* Hoàn cảnh
- Giữa thế kỉ XIX, Xiêm cũng đứng trước nguy cơ bị xâm lược của dân phương Tây, nhất là Anh và Pháp.
- Năm 1752, vương triều Rama chủ trương “đóng cửa”.
- Năm 1851, vương triều Rama IV thành lập và chủ trương “mở cửa”, đặc biệt trong đường lối ngoại giao.
- Năm 1868, vương triều Rama V thành lập, tiếp tục chính sách “mở cửa”.
* Nội dung cải cách
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: giảm thuế, xóa bỏ chế độ lao dịch.
+ Công thương nghiệp: Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, lập ngân hàng…
- Chính trị:
+ Cải cách theo kiểu phương Tây.
+ Đứng đầu nhà nước vẫn là vua.
+ Giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện).
+ Chính phủ chia thành 12 bộ.
- Quân đội, tòa án, trường học được cải cách theo kiểu phương Tây.
- Về xã hội: xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động.
- Đối ngoại:
+ Thi hành chính sách đối ngoại mềm dẻo, “ngoại giao cây tre”.
+ Lợi dụng vị trí nước đệm.
+ Lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp → lựa chiều có lợi để giữ chủ quyền đất nước.
- Tính chất: cải cách mang tính chất cách mạng tư sản không triệt để.
- Ý nghĩa: tạo điều kiện Xiêm phát triển theo con đường TBCN, giữ độc lập. Nhờ cải cách mà Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không phải là thuộc địa.