô hấp của máu là hêmôglôbin (chứa Fe) nên máu có màu đỏ.
(4) Máu chảy trong mạch có tốc độ nhanh, áp lực cao hoặc trung bình.
(5) Sự điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh.
Phương án trả lời đúng:
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 129186
Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra:
- A. Tim → Động Mạch → Tĩnh mạch → Mao mạch → Tim
- B. Tim → Động Mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim
- C. Tim → Mao mạch → Động Mạch → Tĩnh mạch → Tim
- D. Tim → Tĩnh mạch → Mao mạch → Động Mạch → Tim
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 129187
Ở các động vật có xương sống, máu trao đổi chất với tế bào qua:
- A. thành tĩnh mạch, mao mạch
- B. thành mao mạch
- C. thành động mạch, mao mạch
- D. thành động mạch, tĩnh mạch
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 129188
Các động vật có hệ tuần hoàn kín, máu có có màu đỏ là do:
- A. sắc tố hô hấp có chứa Fe
- B. sắc tố hô hấp chứa Cu
- C. sắc tố hô hấp chứa Ca
- D. sắc tố hô hấp chứa Zn
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 129189
Hoạt động nào sau đây không phải của gan?
- A. Nơi dự trữ đường cho cơ thể
- B. Điều hòa hoạt động trao đổi đường của cơ thể
- C. Điều khiển quá trình lọc máu qua cầu thận để tạo nước tiểu
- D. Điều tiết các chất dinh dưỡng sau quá trình hấp thu vào máu đến các mô
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 129190
Khi lượng protein huyết tương giảm làm giảm áp suất thẩm thấu của máu sẽ dẫn đến bệnh nào sau đây?
- A. Bệnh giảm đường huyết
- B. Đái tháo đường
- C. Viêm thận
- D. Phù nề do ứ nước ở các mô
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 129191
Hoạt động nào sau đây có tác dụng điều chỉnh nồng độ CO2 trong máu?
- A. Bài tiết mồ hôi
- B. Đào thải nước tiểu
- C. Thông khí phổi
- D. Hấp thu nước ở ống thận
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 129192
Hoạt động của thận tham gia điều chỉnh thành phần nào sau đây?
- A. nồng độ bicacbonat trong máu
- B. Lượng glicogen dự trữ trong gan
- C. Nồng độ glucôzơ trong máu
- D. Lượng mỡ dự trữ trong các mô mỡ
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 129193
Cơ thể động vật chống nóng bằng phương thức nào sau đây?
- A. Tăng tỏa nhiệt và sinh nhiệt của cơ thể
- B. Tăng tỏa nhiệt và giảm sinh nhiệt của cơ thể
- C. Giảm tỏa nhiệt và sinh nhiệt của cơ thể
- D. Giảm tỏa nhiệt và tăng sinh nhiệt của cơ thể
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 129194
Hoạt động hướng động của thực vật có đặc điểm
- A. Diễn ra chậm, theo một hướng xác định
- B. Là vận động sinh trưởng của thực vật
- C. Luôn hướng về phía tác nhân kích thích
- D. Luôn tránh xa tác nhân kích thích
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 129195
Yếu tố bên trong cơ thể thực vật đóng vai trò điều tiết hướng động là
- A. Sự tăng nhiệt độ trong tế bào
- B. Hocmon sinh trưởng
- C. Sự thay đổi độ pH trong tế bào
- D. Sự thay đổi tính thấm của màng tế bào
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 129196
Bộ phận nào của cây luôn hướng về phía tác dụng của trọng lực?
- A. Rễ
- B. Thân
- C. Lá
- D. Chồi ngọn
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 129197
Khi đặt một cây non nằm ngang. Sau một thời gian, rễ cây cong xuống. Hiện tượng nào sau đây xảy ra ở rễ?
- A. Mặt trên và mặt dưới rễ có lượng auxin ngang nhau
- B. Mặt trên và mặt dưới rễ có lượng axit abxixic ngang nhau
- C. Mặt trên có auxin, mặt dưới rễ có axit abxixic
- D. Mặt trên có axit abxixic, mặt dưới rễ có auxin